What's new

Cao cao trên Buôn Ma Thuột…

Căn nhà cổ này, người ta bảo đã trăm năm. Trong ấy, có bà chủ già phúc hậu lặng lẽ ngồi bán vỏ cây rừng làm thuốc. Bà kể về những đồ nghề săn voi treo trên tường… Tổ tiên xa xưa của bà từ Lào sang, chuyên trị săn voi, đốn gỗ, rồi lập ấp ở đó ….


117347297d5ee1a84.jpg



Đó là Buôn Đôn, cách Buôn Ma Thuột hơn bốn chục cây số về phía tây bắc. Tiếng Lào cổ, có nghĩa là Làng Đảo, một cái làng lập ra trên những hòn đảo, giữa những dòng sông cuộn chảy. Rừng một bên và sông một bên, với những con đường thời mới…


117347297fdfd7607.jpg



Xứ Thượng ngày xưa này bị gọi theo nhiều cách lẫn lộn: Buôn Mê Thuột, ly cà phê Ban Mê, anh đi công tác Ban Ma… Gọi đúng phải là Buôn Ma Thuột. Buôn là buôn làng, Thuột là tên một người, Ma có nghĩa là cha.

Tục lệ người Ê đê không cho phép phạm húy gọi người đàn ông bằng chính tên của anh ta, mà phải gọi tránh bằng tên con anh ta. Thế nên, cái ông (nghe nói vì có công chống thực dân Pháp thời xa xưa) được dân lấy tên đặt cho cả làng, hóa ra cũng chả biết ông ấy tên là gì, chỉ biết đứa con ông ấy tên là Thuột. Buôn Ma Thuột nghĩa là cái làng của cha thằng Thuột.

Nghe có vẻ tôn vinh đàn ông! Hóa ra ngược lại, đàn ông chẳng là cái đinh gì dưới chế độ mẫu hậu hà khắc. Nhiều chuyện đàn ông phượt thời nay nghe uất không chịu nổi. Chưa chực vùng lên đã bị vợ nó dìm xuống, thí cho một vò rượu mà chơi.

Cái cầu thang lên nhà sàn (gọi là nhà dài, bên trong như toa tầu hỏa, mỗi cặp một ô…) được đẽo từ một cái cây. Cái chỗ để bấu tay trên cầu thang này là hai trái bồng đào, mỗi lần lên xuống phải bấu víu vào đó mà nhớ …


Đàn bà lãnh đạo hết, đàn ông chỉ việc ở nhà lo ăn nhậu, bế em, quét nhà. Quẩng thì cho lên rừng đánh đu như… du khách. Đu đi cho nó sướng, rồi về mà làm quần quật …


117347297d5ee6c8e.jpg
 
Last edited:
Đây là thác Gia Long:

IMG_6023.jpg


Cũng cuồn cuộn và cũng đẹp có hạng. Ở đó có những cái cây và những hòn đá rêu phong, chả biết có từ thời nào:

IMG_6037.jpg


Chúng rất "hội nhập" với phong cảnh chung, với trời xanh mây trắng và nước lúc nào cũng ngầu đỏ hơn nước sông Hồng. Vắt vẻo cái cầu bên thác:

IMG_6030.jpg


Nhưng tại sao cái thác này lại có tên là Gia Long? Hầu như các thác trên cao nguyên đều có tên dân tộc, kèm với chữ Dray, tiếng Ê Đê nghĩa là thác, chỉ con thác này có tên rất Kinh.

Có một giải thích đây là một nơi ưa thích của vua Gia Long ngày xưa. Lại có một giải thích khác: Vua Gia Long từng định làm một cái cầu treo tại nơi này, thậm chí đã cho xây trụ, nhưng vì lý do nào đó cầu treo này không được hoàn thành.

Cho đến nay, mố trụ cầu vẫn còn, dù ải với thời gian, chìm trong quên lãng. Cái mố ấy nó thế này:

IMG_6034.jpg


Đo đỏ đá bị phủ xanh xanh lá
 
Còn đây là thác Draynur. Nhìn trên bề mặt nó chỉ đơn giản thế này thôi, trông như một con suối lớn:

IMG_6041.jpg


Nhưng từ trên nhìn xuống mới thấy nó dường như là một miệng núi lửa lớn. Khu vực Tây Nguyên này ngày xửa ngày xưa rất nhiều núi lửa. Và các miệng núi lửa này nay trở thành các con thác (?).

Từ trên nhĩn xuống, người đi câu bé tý trên những hòn đá rớt từ miệng núi lửa này từ lúc nào:

IMG_6044.jpg


Xuống dưới mới thấy cái hòn đâ ấy to cỡ nào. Chắc phải bằng vài cái nhà:

IMG_6045.jpg


Ở dưới ấy, thác đổ ầm ầm, bụi nước bay mù mịt như sương đậm, mọi thứ nhạt nhoà:

IMG_6047.jpg


Người ta bảo Draynur là con thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên. Đi xuyên những màn sương ấy thật dễ chịu và đúng là chơi ở con thác này thích nhất.

IMG_6059.jpg


Nó nằm cách thác Gia Long không xa lắm, trong quần thể một chùm các con thác trên sông Serepok, cách Buôn Ma Thuột hơn hai chục cây số về phía đông nam...
 
Nhà cua vẫn chưa rả đông xong đâu ý, nhưng tinh thần Tây Nguyên ngùn ngụt em không thể kìm được lòng.

Góp vài ảnh với bé Dudi

Sông Serepok - dòng sông chảy ngược

picture.php


Buổi chiều trên Serepok

picture.php
 
Last edited:
Cảm giác lúc đầu ngồi trên lưng Voi rất sợ vì cảm giác không an toàn, cảm giác mình ngồi ngang mái nhà và phụ thuộc vào người điều khiển Voi.
Đi một đoạn lại chuyển sang thích thú. Nhiệm ra, lần đầu bao giờ cũng sợ :LL

Đến đoạn lội sông Serepok thì phê lòi :D hí hí

picture.php





picture.php
 
em thì có nghe tên chim dòng dọc bác ạ, chứ chim ròng rọc chắc giống cái loại ngoài công trường người ta hay dùng để kéo cái gì nặng nặng í
 
em thì có nghe tên chim dòng dọc bác ạ, chứ chim ròng rọc chắc giống cái loại ngoài công trường người ta hay dùng để kéo cái gì nặng nặng í

Cám ơn bác, cám ơn bác!

Có lẽ đúng như thế. Vì em chỉ nghe mà chép lại, có thể người nói cho em họ nói ngọng.

@Cua: không xách động thì đợi đến Tết Công Gô cũng chưa bốt ảnh đâu nhể :))
 
Không làm nhỡ mạch của bé Dudi, bé cứng viết tiếp nhé, viết đến đâu nếu có ảnh thì em phụ họa :D Nhá nhá :)

Òi, có mạch đâu mà vỡ. Gặp ai tai nấy, gặp quai nào quại quai ấy ý mà.

Gặp một người câu cá:

IMG_6055.jpg


Họ đi câu ở những tảng đá bên dưới thác. Cũng lạ, thác đổ ầm ầm như thế mà vẫn có cá:

IMG_6062.jpg


Cái bác Lã Vọng này rất lỳ, và vẻ mặt rất Tây Nguyên, Lã Vọng trên cao nguyên:

IMG_6066.jpg
 
Ở chỗ này có một số hang động nhỏ, cực mát, ngồi ngắm thác như mưa rơi. Đời có những lúc yên ả để mà ngắm, mà nghĩ:

IMG_6072.jpg


Ngồi trong hóc bò tó ấy, ngắm được cả con thác hoành cháng, ầm ầm trong tâm an, sướng:

IMG_6081.jpg


Và có cả những cái rễ cây chằng chịt bám vào vách đá. Chả biết chúng được sướng ở đây từ bao giờ:

IMG_6090.jpg
 
Thanks bé Dudi nhé, sau khi đọc được những thông tin quý giá này thì cuối tuần này em lên đó để chứng thực lại cái mà tay nghe nhưng chưa thấy. Lòng đang náo nức quá.(c)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top