What's new

Cao nguyên Đồng Văn - Sau những bờ rào đá

Em mở thớt này, để mọi người viết về mảnh đất nơi địa đầu Tổ Quốc.

Sau những bờ rào đá, có những người Mèo quanh năm cúi mặt xuống đất, ăn xôi ngô và uống rượu ngô, có tiếng đàn môi tuy xa mà gần, có gió quẩn trên mái nhà lợp ngói máng, có khói bám đen đặc mảnh tường trình...

Tóm lại là, có quá nhiều thứ để viết ra... mà thật khó để có thể viết ra..

Tóm lại là, sau những bờ rào đá...;) (c)
 
Đồng Văn Review

Các điểm du lịch và khám phá

* Cổng trời Sà phìn, cách Đồng văn 15km về phía Yên Minh (đường 4C). Từ Sà phìn đi thăm điểm cực bắc của Việt nam là Cột cờ Lũng cú 26km nữa, dưới chân cột cờ là làng văn hóa Lô Lô

Từ Sà phìn đi đến cửa khẩu Phó Bảng 7km, thị trấn cổ trên cao nguyên đá, thăm cột mốc biên giới giữa Trung Quốc và Việt nam

* Từ cồng trời Sà phìn nhìn xuống lòng thung lũng của sa mộc và thông là di tích lịch sử nổi tiếng, nhà vua Mèo Vương Chí Sình với lối kiến trúc tinh tế và vương giả.

* Chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần, rất đông bà con dân tộc xuống chợ, chợ vui và vô cùng náo nhiệt. Phố cổ Đồng Văn với những ngôi nhà tường trình, mái ngói nung và tường rào bằng đá, ẩn sau lớp lá xanh của mận và đào nom như trong chuyện cổ tích, vào ngày rằm hàng tháng cũng treo đèn lòng như phố cổ Hội an.

* Nếu có nhiều thời gian thì bạn có thể leo núi Đồn Cao nằm ngay phía sau khu chợ phiên, trên đó có thể ngắm panaroma thị trấn Đồng Văn.

* Từ thị trấn Đồng Văn đi về phía Mèo Vạc khoảng 15km là Thiên hạ đệ nhất đèo Mã pí lèng, còn đèo đẹp và hùng vĩ nhất miền núi phía bắc, bên dưới thung sâu, có dòng Nho Quế bé xíu như một sợi chỉ xanh cắt ngang những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt.

* Chợ Mèo Vạc cách Đồng Văn 28km họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần.

* Đường Minh Ngọc - Mậu Duệ - Du già cũng rất hay, chỉ hợp cho dân đi phượt bằng xe máy

Khách sạn, nhà nghỉ và nơi ăn uống:


* Khách sạn Hồng Ngọc (019.856.020), Khải Hoàn (mới, ngại tìm số quá) nằm ngay thị trấn gần chợ Đồng Văn, giá phòng từ 120K-180K/1phòng có hai hoặc 3 giường. Nhà UBND thị trấn cũ ở cuối dãy phố cổ nay cũng là nhà nghỉ bình dân (có thể ngủ với giá 20K/người) .

* Ăn uống: Món ngon nên chén ở Đồng văn là: thịt gà, thịt bò khô, lạp sườn, rau cải mèo, măng nứa và rượu ngô. Có quán bà Lan trên phố chợ, nhà Tiến đối diện Khải Hoàn… Giá cả phải chăng. Ngoài ra cũng nên thử một lần mấy món ăn dân tộc ở chợ như mèn mén (ngô xay đồ chín), xôi màu, thắng cố, bánh ngô…
 
Cám ơn chị Black, em có đọc hết đấy chứ ạ, đọc toàn bộ cả mấy bài Hà Giang, Lũng Cú của các bác ở đây :D nhưng em thấy các bác chủ yếu đi bằng xe máy hoặc tự lái ô tô nên em mới phải hỏi để biết kinh nghiệm các bác đi trước thôi ạ. Tất nhiên sẽ luôn là một tour cho sở thích cá nhân chứ ạ :D
 
Có bài này của bác Xuân Ba viết trên Tiền Phong. Nhiều thông tin mới về Vua Mèo.

Chống chếnh trước cửa nhà Vương

TP- Trước cửa nhà Vương, dưới hàng sa mộc cổ thụ cao vút trầm mặc, người ta đang hối hả khơi một cái hố to tướng để... xây nhà nghỉ.

Nhà Vương là biệt thự đá nổi tiếng của Vua Mèo Vương Chí Sình ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang. Công trình được liên kết độc đáo bằng đá xanh với gỗ thông đá, đất nung do các hiệp thợ người Hồi tận Vân Nam Trung Quốc xây đầu thế kỷ XX được nhà nước ta xếp hạng là Di tích kiến trúc lịch sử từ năm 1993. Năm 2004, nhà nước lại phải bỏ ra hơn 7 tỷ đồng để trùng tu sửa sang lại... Ấy vậy mà...

Mười năm trước tôi có dịp theo chân ông Vương Quỳnh Sơn, cháu gọi vua Mèo Vương Chí Sình bằng chú ruột leo cao nguyên Đồng Văn. Trước khi đặt chân đến những địa danh mà hồi tấm bé đến thời trai trẻ, Vương lão đồng chí từng lưu lại không ít những kỷ niệm cay đắng lẫn ngọt ngào như Phó Bảng, Phó Cáo, Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Táo...

Vương lão đã dẫn tôi về dinh thự ở Sà Phìn. Cũng cần kể sơ qua về Vương lão đồng chí một tẹo.

Từ những năm xửa xưa, với chính sách chia để trị, các nhà cai trị Phú Lãng Sa (Pháp - TP) đã làm cái việc trị nhậm sai khiến từ xa những vùng biên viễn bằng một hệ thống hành chính khá độc đáo. Mạn Tây Bắc thông qua vua Thái Đèo Văn Long. Phía Tây Việt Bắc mạn Hà Giang đạo Bảo Lạc đáng kể có Vương Chính Đức và sau này là Vương Chí Sình. Vùng phía đông Bắc Lào Cai có Hoàng A Tưởng vv...

Những chức bang tá, tri châu cộng một chút quyền hành của chính phủ bảo hộ ban cho ấy khiến không ít những ông tri châu bang tá ngộ nhận cảm thấy mình hùng cứ làm vua một vùng. Như một dạng bất thành văn, người ta gọi mãi thành ra đâm quen với những cái tên Vua. Vua Mèo, Vua Thái...

Nhưng ngài Bang tá xứ Hà Giang thuộc đạo Bảo Lạc Vương Chính Đức lại sớm ý thức được thân phận tay sai lẫn quyền hành hờ mà chính phủ bảo hộ tưởng như hào phóng ban cho ấy nên bên ngoài vờ vâng phục nhưng bên trong vẫn ngấm ngầm tìm cách chống lại.

Vương Chính Đức giàu sụ do buôn bán hàng hóa đặc biệt là thuốc phiện. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển thứ cơm đen từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam Trung Hoa sang Đông Dương. Cụ Vương lại ngấm ngầm sắm sửa vũ khí và có cả quân đội bí mật là những trưởng họ người Mông trung thành trong vùng.

Khi Nhật đảo chính Pháp, đội quân bí mật của Vương Chính Đức và Vương Chí Sình đã góp phần với quân du kích của Mặt trận Việt Minh tiêu diệt đánh đuổi quân Pháp tại khu vực Hà Giang.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Hồ Chí Minh đã có sự liên lạc cũng như mối thâm giao với người con thứ 2 của ông vua Mèo là Vương Chí Sình. Đích thân Cụ Hồ đã mời cụ Vương Chí Sình tham gia khóa Quốc hội đầu tiên và kết nghĩa anh em.

Cụ Hồ đã đổi Vương Chí Sình thành Vương Chí Thành. Ngày ông phái viên Chính phủ phi ngựa về Sà Phìn, Đồng Văn trao tặng cụ Vương Chí Sình thanh đại đao (sau này quen gọi là bảo kiếm) mà trên nắp kiếm, Bác Hồ thân viết 8 chữ, mỗi bên 4 chữ cho thợ khắc: "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ" là một sự kiện tốt lành không riêng nhà Vương ở Sà Phìn mà còn là ngày hội vui chung đối với người Mông ở cao nguyên đá Đồng Văn, Mèo Vạc.

Cụ Vương tiếp tục tái cử ĐBQH khóa II (1960-1964). Những năm cuối năm mươi, phỉ nổi loạn ở cao nguyên Đồng Văn, gia đình nhà Vương đã góp phần đáng kể vào việc bình ổn ở khu vực phức tạp này.

Sau đó cụ Vương được Bác Hồ mời về Hà Nội ở. Cụ mất năm 1962 thọ 76 tuổi. Những đời sau thì không biết thế nào, nhưng 7 đời nhà Vương đều lấy các tên Chính, Chí, Quỳnh, Duy, Văn, Lập làm tên đệm.

Năm 1946, cùng với mối thâm giao với nhà Vương, Bác Hồ đã trực tiếp giới thiệu chàng trai Mông Vương Quỳnh Sơn, cháu ruột Vương Chí Sình vào học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.

Sau này ông Sơn đảm nhiệm nhiều công tác khác nhau ở Việt Bắc lẫn Hà Nội. Khi về hưu ông vẫn được Chính phủ giao làm cố vấn mảng miền núi dân tộc.

...Lần ấy, tôi như lây cái thở dài sườn sượt của ông Vương cháu khi ông dẫn tôi đi coi một vòng khu dinh thự của dòng họ nổi tiếng một thời. Dinh thự Sà Phìn của nhà Vương được xây cất ròng rã 8 năm trời trên diện tích 1.120m2 do nhiều hiệp thợ nổi tiếng tuyển lựa tận Vân Nam sang làm.

Trước đó nhiều thầy địa lý nổi tiếng trong vùng đã chọn thế đất, nơi đặt dinh thự của vua Mèo. Cuối cùng khu vực thung lũng Sà Phìn hình con rùa, những là tả thanh long hữu bạch hổ, tiền trạch Chu tước v.v... đã được ấn định.

Tám năm xây cất, cũng là thời gian những bàn tay thợ tài hoa khoe khéo khoe hay những đường nét kiến trúc cổ kết hợp nhuần nhuyễn hài hòa với kiến trúc châu Âu.

Khu dinh thự đá được kết cấu theo 3 lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh trung và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng.

Tường được xây bằng đất sét đặc trưng kiến trúc người Mông mát hè, đông ấm. Mái lợp đá. Ngói ống hình chữ Thọ chạy ngang dọc các hàng hiên. Nhưng oái oăm, đã ngót trăm năm qua đi, kiểu dáng nhà Vương ngó bắt mắt đấy nhưng thời điểm ấy gần như tất thảy đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường khúc đổ khúc lở lói, mái đá vỡ tứ tung. Chỗ dột chỗ trống hoác... Cột kèo xiêu vẹo.

Hơn chục căn phòng trông còn tàm tạm đã dành cho nơi làm việc của UBND xã Sà Phìn và mấy gia đình thuộc dòng họ Vương.

May mắn thay, chỉ sau mấy năm kể từ đận theo Vương lão đồng chí thăm lại dinh thự cũ, năm 2004, Nhà nước đã chi ra 7,5 tỷ đồng chỉ đạo Bộ Văn hóa cử cơ quan có trách nhiệm tu tạo lại dinh thự nhà Vương ở Sà Phìn.

May nữa là những kíp thợ của ngành văn hóa nước nhà, suốt giữa năm 2004 đến giữa năm 2005 đã vâng lời Vương lão đồng chí, trong quá trình tu tạo phục dựng đã giữ nguyên hiện trạng dinh thự.

Việc tu tạo phục dựng hoàn tất. Quả là một phúc lớn cho Vương lão đồng chí và nhà Vương nói chung cũng như cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang xa ngái từ nay có một điểm du lịch tham quan độc đáo hấp dẫn đối với du khách.

Chả thế mà thời điểm Vương lão đồng chí nhận lời mời của 18 dòng họ Mông đang định cư sinh sống ở Hoa Kỳ mời sang thăm(*), Vương lão đồng chí đã xiết bao ngạc nhiên khi thấy cái đĩa CD quay dinh thự nhà Vương cũ lẫn khi đã tu tạo phục dựng được bày bán nhan nhản khắp nước Mỹ, nơi có người Mông sinh sống với giá 15-20USD/ đĩa.

Có lẽ khách du lịch người Mông từ Mỹ về quảng bá hộ cho ngành du lịch nước ta đấy, Vương lão đồng chí cười vui...

...Bây giờ đang đứng trước cửa nhà Vương đây, chợt nghĩ cái cười của ông Vương cháu liệu có được tươi tắn như bữa gặp mới đây không nhỉ?

May mắn trước lối vào dinh thự vẫn còn nguyên hàng sa mộc cổ thụ cao vút trầm mặc những tán lá kim xanh mướt quanh năm nhưng dưới gốc của thứ lão thụ ấy, người ta đang hối hả khơi một cái hố to tướng. Hỏi để làm chi thì được trả lời là để xây nhà nghỉ.

Nhà nghỉ của ai? Là nhà dành cho khách đến tham quan có nhu cầu nghỉ lại! Kinh phí cùng thiện ý ấy, tất nhiên là hay rồi nhưng tôi cứ thấy chờn chợn thế nào!

Chưa rõ nhà nghỉ xây to cao bao nhiêu quy mô ra sao nhưng có một thứ mái ngói hoặc mái bằng chằn chặn án ngữ mặt tiền dinh thự nhà Vương là điều cần hết sức phải suy tính.

Có lẽ án ngữ mặt tiền Dinh thự nên giữ nguyên hai ngôi mộ xây cất theo lối cổ (mộ của cụ bà thân sinh cụ Vương Chính Đức và mộ của cụ Vương Chí Sình) và hàng sa mộc (có thể là pơmu?) cổ thụ là thông thoáng và hợp lẽ? Sẽ như thế nào nếu đặt song song hoặc án ngữ mặt tiền Dinh thự kiến trúc theo lối cổ một cái nhà nghỉ bê tông lợp ngói máy hoặc sáng loè sáng rợn nhôm kính?

Lại nữa, tôi không rõ trong cái đĩa CD quay Dinh thự nhà họ Vương được bày bán bên nước Mỹ xa ngái kia có ghi lại những đường nét xiêu vẹo cứng ngắc của những gian nhà dùng làm chợ cách không xa cái hố mà người ta đang khơi lên kia không?

Có cái chợ là quý là cần nhưng để cung cách xây cất cắt nát không gian mặt tiền Dinh thự lại là một chuyện khác! Lại nữa, cái thế Chu tước của Dinh thự gì gì đấy liệu có bị chuế bị hãm không khi từ thềm Dinh thự nhà Vương chiếu cái nhìn ra phía đằng trước tức thì gặp phải khu nhà hai, ba tầng đổ bê tông của UB xã Sà Phìn lẫn trạm xá xã.
 
Chưa hết, lại sừng sững án ngữ một cái nhà bia liệt sĩ xây bằng bê tông kiểu mái vòm ngay sát đó. Chuyển vị trí UBND xã từ trong Dinh thự nhà Vương và xây mới là nên, là cần.

Cũng cần và nên như xây trạm xá lẫn nhà bia liệt sĩ. Nhưng nếu như dụng công thêm một tẹo khi vẽ kiểu dáng sao đó cho hài hòa bắt mắt với khu Dinh thự nhà Vương cách không xa và được nằm trong tổng thể chung.

Rõ ra cái khu nhà hai ba tầng bê tông kia có thể hợp với một xã ngoại thành hay thị trấn nào đó ở vùng xuôi nhưng ngó khá chuế và lạc mắt du khách khi cất công lên tham quan hoặc nhập vào một tour du lịch những là phố cổ những nhà Vương ở Đồng Văn, những chợ tình Khâu Vai, Mèo Vạc mà Hà Giang lẫn Hà Nội đang ra sức quảng bá!

Tìm đâu ra cái bản sắc kiến trúc xây cất ở vùng cao nguyên đá mênh mông của người Mông cách Hà Nội hơn 500 cột số! Tôi lẩn thẩn nghĩ đến kinh phí 150 ngàn đồng bạc trắng mà cụ Vương năm xửa năm xưa đã bỏ ra để xây Dinh thự.

Nghe đâu mỗi đồng bạc trắng có thời giá là một triệu VNĐ? Non trăm năm trước, tiền ấy, trình độ thiết kế thi công ấy với sức vẽ sức xây cất lẫn kinh phí nhà nước bây giờ sao lạc nhau, sao thăm thẳm một khoảng cách vậy?

Biết bao nhiêu giải thưởng này khác đã và sắp dành cho ngành kiến trúc xây cất Việt? Có lẽ xin ngành ta làm từ thiện hoặc vẽ rồi mang ra mà bán cũng được những mẫu kiến trúc cho việc xây cất các thị trấn, thị tứ vùng cao sao cho ra được cái chất mà bây giờ cứ ra rả là đậm đà bản sắc dân tộc!

Cười hay mếu đây khi một Việt kiều đã từng tưởng thưởng cho thành tích của kiến trúc nước nhà: Mái bằng mái bằng lại mái bằng/ Tôi đi như cá lạc trong đăng/ Năm mươi năm về thăm quê mẹ/ Cả làng là một cục xi măng...

...Trước lúc rời nhà Vương, chợt thấy tầm mắt hình như chống chếnh thế nào? Hình như mặt tiền cổng Dinh có trông trống đi thứ gì thì phải... Mãi một hồi mới nhận ra tấm bảng ghi bốn chữ Biên Chinh Khả Phong do Triều đình Huế tặng cụ Vương Chính Đức.

Có thể tấm biển đã được mang vào treo trong Dinh? Tấm biển sơn son thếp vàng mà vua Khải Định ban tặng người trấn giữ cao nguyên đá năm 1913 từng được treo ngay tại cổng Dinh đã từng trơ gan với nắng gió dữ dằn vùng biên viễn của Tổ quốc ngót trăm năm nay...

Cuối Thanh minh năm Tý
Xuân Ba

(*) Có lẽ vào thời điểm thích hợp, người viết bài này sẽ đề cập đến chuyến thăm gần như khắp Hoa Kỳ của cụ Vương Quỳnh Sơn suốt 3 tháng. Ông đã được một số nhân vật từ Thống đốc bang Minnesota, nơi có đông người Mông sinh sống đến Vàng Pao tiếp đón. Ông cũng hé ra chi tiết rằng tướng lưu vong Vàng Pao đã xếp mộng phục quốc, cho người nhà mua đám sinh phần cũng chính là nơi Vàng Pao sẽ yên nghỉ nay mai ở Mỹ trị giá tới 4 triệu USD!


Link : http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=120195&ChannelID=13
 
Hí hí đời bạn Windy sinh ra và lớn lên mua hàng nghìn đô máy ảnh cũng chỉ đc 1 cái topic duy nhất này ở đời

Thế mà bà Black nhẫn tâm biến nó thành topic thông tin.. he he he... thật đáng thương thay cho sắp nhỏ Windy...(BB)
 
Hí hí đời bạn Windy sinh ra và lớn lên mua hàng nghìn đô máy ảnh cũng chỉ đc 1 cái topic duy nhất này ở đời

Thế mà bà Black nhẫn tâm biến nó thành topic thông tin.. he he he... thật đáng thương thay cho sắp nhỏ Windy...(BB)

Dào ôi, mày cứ lo xa, Khán giả xem mãi ảnh của Windy cũng chán chớ mày tưởng :LL

Cũng là để đổi món kiểu sát tua gì gì đó thôi nàng ;)
 
Nhặt cỏ

picture.php

Đi bừa

picture.php
 
Last edited:
Bước chân cao nguyên đá

Bước chân cao nguyên đá

Mùa đông cao nguyên dường như lạnh lẽo hơn bởi cái màu xám xịt của đá, giá rét khiến những sườn núi trở nên khô khốc và quạnh quẽ. Nhưng đồng bào người Mông ở Đồng Văn vẫn không thể dừng cuộc sống lại, dù chỉ một ngày, họ đã quá quen với việc phải chịu đựng một thời tiết khắc nghiệt như thế…

Tôi gặp hai mẹ con chú bé đang rảo bước rời đường lớn để rẽ vào một lối mòn nhỏ vắt vẻo qua núi ở xã Sà phìn. Trên vai họ trĩu nặng một gùi ngọn ngô mới chặt vẫn còn xanh mướt. Người lớn đeo gùi to, trẻ con gùi bó nhỏ, bước chân hai mẹ con hối hả trên cao nguyên đá, em bé này chỉ hơn con zai tôi vài tuổi...

Thời gian chụp: Mùa đông Đồng văn 2/2/2008, trận rét khắc nghiệt nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, nhiệt độ ngoài trời khi đó là 2 độ C.

picture.php

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,254
Bài viết
1,174,627
Members
192,010
Latest member
phucdoi1123
Back
Top