What's new

[Chia sẻ] Cát bụi Rajasthan

Cát bụi Rajasthan

Sinh ra từ cát bụi, và rồi trở về lại với cát bụi…​



BK301.jpg

Cát bụi ở đây, có thể hiểu là cát từ vùng sa mạc Thar Desert rộng lớn ở phía Tây, hàng năm vào mùa nóng thổi theo từng đợt gió vào khắp Delhi, tạo ra bụi bặm luôn dấy lên từ những bước chân đi ở từng con đường Rajasthan. Và cũng có thể hiểu đó là quá khứ lừng lẫy của để chế Mughal, một trong những triều đại rực rỡ của lịch sử Ấn Độ.

Quay trở lại lịch sử, với 2 từ Mughal, hay còn gọi là Mongul, Mongol, Moal, Tartar, Mông Cổ, đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người, với lãnh thổ kéo dài từ Châu Á đến tận Châu Âu. Vậy, người Mông Cổ thì có liên quan gì đến vùng Rajasthan, vùng của những người Raiput anh dũng và kiêu hùng với niềm tin tuyệt đối từ đạo Hindu đến từ phía Nam lục địa Ấn Độ. Có thể Thành Cát Tư Hãn, sau khi chiếm Trung Hoa Đại Lục, đánh đổ mọi sự chống cự ở Trung Á, kiểm soát con đường tơ lụa và chiếm đến miền Trung Pakistan hiện tại (với trung tâm là thành phố Lahore, cổng thành Đỏ Red Fort ở Delhi ngày nay quay hướng về nơi này), thì dừng lại, vì nhiệt độ đã trở lên quá nóng so với người Mông Cổ. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, các hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đánh chiếm và thực hiện tư tưởng cả thế giới thành một của ông, với sự đánh bại đế chế Ba Tư (Persia), tiến quân vào Ai Cập và vào Châu Âu. Lúc này, Ấn Độ vẫn chưa thuộc đế chế Mông Cổ. Ba trăm năm sau, các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau khi tạo dựng triều đại vững chắc của mình ở Trung Á bắt đầu tiến đánh Ấn Độ. Năm 1526, sau chiến thắng trước quân Ấn tại Delhi, Babur lên ngôi hoàng đế và bắt đầu mở ra một đế chế Mughal rực rỡ trong lịch sử Ấn Độ.

Các triều đại Mughal với sự cải đạo sang đạo Islam (Muslim) đã tạo ra các công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại với kiến trúc Muslim làm nền móng. Hoàng đế Humayun (con trai của Babur) sau khi chết đã được vợ mình xây dựng nên Lăng mộ Humayun Tomb ở Dehli bởi những người thợ đến từ Ba Tư . Lăng mộ này là nền móng về mặt kiến trúc cho Taj Mahal được xây dựng bởi dòng dõi của ông sau này.

Tiếp đến triều đại của vua Akbar, con trai của Humayun. Có thể nói, Akbar là vị vua lừng lẫy nhất trong tất cả các vị vua của đế chế Mughal, với sự bành trướng rộng khắp miền Bắc Ấn. Rajasthan, vùng đất của những người Rajput, lúc này là sự cát cứ, phân chia quyền lực và chiến tranh liên miên của những vị vua từng vùng, với hệ thống thành lũy được xây dựng vô số, tương ứng với từng vùng đất. Chính sự giành giật lẫn nhau đó của các vương quốc nhỏ đó là điểm yếu để Vua Akbar lợi dụng. Với sự đàn áp, đánh chiếm và liên minh riêng với từng thủ lĩnh của từng vương quốc (Akbar có 3 người vợ, một theo đạo Hindu, một theo Islam và một theo Thiên chúa), mà dần dần, vua Akbar thống nhất toàn vùng Rajasthan và phía Bắc Ấn Độ. Quân đội anh dũng và kiêu hùng của những người Rajput sau này trở thành cánh tay phải của ông trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tiếp theo ở phía tây và đông. Khi Delhi ở quá xa, Vua Akbar cho xây dựng và chuyển kinh đô về Agra (Agra Fort) và đời đô về Fatebur Sikri vào năm 1571 sau khi ông được tiên đoán là sẽ có con. Từ một vùng đất hoang vu còn nhiều dã thú, Fatephur Sikri đã nhanh chóng biến thành một thành phố tráng lệ với nhũng cung điện, hồ nước nhân tạo, đài phun nước,… hết sức lộng lẫy. Tuy nhiên năm 1585 Akbar lại dời thiên đô về Lahore. Cuối cùng vào năm 1599 cung đình Mughal lại quay về Agra và Akbar định cư ở đó cho đến khi qua đời.

Cháu của vua Akbar là vua Shah Jahan, sau này đã xây dựng nên một trong những kỳ quan của thế giới, Lăng mộ Taj Mahal để tiếc thương cho người vợ của mình. Cố cung Red Fort xưa kia của ông cha vô tình lại là nơi giam giữ ông, bởi chính con trai của mình.. và ông sẽ không bao giờ tiếp tục ý định xây thêm một Black Tal Mahal cho riêng mình ở phía bên kia bờ sông, đối diện với Taj Mahal..

Có vẻ như có quá nhiều lịch sử quá nhỉ! Thư giãn nào, đã đến lúc để nói thêm một chút về chuyến đi lần này, và tất cả những gì sẽ có trong topic này lại liên quan đến phần lịch sử trên. Gần nửa tháng cho một chuyến đi đến một số nơi ở bang Rajasthan là quá ít, thường thì sẽ phải mất hơn 1 tháng đến vài tháng để hiểu hết những gì nơi này. Rất muốn đi thêm nhiều nhiều nơi khác nữa ở Rajasthan, song do không có nhiều thời gian, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nên trong topic này sẽ nói thêm về một số điểm sau:

I. Jodhpur – Thực sự là thành phố màu xanh (Blue City ) với pháo đài Mehrangart oai hùng

II. Bikaner – Sa mạc, nghệ thuật và thiên đường của những con chuột

III. Jaipur – Pink City, không hẳn vậy, và Amber Fort tuyệt vời.

IV. Agra – nơi không có trần gian, chỉ có thiên đường và địa ngục

V. Delhi – Cũ hay mới, chọn nơi nào?

Chiếc máy ảnh số mang đi trong chuyến này vừa mang ra chụp được 2 cái thì hỏng, chỉ còn chút ảnh máy film, chắc sẽ rất ít và không thật đẹp, nhưng hy vọng mọi người sẽ thích.
 
Last edited:
Thời tiết những ngày cuối tháng 9 thật đỏng đảnh. Mưa nắng thất thường. Mới hôm trước trời còn cao trong xanh, nắng vàng cả buổi chiều như mật ong, ấy thế mà đến sáng hôm sau thì mưa rả rích mất cả buổi. Trời đất xầm xì, xám xịt. Nếu di chuyển bên dưới thung lũng chạy dọc theo sông Indus thì không vấn đề gì, nhưng nếu vượt qua mấy đỉnh núi tuyết để đến các thung lũng khác thì thời tiết thất thường sẽ rất nguy hiểm. Chúng tôi đã phải bỏ ý định vượt đèo Khardung bằng xe máy lần đầu tiên, vì không phải vì tuyết rơi, mà là tuyết bay ngang vì bão bắt đầu ở điểm South Pulu lên đến đỉnh. Nhưng nói gì thì nói, thời tiết ở Leh vẫn tuyệt đẹp. Suốt ngày chỉ thấy bầu trời và ánh nắng.

Mây đen và trời sắp mưa ở phía Spituk

10790045315_5d2aa7970d_z.jpg


Sông Indus nhìn từ phía chạy ngược lại từ Hemis

10762228564_4e05b9a5ae_z.jpg


Hemis Village nằm trên vách núi. Đường vào Hemis khá hiểm hóc, vì không những tu viện khác, tu viện Hemis ẩn mình và nằm trên vách núi. Chúng tôi chạy xe dọc theo phía bên kia dòng sông và sau khi lạc đường vài ba lần vì một số đoạn đường bị xuống cấp, rất xấu. Đến cách Hemis vài trăm mét mà còn nhìn mãi chả thấy Tu viện đâu và thầm nghĩ chắc lại đi nhầm đường.

10762247235_9221d692a1_z.jpg
 
Bọn mình ở Leh từ 27/9, có xe máy nên suốt ngày lượn ở khu trung tâm. Nhóm bác Metalic đi ngày nào mà sao ko gặp nhỉ?
 
Vượt đèo Khardung

Đèo Khardung, hay như dân bản địa gọi là Khardung-La ( La nghĩa là đèo, núi) thuộc dãy Himalaya, vùng tiểu Tây Tạng - Ladakh, thuộc bang Jammu&Kashmir, biên giới Ấn Độ với Tibet và Trung Á. Ngày đầu tiên của tháng 10/2013, chúng tôi vượt ngọn đèo này để sang thung lũng Nubra. Như trên biển ở trên đỉnh đèo thì ghi Khardung cao 18380 ft, khoảng 5602m, nhưng thực tế cao bao nhiêu theo máy GPS là khoảng 5300 như một số thông tin đâu đó, thì cũng chẳng quan trọng. Chính là phải vượt được qua nó để sang bên kia phía Nubra Valley để tiếp tục hành trình. Cứ ngỡ như đèo giống như đèo ở Việt Nam, ai dè!!

Ở đoạn giữa con đường như trong ảnh là một khu nhà, đó là điểm kiểm tra giấy phép ( permit) của những người đi qua đèo. Điểm kiểm tra quân sự này là South Pulu, cách thị trấn Leh khoảng 25-30km đường đèo ngoằn nghèo. Để vượt qua Khardung, mọi gian nan bắt đầu từ đây.

11029493333_b19a1ebbd5_z.jpg


Hàng dài xe tải quân sự xếp hàng ở South Pulu chờ đến giờ mở cửa và cho phép đi trên con đường vượt Khardung. Giờ cho phép đi: sáng trước 10.00am và chiều sau 3.00pm.

11029416196_f83d151501_z.jpg


Hình như việc vượt qua Khardung có dấu hiệu không suôn sẻ ngay từ đâu. Giấy phép làm xong thì bị mất, lại mất thời gian làm lại. Ngày đầu tiên thì đến điểm South Pulu thì gặp bão tuyết, mà đây là ở rìa phía dưới, tuyết không còn rơi thẳng và đẹp đẽ như hình dung, mà tuyết bay ngang, song song với mặt đấy. Gió tạt mạnh, nhiệt độ giảm đột ngột đến nỗi lạnh, xòe bàn tay ra móng tay tím tái lại như người chết. Ngay phía dưới mà còn như này, mà đi tiếp lên đỉnh thì chắc chết. Nhìn từ dưới lên đỉnh thấy đã hãi, vậy là lại quay lại Leh để hy vọng hôm sau thời tiết đẹp.

Bữa trưa của chúng tôi hôm đầu đến South Pulu. Phía sau là đỉnh Khardung.

11029280075_0d0150432a_z.jpg


Con la già Royal Enfiled Classic 350pk - 1988 nặng chịch mà chúng tôi sử dụng. Cả người, cả xe và cả đồ thì nặng từ 300-350 kgs, nhưng thực tế đi trên đường đầy tuyết và đóng băng vượt Khardung, xe vẫn bị đổ liên tục.

11029410256_71d66482be_z.jpg


11096089236_986e78e860_z.jpg
 
Quá tuyệt Gianker à!

Nghe mọi người nói về chuyến đi của Gianker mà cũng thấy run rẩy trong từng tế bào. Tự do là thế này chứ còn gì !
 
Quá tuyệt Gianker à!

Nghe mọi người nói về chuyến đi của Gianker mà cũng thấy run rẩy trong từng tế bào. Tự do là thế này chứ còn gì !

Í, cụ Chit với các bạn khác vừa đi Tibet mới là tự do tuyệt đối chứ! Thời gian dông dài thoải mái, em vài năm rồi mới sắp xếp được một chuyến. Chuyện vượt đèo là ở vào thế bắt buộc rồi, vì lúc ở giữa đèo, việc quay lại và đi tiếp hoàn toàn như nhau, nên phải cố vượt qua. Nếu biết trước như thế thì đã không đi hoặc sẽ tìm phương án khác. Vì cứ nghĩ như đèo ở VN hi hi :)
 
Đoạn đường tiếp theo sau khi qua South Pulu.

11029458444_3921568f9f_z.jpg


Chờ mất gần nửa tiếng để dọn đường, sau khi đá rơi. Lúc này các thành viên trong nhóm lần đầu nhìn thấy tuyết, thích lắm. Nghịch ngợm đủ trò, cười tươi lớ phớ. Để rồi sau đó, cứ thấy tuyết là tránh xa. Tuyết chảy ra thành nước, tràn ra đường đất làm đường trơn, tuyết ngấm vào trong giày rồi đóng băng trong đó, tuyết nén chặt vào mặt đường thành băng, làm đường trơn trượt, đi bộ không đã ngã vài lần. Cách để không bị ngã khi đi bộ ở đường tuyết đóng thành băng là đi vào men đường, dẫm vào tuyết mới rơi, đi thế thì không trơn, nhưng tuyết lại len lỏi vào trong giày, làm ướt tất và lại đóng băng.

11029397936_d7f338b212_z.jpg


Trại của những người công nhân/bộ đội làm nhiệm vụ bảo dưỡng đường trên đèo. "Julley" là câu cửa miệng của người dân Ladakh, Julley có nghĩa là chào, hỏi thăm, chúc điều tốt, may mắn... Có nhiều trại của những người phu đường ở sườn bên kia của Khardung, nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo con đường thông suốt. Mỗi lần đi qua một trại thì hầu hết những người công nhân đều giơ tay chào chúng tôi "Julley", phần nào vực lại tinh thần rệu rã.

11029431194_ac1f22b08c_z.jpg


Những chiếc xe đồng hành gặp trên đường

11029542075_8a89c6e7cb_z.jpg
 
Khardung

Độ cao đến đây khoảng gần 5000m, sức lực và tinh thần bắt đầu suy kiệt do thiếu oxy, đường trơn, tắc đường và đặc biệt là không biết điều gì sẽ xảy ra sau khúc ngoặt kia. Không biết còn bao xa nữa thì sẽ đến đỉnh và con đường đi xuống thì thế nào. Hỏi những xe cùng bị tắc đường thì có người nói 15km mới đến đỉnh, người khác lại bảo sắp đến rồi. Đường trơn trượt như thế thì việc xuống đèo sẽ rất nguy hiểm. Ngay việc đi lên đến đây đã thấy mệt mỏi lắm rồi. Ngay sát đường là vực, đường lại trơn, mà ngã xuống thì khỏi phải tìm cho mất công, vì ko thể tìm.

11029725293_cb64b2ca11_z.jpg


Nhìn lại phía sau

11029657894_df6260ef45_z.jpg


Gần đến đỉnh khoảng 5-10 km thì gặp tắc đường. Đúng là không thể tin nổi khi ở con đường đèo ở độ cao như thế này mà gặp tắc đường!

11029484465_7e8e44386c_z.jpg


Nhưng thực tế là như vậy. Thứ nhất là do hàng dài xe tải quân sự, thường một đoàn từ 20-30 xe nối đuôi nhau. Ở đoạn đường này, cả đoàn xe phải dừng lại để buộc xích vào bánh xe. Mục đích là để tạo ma sát khi đi trên đường đóng băng. Thứ hai là do hàng xe đi theo chiều ngược lại. Rất mới thời gian để 2 xe tránh nhau trên con đường đèo vừa nhỏ, vừa trơn và không có gì trợ giúp. Chuyện buộc xích vào bánh này thì bác Backpacker, Yilka và các bác khác đã chụp lại và post năm trước rồi.

11029636714_5308c71cf0_z.jpg


11029464545_68d60bf1c6_z.jpg
 
Tiếp tục hóng cái hành trình này. Hôm qua vừa buôn với Langthang là vẫn chưa đến nhà nghe nhạc hóng chuyện được, sốt cả ruột, he he. Mấy cái đen trắng trông thích nhỉ. Vụ quàng dây xích quanh bánh xe được các bạn xe máy nhà mình học tập triệt để khi đi vào vùng đất lầy và trơn. Còn vụ đường đóng băng trơn trượt thì bọn chị chứng kiến và đau tim gần chết khi đợt rồi đi gặp tuyết giữa tháng 6 trên đèo ấy. Xe bọn chị bánh mòn vẹt nên đi nó cứ trượt sang 1 phía, chả dám ngồi trên xe nữa dù không có quần áo rét và bị ngấm tuyết lạnh chết người.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top