What's new

Cao cao trên Buôn Ma Thuột…

Căn nhà cổ này, người ta bảo đã trăm năm. Trong ấy, có bà chủ già phúc hậu lặng lẽ ngồi bán vỏ cây rừng làm thuốc. Bà kể về những đồ nghề săn voi treo trên tường… Tổ tiên xa xưa của bà từ Lào sang, chuyên trị săn voi, đốn gỗ, rồi lập ấp ở đó ….


117347297d5ee1a84.jpg



Đó là Buôn Đôn, cách Buôn Ma Thuột hơn bốn chục cây số về phía tây bắc. Tiếng Lào cổ, có nghĩa là Làng Đảo, một cái làng lập ra trên những hòn đảo, giữa những dòng sông cuộn chảy. Rừng một bên và sông một bên, với những con đường thời mới…


117347297fdfd7607.jpg



Xứ Thượng ngày xưa này bị gọi theo nhiều cách lẫn lộn: Buôn Mê Thuột, ly cà phê Ban Mê, anh đi công tác Ban Ma… Gọi đúng phải là Buôn Ma Thuột. Buôn là buôn làng, Thuột là tên một người, Ma có nghĩa là cha.

Tục lệ người Ê đê không cho phép phạm húy gọi người đàn ông bằng chính tên của anh ta, mà phải gọi tránh bằng tên con anh ta. Thế nên, cái ông (nghe nói vì có công chống thực dân Pháp thời xa xưa) được dân lấy tên đặt cho cả làng, hóa ra cũng chả biết ông ấy tên là gì, chỉ biết đứa con ông ấy tên là Thuột. Buôn Ma Thuột nghĩa là cái làng của cha thằng Thuột.

Nghe có vẻ tôn vinh đàn ông! Hóa ra ngược lại, đàn ông chẳng là cái đinh gì dưới chế độ mẫu hậu hà khắc. Nhiều chuyện đàn ông phượt thời nay nghe uất không chịu nổi. Chưa chực vùng lên đã bị vợ nó dìm xuống, thí cho một vò rượu mà chơi.

Cái cầu thang lên nhà sàn (gọi là nhà dài, bên trong như toa tầu hỏa, mỗi cặp một ô…) được đẽo từ một cái cây. Cái chỗ để bấu tay trên cầu thang này là hai trái bồng đào, mỗi lần lên xuống phải bấu víu vào đó mà nhớ …


Đàn bà lãnh đạo hết, đàn ông chỉ việc ở nhà lo ăn nhậu, bế em, quét nhà. Quẩng thì cho lên rừng đánh đu như… du khách. Đu đi cho nó sướng, rồi về mà làm quần quật …


117347297d5ee6c8e.jpg
 
Last edited:
em mượn nhờ nick Camus bổ sung vài chi tiết nhé, sao bác lên BMT mà ko đi hồ Eakao ngó wa một cái, hồ rộng và êm ả lắm, ko nhiều khách du lịch như Buôn Đôn. Chắc ko đủ thời gian nên bác cũng ko vào được DraySap nhỉ, thác đẹp và hùng vĩ, nhưng hơi nguy hiểm với những người thích leo trèo ra phía sát sông. Cà phê thì phải ngồi ở quán Văn hoặc Thung lũng Hồng, hoặc là Rainy, là những quán nằm dưới những con dốc đổ xuống, yên tĩnh và khác hẳn những cafe nhộn nhạo toàn ximang cốt thep. BMT cũng có nhiều món ngon ko thấy bác đề cập nhỉ, thế ở Buôn Đôn bác đã thử món cơm lam, gà nướng chưa ạ, ngon tuyệt cú mèo. Và phải thử cả rượu cần nữa cơ.
Cảm ơn bài này của bác Dudi, nhờ bạn em cho xem cái topic này mà em update được tình hình ở nhà.
Ah, hoa Polang là hoa gạo ấy mà.


Cám ơn bác Camus và bạn cuả bác rất nhiều. Đúng là nhiều chỗ còn chưa biết hết , một số chỗ có nghe nhưng lại chưa tới được. Hoa Pơ Lang là hoa gạo bi giờ mới biết... hì hì.

Ở Bản Đôn, cơm lam, gà nướng, rượu cần thì em cũng có xơi. Xong, đến đêm còn đốt lửa uống rượu cần múa hát với các chị em mặc quần áo Ê đê, Ba na nữa...Rồi đóng khố, gõ cồng chiêng, nhảy vòng vòng quanh đống lửa... Rồi đi vào khu mộ mấy ông vua săn voi, đến các nghĩa trang dân tộc xem tượng nhà mồ...

Cơ mà em chưa dám kể, sợ bà kon bảo bốc phét. Vì cái đống ảnh ấy bị mất. Tiếc hùi hụi. Ở 4R này, bà kon thích xem ảnh là chính, nói mới tin.

Thôi để khi nào lên lại, làm lại. Đợi ra Tết, chờ lễ hội đâm trâu, đua voi cả thể. Bác có về cho em bám càng với. Em cũng đang tính rủ rê mọi người làm chuyến đường Hồ Chí Minh và ghé BMT vài ngày mới đã... Bác thấy nên ghé đâu hay thì mách giùm nhé để lên kế hoạch dần. Cám ơn bác nhiều.
 
em mượn nhờ nick Camus bổ sung vài chi tiết nhé, sao bác lên BMT mà ko đi hồ Eakao ngó wa một cái, hồ rộng và êm ả lắm, ko nhiều khách du lịch như Buôn Đôn. Chắc ko đủ thời gian nên bác cũng ko vào được DraySap nhỉ, thác đẹp và hùng vĩ, nhưng hơi nguy hiểm với những người thích leo trèo ra phía sát sông. Cà phê thì phải ngồi ở quán Văn hoặc Thung lũng Hồng, hoặc là Rainy, là những quán nằm dưới những con dốc đổ xuống, yên tĩnh và khác hẳn những cafe nhộn nhạo toàn ximang cốt thep. BMT cũng có nhiều món ngon ko thấy bác đề cập nhỉ, thế ở Buôn Đôn bác đã thử món cơm lam, gà nướng chưa ạ, ngon tuyệt cú mèo. Và phải thử cả rượu cần nữa cơ.
Cảm ơn bài này của bác Dudi, nhờ bạn em cho xem cái topic này mà em update được tình hình ở nhà.
Ah, hoa Polang là hoa gạo ấy mà.

Bữa nay mới được đọc cái topic này đấy. Nếu biết trước thì hôm nọ đã không dám vào kể lể du lịch BM này nọ.
Em đoán bé Dudi quen biết với nhiều người làm văn hoá nên mới hiểu rõ về Daklak như vậy (mà đoán thì cũng muộn rùi vì bé đã show cái vụ nhà ông chủ tịch hội tên B gì đó ở bên kia).
Vẫn còn nợ vụ ngã ba sông nhé, tuần sau hy vọng trốn được về nhà sẽ lấy phim ảnh lên kể chi tiết.
Bạn khuvườn đâu vào giới thiệu hồ Eakao đeeee. Sao không bao giờ thấy mời tớ vào đấy chơi nhỉ.
 
Bổ sung trích đoạn này để minh họa cho cái mẫu hệ.
"H’Ri là con gái duy nhất của nhà tù trưởng, không chỉ giàu có mà còn đẹp đến hoa rừng cũng thua. Amí lấy hai ngôi sao lấp lánh giữa trời đêm làm đôi mắt, mượn trái vú sữa vừa độ chín làm làn da nâu. Tấm m’yêng dài phủ kín đôi chân gót nâu hồng mịn màng chỉ quen ngồi đạp khung dệt, khiến mỗi lúc bước đi vừa khép nép vừa uyển chuyển như cái đuôi chim ktiă, làm cho không ít lũ con trai trong buôn đứng ngẩn quên bẵng xung quanh lúc nàng lướt qua. Ama HRi đã dự định hỏi con trai tù trưởng Gấu cho nàng làm chồng .Nhưng H’Ri còn đang ham chơi lắm, chưa muốn bị làm vợ đâu. Ham chơi, ham theo mấy aduôn già trong buôn học thổi đinh tút. “ Amí ơi, tiếng tu tut, tu tut đó nghe sao buồn vậy ? ”. Đã có lần H’Ri hỏi mẹ.Ami vỗ vỗ tay nhè nhẹ lên lưng con gái yêu, nói nho nhỏ đủ nghe “ Đàn bà Êđê như tấm chăn thổ cẩm, người ta dùng từ lúc mới dệt đẹp cho tới khi sờn rách vẫn còn giữ, không nỡ vứt bỏ. Mang tiếng mẫu hệ , nên cái gì trong gia đình cũng trút lên hai vai, từ cõng nước, gùi củi, suốt lúa, giã gạo,dệt vải, đến chia bôi bữa ăn ...làm việc có khi nào nghỉ tay? Những khi có đám tang hay lễ bỏ mả, mới là dịp tụ tập nhau, đinh tút chính là cách tỏ bầy tâm sự đó con ạ ”. Hèn chi mà nghe buồn ghê há !? Hri còn ham hát eirei với lũ trai gái bạn trong ngoài buôn,nhất là mỗi khi có anh chàng Y Tam thổi kèn đinh năm cho cả lũ đối đáp, thì...thôi đó, tụi nó hát sáng đêm
- Đố em bến nước xưa buôn mình ở đâu
Bến nước buôn mình nơi chân núi Cư Yang Sin
Tiếng cười con gái ríu ran mỗi sớm
- Đố anh bến nước buôn mình có mấy ống
Tám ống đồng đủ nước cho em tắm mỗi ngày
- Đố em con chim kut ku đuôi dài tìm mồi chỗ nào?
- Đố anh con dao cán dài dấu ở nơi đâu? ...(*)

(*) dân ca ê đê
(trích Serepok sáng nay yên tĩnh của Linh Nga NiêKdam)
 
Buôn Ma Thuột ở độ cao thấp hơn Đà Lạt, nhưng vẫn là bình nguyên trên cao, có sương nhưng nắng không gắt như Đà Lạt, không làm rám má môi hồng của ai cả:

IMG_6000.jpg


Thành phố xanh, tuy bi gờ đã chen nhiều bê tông gạch ngói và cả xe pháo:

IMG_5999.jpg


Trên ấy vẫn còn những khu rừng già, với những ngôi nhà dài kiểu Ê Đê:

IMG_6010.jpg


Cầu thang lên những nhà này có hai núm vú. Người leo lên phải nắm lấy hai núm vú này. Cho khỏi té là một chuyện, nhưng là phải nắm vú để không được quên những người phụ nữ đang ngự trị trong chế độ mẫu hệ:

IMG_6008.jpg


Bên trong những ngôi nhà dài là không gian rộng rãi. Nó như cái đình, để làm nơi họp dân làng.

Nhà dân cũng làm theo mẫu tương tự, nhưng bé hơn nhà dài. Trong nhà ngăn ra từng khoang như tàu hoả, nhưng cửa rả có cũng coi như không.

Thường thường, cồng chiêng được treo trên những cái giá để ven hai bên. Bên dưới những cái cột thường là chỗ buộc mấy ché rượu cần:

IMG_6011.jpg


Rượu này được ủ bằng men lá cây rừng. Chọc các cần vào, lấy một thau nước suối để bên cạnh. Miệng hút rượu, tay cầm ly đổ nước suối vào ché theo tốc độ hút rượu, sao cho ché rượu lúc nào cũng đầy.

Ngụm rượu đầu tiên phải mời người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà. Bà ý mới là chủ nhà đích thực.

Ngày xưa người ta thường uống rượu vo thế thôi. Bi giở có cả mồi màng như Kinh. Cá có cả ở trên núi, cá chim cũng có, cá hồi cũng có luôn.

Những con cá này thường to, một con có khi phải chặt đôi, làm hai món:

IMG_6002.jpg
 
Bé Dudi ơi, em post luôn hình em đi Tây Nguyên hôm rồi vào topic của bé luôn nhé.

Được không bé? :D

Úi, mừng quá đi chớ, càng nhìu càng tốt, post lên cho bà con coi.

Sao lại không được, mà sao lại phải hỏi là sao???

Chia sẻ mờ, có phải của riêng ai đâu.

Post đê, nhờ bác Dugiang mà topic này lặn cả năm nay lại móc lên được.

Cũng là tạo hứng chuẩn bị cho các chuyến đi sắp tới nữa.
 
khuvuon said:
Tớ thì không thích cái kiểu Gượng ép này chút nào. Bắt mấy cô Gái Tây Nguyên hoặc Miền Tây chả biết gì về Tây nguyên, mặc Bộ đồ chả biết nó là cái gì, đặc trưng cho Dân tộc nào, ý nghĩa gì , bôi chút gì đó cho Bẩn bẩn, Quê quê thế là "Truyền thống dân tộc".
Mấy hình mà chụp Đồng bào mặc cũng là Gượng ép, nhìn chả thấy tự nhiên, chả thấy Nét tự hào gì về Bộ đồ mình đang mặc.

Cứ phải Cổ cổ, bẩn bẩn, quê quê mới là Truyền thống sao ?
Dởm đời !

Đây, Tây Nguyên ngày nay, chụp lúc 10:30 tối, Xe mình chạy Song song, Trước Dinh Bảo Đại - Đường Lê Duẩn - BMT.

Người Tây Nguyên ngày nay, hiện đại, học thức, đẹp và chăm chỉ nhưng cùng không kém Phần kín đáo

Mình gửi hình mấy cô gái BMT của bác Khuvuon chụp đợt về họp lớp 30/04/2008 vừa rồi cho bác ở đây nhé.
picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,370
Latest member
localusasmm4532
Back
Top