What's new

[Chia sẻ] Cát bụi Rajasthan

Cát bụi Rajasthan

Sinh ra từ cát bụi, và rồi trở về lại với cát bụi…​



BK301.jpg

Cát bụi ở đây, có thể hiểu là cát từ vùng sa mạc Thar Desert rộng lớn ở phía Tây, hàng năm vào mùa nóng thổi theo từng đợt gió vào khắp Delhi, tạo ra bụi bặm luôn dấy lên từ những bước chân đi ở từng con đường Rajasthan. Và cũng có thể hiểu đó là quá khứ lừng lẫy của để chế Mughal, một trong những triều đại rực rỡ của lịch sử Ấn Độ.

Quay trở lại lịch sử, với 2 từ Mughal, hay còn gọi là Mongul, Mongol, Moal, Tartar, Mông Cổ, đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người, với lãnh thổ kéo dài từ Châu Á đến tận Châu Âu. Vậy, người Mông Cổ thì có liên quan gì đến vùng Rajasthan, vùng của những người Raiput anh dũng và kiêu hùng với niềm tin tuyệt đối từ đạo Hindu đến từ phía Nam lục địa Ấn Độ. Có thể Thành Cát Tư Hãn, sau khi chiếm Trung Hoa Đại Lục, đánh đổ mọi sự chống cự ở Trung Á, kiểm soát con đường tơ lụa và chiếm đến miền Trung Pakistan hiện tại (với trung tâm là thành phố Lahore, cổng thành Đỏ Red Fort ở Delhi ngày nay quay hướng về nơi này), thì dừng lại, vì nhiệt độ đã trở lên quá nóng so với người Mông Cổ. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, các hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đánh chiếm và thực hiện tư tưởng cả thế giới thành một của ông, với sự đánh bại đế chế Ba Tư (Persia), tiến quân vào Ai Cập và vào Châu Âu. Lúc này, Ấn Độ vẫn chưa thuộc đế chế Mông Cổ. Ba trăm năm sau, các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau khi tạo dựng triều đại vững chắc của mình ở Trung Á bắt đầu tiến đánh Ấn Độ. Năm 1526, sau chiến thắng trước quân Ấn tại Delhi, Babur lên ngôi hoàng đế và bắt đầu mở ra một đế chế Mughal rực rỡ trong lịch sử Ấn Độ.

Các triều đại Mughal với sự cải đạo sang đạo Islam (Muslim) đã tạo ra các công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại với kiến trúc Muslim làm nền móng. Hoàng đế Humayun (con trai của Babur) sau khi chết đã được vợ mình xây dựng nên Lăng mộ Humayun Tomb ở Dehli bởi những người thợ đến từ Ba Tư . Lăng mộ này là nền móng về mặt kiến trúc cho Taj Mahal được xây dựng bởi dòng dõi của ông sau này.

Tiếp đến triều đại của vua Akbar, con trai của Humayun. Có thể nói, Akbar là vị vua lừng lẫy nhất trong tất cả các vị vua của đế chế Mughal, với sự bành trướng rộng khắp miền Bắc Ấn. Rajasthan, vùng đất của những người Rajput, lúc này là sự cát cứ, phân chia quyền lực và chiến tranh liên miên của những vị vua từng vùng, với hệ thống thành lũy được xây dựng vô số, tương ứng với từng vùng đất. Chính sự giành giật lẫn nhau đó của các vương quốc nhỏ đó là điểm yếu để Vua Akbar lợi dụng. Với sự đàn áp, đánh chiếm và liên minh riêng với từng thủ lĩnh của từng vương quốc (Akbar có 3 người vợ, một theo đạo Hindu, một theo Islam và một theo Thiên chúa), mà dần dần, vua Akbar thống nhất toàn vùng Rajasthan và phía Bắc Ấn Độ. Quân đội anh dũng và kiêu hùng của những người Rajput sau này trở thành cánh tay phải của ông trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tiếp theo ở phía tây và đông. Khi Delhi ở quá xa, Vua Akbar cho xây dựng và chuyển kinh đô về Agra (Agra Fort) và đời đô về Fatebur Sikri vào năm 1571 sau khi ông được tiên đoán là sẽ có con. Từ một vùng đất hoang vu còn nhiều dã thú, Fatephur Sikri đã nhanh chóng biến thành một thành phố tráng lệ với nhũng cung điện, hồ nước nhân tạo, đài phun nước,… hết sức lộng lẫy. Tuy nhiên năm 1585 Akbar lại dời thiên đô về Lahore. Cuối cùng vào năm 1599 cung đình Mughal lại quay về Agra và Akbar định cư ở đó cho đến khi qua đời.

Cháu của vua Akbar là vua Shah Jahan, sau này đã xây dựng nên một trong những kỳ quan của thế giới, Lăng mộ Taj Mahal để tiếc thương cho người vợ của mình. Cố cung Red Fort xưa kia của ông cha vô tình lại là nơi giam giữ ông, bởi chính con trai của mình.. và ông sẽ không bao giờ tiếp tục ý định xây thêm một Black Tal Mahal cho riêng mình ở phía bên kia bờ sông, đối diện với Taj Mahal..

Có vẻ như có quá nhiều lịch sử quá nhỉ! Thư giãn nào, đã đến lúc để nói thêm một chút về chuyến đi lần này, và tất cả những gì sẽ có trong topic này lại liên quan đến phần lịch sử trên. Gần nửa tháng cho một chuyến đi đến một số nơi ở bang Rajasthan là quá ít, thường thì sẽ phải mất hơn 1 tháng đến vài tháng để hiểu hết những gì nơi này. Rất muốn đi thêm nhiều nhiều nơi khác nữa ở Rajasthan, song do không có nhiều thời gian, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nên trong topic này sẽ nói thêm về một số điểm sau:

I. Jodhpur – Thực sự là thành phố màu xanh (Blue City ) với pháo đài Mehrangart oai hùng

II. Bikaner – Sa mạc, nghệ thuật và thiên đường của những con chuột

III. Jaipur – Pink City, không hẳn vậy, và Amber Fort tuyệt vời.

IV. Agra – nơi không có trần gian, chỉ có thiên đường và địa ngục

V. Delhi – Cũ hay mới, chọn nơi nào?

Chiếc máy ảnh số mang đi trong chuyến này vừa mang ra chụp được 2 cái thì hỏng, chỉ còn chút ảnh máy film, chắc sẽ rất ít và không thật đẹp, nhưng hy vọng mọi người sẽ thích.
 
Last edited:
Cái này ấn tượng nhỉ. Đúng là có đi có biết có cảm, bị chặn mất đường về mới thấy đôi khi phải vượt qua chính mình. Cũng là một lần nhớ mãi, cũng là một câu chuyện để ghi vào đời mình.

Chưa có trong một ngày nào mà nhiều cảm xúc như vậy chị Sbn ạ :)
 
Bắt đầu chạm chân đến đỉnh. Góc nhìn từ đỉnh, đường lên là từ phía bên trái sau khúc ngoặt.

11029575365_7bf2cd350b_z.jpg


Bên trên đỉnh là một khu nhà, chính là cứu trợ y tế cho những người bị sốc độ cao. Có cả đền thờ, trại quân đội, nơi nghỉ uống nước... Những chiếc mũ lông cừu chúng tôi mua tại Leh. Ấm và tốt cực kỳ. Đi xe máy khỏi cần đội mũ bảo hiểm. Mà ở Leh, con người luôn thật thà và hiền lành. Ngay đến cảnh sát cũng hiền lành. Và hình như cũng không có luật phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

11029798475_b628e34f82_z.jpg


Đỉnh Khardung - 18380ft, ở độ cao khoảng 5602m.

11029938624_31ee7d709c_z.jpg


Bầu trời là giới hạn - Sky is the limit. Niềm tự hào của các bạn Ấn. Không phải tự hào thì cũng cố mà vượt qua, vì phía bên kia là khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc, nên việc giữ con đường này để tiếp trợ đồ và vũ khí cho quân đội là rất cần thiết. Đó là lý do mà hàng ngày vẫn có hàng mấy chục chiếc tải quân đội đi lại.

11029981203_ba9bddf2d0_z.jpg
 
Một đền thờ nhỏ trên đỉnh. Con đường bị tuyết phủ, người người, xe xe đi lại làm tuyết bị ép xuống. Đóng thành băng trên mặt. Đi bộ không mà cũng phải chập chững, thế mà vẫn ngã.

11080100333_271209786c_z.jpg


từ con đường trên đỉnh thì đi bộ cầu thang thì mới lên đến ngọn.

11079971456_fb5b479d28_z.jpg


11079987344_a2d63e80e2_z.jpg
 
Từ đây đi xuống thì một là hết sức, hai là hết tinh thần và ba là chả muốn gì nữa. Chỉ muốn thoát ra cho thật nhanh, nên ko chụp lại được cái ảnh nào. Đường vẫn trơn mà xe nặng, đổ liên tùng tục. Sau một hai, lần xe đổ, 3,4 người chúng tôi lại chung tay dựng lại chiếc xe. Dựng xong, ngồi phịch xuống đường thở. Thở hắt. Không chỉ 1 cái xe đổ, mà 4 cái xe cứ liên tiếp trượt trên băng và đổ. Cũng may lúc đi xuống, đi đúng đường là đi bên trái, phía vách núi. Chứ nếu mà đường ở phía vách vực thì chắc là vứt luôn xe ở đấy. Ai muốn làm gì thì làm. Việc kiệt sức về thể chất không mệt mỏi bằng việc kiệt quệ về tinh thần. Ở trên độ cao này, người ta còn suy nghĩ được như bình thường. Anh em trên còn cãi chửi nhau loạn cả lên. Tôi thì thấy rùng mình khi nhìn xuống vực bên cạnh, mà ngay trước đó là những cái trượt chân khi đi bộ từng bước. Và nghĩ đến việc nếu như có chuyện không hay xảy ra. Các thành viên trong đoàn hầu hết là đi theo tôi, cũng chả quan tâm đến hành trình và đi như nào, có người ra đến sân bay còn chả thèm mang theo cái vé nào. Nếu như xảy ra điều gì không hay, nghĩ đến cảnh vợ con, người thân thành viên đến hỏi: "Anh ơi, chồng em đâu rồi?" hay "Em ơi, các con chị vẫn chờ bố nó về" thì biết trả lời như thế nào.

Nhưng việc có đoàn xe tải quân sự đi cùng trong lúc tắc đường và cả lúc xuống đèo cũng có cái may. Đó là khi xe bị trượt, bóp phanh đứng im mà vẫn từ từ trôi ra giữa đường. Trôi thẳng vào bánh xe, gầm xe tải thì dừng lại. Nếu không có những chiếc xe tải này thì trôi xuống vực là chắc chắn. Chúng tôi còn nhờ được những người lính Ấn giúp dựng hộ xe, và đạp nổ xe. Ở trên độ cao này, ngay đến việc nói to đã thấy mệt, thì việc đạp khởi động xe thì còn tốn sức hơn nữa. Mới đầu, những người lính này tưởng chúng tôi là người trung quốc, ánh mắt họ chả quan tâm và nhìn với thái độ khinh khỉnh. Xe đổ, mấy đứa xin họ giúp để dựng xe dậy mà vẫn không thèm đoái hoài. Sau mới nhớ đến chuyện ông chủ khách sạn với câu: "phắc kinh chai nà" mà ông chủ người Ladakh nói với tâm trạng rất vui vẻ và đến ảnh Đại Lai Lạt Ma được treo ở các tu viện dưới Leh, chúng tôi mới nói to: "Chúng tao là người Việt Nam, và phắc kinh Chai nà". Thái độ của họ thay đổi ngay lập tức, lại vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn cách đi bộ sao cho khỏi trượt. Và dắt xe máy đi xuống hộ một đoạn.

11029873996_44085631ee_z.jpg



Sau khi xuống đỉnh được gần 1km thì thấy thành viên trẻ nhất đoàn gọi với lên: "Anh ơi, xe em bị đứt dây số rồi". Trong đầu nghĩ thầm "bỏ mẹ rồi, thế này còn đi gì nữa". Các thành viên khác cũng bàn tán: " Xe này thì làm éo gì có dây số, hay là lên đây thiếu ô xi bị thần kinh mẹ nó rồi". Đúng là đứt dây thật, nhưng là đứt dây côn. Đồ sửa và đồ thay thế thì không có. Mặt ai người nấy ngẵn tũn cả lại. Tôi thì chả biết nói gì, đúng là lần đầu tiên khi xe bị hỏng mà chả có một mảy may phản ứng gì. Xe được dựng lại và sau một hồi rút dây côn, tháo vỏ và bắt lại, và điều khiển tạm bằng tay, vẫn không thể đi được. Cách này nếu ở dưới đường bằng thì vẫn có thể điều khiển được. Ở trên độ cao và đường trơn như này thì đúng là không thể khắc phục tạm được. Chiếc xe bị bỏ lại ngay mép núi, vùi cùng trong tuyết. Và phải nhớ rõ điểm vứt xe lại vì qua đêm tuyết sẽ rơi dầy, bao phủ và làm mất dấu. 2 xe kẹp ba tiếp tục xuống đèo. Xe kẹp ba của tôi xuống trước được dưới điểm North Pulu, điểm check permit ở phía bên kia của Khardung. Bên dưới nắng lại ấm và chúng tôi nằm vật ra đường để nghỉ. Anh lính Ấn đến và hỏi để kiểm tra giấy phép, tôi cũng trả lời chán nản: " mày chờ tao một lúc, tao nghĩ đã, tao quá mệt rồi". Sau khi làm xong thủ tục, chờ mãi mà không thấy xe còn lại đâu. Chúng tôi quay ngược trở lại để tìm thì thấy mấy người đang đi bộ lững thững. Hóa ra từ lúc kẹp ba, đi được một đoạn thì lốp bị hết hơi, không đi được.

North Pulu, phía dưới bên phải là chúng tôi đang nghỉ.

11078822845_94201aab8f_z.jpg


Xuống điểm North Pulu, 4 xe 8 người mà 2 xe bị hỏng. Hỏi những người ở đấy từ bộ độ, đến cánh tài xế nơi để sửa, họ đều bảo phải về Diskit. Mà Diskit cách đây gần 70km đường đèo. Thôi, thế thì đi éo gì nữa. Nubra Valley đẹp đến cỡ nào thì cũng chả cũng vứt *** nó đi. Tìm cách nào để quay lại Leh, chứ ở đây xong đến ngày mai, ngày kia thời tiết xấu, bão và mưa tuyết xậm xì thì hỏng hết, và phải tìm cách để lấy lại chiếc xe bị vứt lại trên đỉnh.

Cửa hàng duy nhất bán đồ ăn và chúng tôi cũng chả ai còn tình thần muốn ăn. Giờ chỉ nghĩ tìm cách nào để quay lại Leh.

11078926124_a4e196b8cd_z.jpg
 
Thì đều chiều tối mới về Leh mà bác Metalic. Tiếc nhỉ. Có sáng em lang thang ở gần Mosque gặp mấy bạn Nhật hay Hàn gì đó, ko biết phải nhóm bác không?

Nhóm mình thường đi cùng với 1-2 bạn Nhật, thường vào buổi tối, duy có ngày 29.9 là tụi mình ở Leh cả ngày.Mà bác đi Nubra valley hôm nào mà tuyết rơi dày vậy? hôm nhóm mình đi khoảng 25-26.9 thì đường vẫn bình thường, vẫn có tuyết nhưng ít. Thật là hiểu cảm giác của các bác khi phải vượt qua con đường đèo trong thời tiết như thế này.
 
Máy ảnh phim chụp ra đẹp quá. Thích cái màu hoài cổ như vậy. Bài viết cũng giản dị và chân thực, gần gũi như ảnh. Cảm ơn tác giả.
 
Nhóm mình thường đi cùng với 1-2 bạn Nhật, thường vào buổi tối, duy có ngày 29.9 là tụi mình ở Leh cả ngày.Mà bác đi Nubra valley hôm nào mà tuyết rơi dày vậy? hôm nhóm mình đi khoảng 25-26.9 thì đường vẫn bình thường, vẫn có tuyết nhưng ít. Thật là hiểu cảm giác của các bác khi phải vượt qua con đường đèo trong thời tiết như thế này.

Bọn mình đi Khardung khoảng đầu tháng 10, ko nhớ rõ ngày, khoảng 1-2/10 gì đó. Giờ nhìn lại mới thấy đúng là điếc nên mới không sợ súng. Nếu có chuyện gì xảy ra thì ám ảnh cả đời. Hi hi.
 
Thank bạn Triton va Anvietnam.


Đến điểm North Pulu, và sau khi đã tụ lại đủ người. 4 xe thì 2 cái hỏng. Chúng tôi bắt đầu tìm cách quay trở lại Leh, nghĩ đến cảnh làm thế nào lại vượt lại đỉnh đèo Khardung một lần nữa đã thấy ớn. Vào lúc này đã đầu giờ chiều, cũng giống như phía South Pulu, giờ xe cơ giới được đi lên đèo là 15.00, nhưng bên bộ đội thường du di cho đi trước nửa tiếng. Những hàng dài xe quân sự, xe tải, xe con... vẫn xếp hàng chờ đợi. Trong dãy hàng này, có khoảng 1 cái xe tải quân đội và 2 chiếc xe tải cỡ nhỏ không chở đồ đạc gì với cái thùng sau trống không. Và việc của chúng tôi là làm sao thuyết phục được những người lái xe đồng ý để chở chúng tôi và những chiếc xe bị hỏng. Xe tải quân đội thì vừa mở miệng là thấy thái độ cứng rắn của viên sĩ quan, coi như là chắc chắn không. Còn lại 2 xe tải cỡ nhỏ, lái xe người Ladakhi này nhẹ nhàng, hiễn lành và dễ mến hơn hẳn, và sau khi nói chuyện và thấy có khả năng, họ đồng ý chở chúng tôi quay lại Leh. Chỗ ngồi trong xe thì không còn, và muốn vượt Khardung lần thứ 2 trong ngày để quay lại Leh, chúng tôi chỉ còn cách là ngồi xe thùng xe với một đống chuồng gà.

Hàng xe chờ ở North Pulu

11318442664_75d3da1e46_z.jpg


Chiếc to này thì không nhận

11318355435_68f7692542_z.jpg


Chiếc xe tải nhỏ này đồng ý, người tài xế đòi 7000 rupies. Ở nơi khỉ ho cò gáy và khắc nghiệt này, trời thì đã về chiều, dù là 2000 rupie hay đến 20.000 rupie thì chúng tôi vẫn đồng ý để quay lại Leh. Nếu ở lại North Pulu trong điều kiện thế này thì chắc không ai chịu nổi.

11078825695_65f8b7da48_z.jpg


Chúng lại quay trở lại đỉnh Khardung lần thứ 2 trong một ngày, nhưng lần này là ngồi sau thùng xe tải. Trên đường quay lại còn phải lấy lại chiếc xe bị bỏ lại. Ngồi trên thùng xe một chỗ khư khư, không vận động mạnh như lúc đi xe máy, càng khiến cái lạnh thấm vào người. Đôi giày đi dẫm nước, nước ngấm vào trong giày và đóng lại thành băng.

11318445724_60d5990f0a_z.jpg


Ngồi chung với chuồng gà đầy mùi hôi nhưng ko còn cách nào khác. Lúc về vẫn gặp tắc đường đoạn gần đỉnh.

11318471596_f0209daa92_z.jpg


Chiếc xe chạy từ North Pulu khoảng 15h mà mãi đến gần 20h mới về đến Leh. Về đến Leh, ai đấy đều hứng khởi trở lại, thở phào nhẹ nhõm. Thuốc lá, hút tẩu, bia bọt lại bày ra để chúc và chia sẻ lẫn nhau sau một ngày đầy cảm xúc khi ăn tối ở Chopstick. Bữa ăn đầu tiên sau bữa sáng. Nhớ lại ngày đầu đến Leh, ai nấy đều shock vì thiếu oxi và không dám hút một hơi thuốc nào. Nhưng bây giờ, sau khi vượt Khardung 2 lần trong một ngày và chẳng còn gì để mất, cảm giác độ cao và thở ở Leh lúc này thấy chẳng khác gì đang ở Hà Nội, chúng tôi lại nhậu nhẹt tưng bừng.
 
Lỡ mất Nubra Valley, thế là lại có tha hồ thời gian lang thang từng hẻm, từng ngõ ở thung lũng Indus.

Lại trên đường

10312061113_fba2c207fa_z.jpg


Cảnh trên đường

10312859404_39eae5a003_z.jpg


Alchi khuất trong khe núi

10312897346_90fdf72d1f_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,056
Members
192,337
Latest member
Corinamith4
Back
Top