What's new

[Chia sẻ] Chư Mư Vọng Phu hay là "Xứ sở kỳ nam"

Phần 1: Giấc mơ hoang

Chư Mư Vọng Phu - Tôi tình cờ biết đến cái tên xa lạ này vào năm ngoái trong chuyến phượt lên đỉnh Hòn Bà ở Khánh Hòa, đây là chuyến phượt giao lưu giữa nhà NCG và một số anh chị em nhà phượt Nha Trang. Trong buổi sáng sớm tinh sương lạnh giá đó, mấy anh em giao lưu cùng hội vespa Nha Trang cũng lên đây nghỉ đêm và cùng nhau nhìn ngắm núi non trùng điệp dưới chân nhìn, tình cờ hướng về phía bắc, giữa biển mây trắng xóa bồng bềnh xa xôi, mọc lên 1 đỉnh núi cao sừng sững, nó nhọn hoắc, xé toạc biển mây và vươn thẳng lên tầng trời như một mũi tên. Ai cũng trầm trồ và bàn tán không ngớt, và cũng thật may mắn, trong đoàn hôm đó có vài người và Thống hội phượt Nha Trang là dân Khánh Hòa cũng biết một số thông tin về ngọn núi này và cũng chưa 1 lần đến đó bao giờ.

Hình ảnh ấn tượng về mũi tên nhọn hắc giữa tầng trời hôm đó đã không ngớt ám ảnh tâm trí tôi. Chúng tôi cùng hẹn nhau một ngày nào đó sẽ đặt chân lên đỉnh núi này. Vài tháng sau, nỗi ám ảnh ấy lại ùa về qua những bức ảnh đầu tiên của Daskem – cũng là một dân phượt đã đặt chân lên đỉnh Chư Mư và đang dự tính sẽ chinh phục đỉnh Vọng Phu cao nhất của dãy núi này. Mừng như bắt được vàng, thế là 1 topic dành cho những người đam mê nó được mở ra và kéo dài suốt 9 tháng sau đó chỉ để bàn về nó: tìm người dẫn đường, tranh luận về hành trình, thông tin về địa lý, thời tiết, những chi tiết thú vị, đôi lúc có phần hoang đường mang tính truyền miệng, dân gian về dãy núi huyền thoại này càng khiến giấc mơ chinh phục càng trở nên cấp bách khi mùa mưa đã cận kề.

Những bức ảnh về Chư Mư Vọng Phu do Dákem chụp trong chuyến đi lần trước:
7d795ce58a6267fe3a7380a368b00681_48936164.3.jpg

0c2aaf14baf3a38ac8c4cdbd8fabd6eb_48936165.8.jpg

277a8b296ba1c6a5780551f5b4cee912_48936166.9.jpg

5f5f560a05b0cf595a0d294bbdc8fd73_48936167.10.jpg

876568ab71fb5308abe29969c7be4853_48936169.11.jpg


Bàn tới rồi lại bàn lui, lúc thì không tìm được người dẫn đường, lúc thì tìm được nhưng người dẫn đường lại chưa bao giờ lên đỉnh, lúc thì chọn được người dẫn đường nhưng lại từ chối dẫn đi, lúc thì tất cả đâu đã vào đấy thì có người lại bị trặc chân... Thật là vất vả và trúc trắc tưởng chừng như giấc mơ chinh phục Chư Mư Vọng Phu sẽ khó thành hiện thực. Nhưng cuối cùng thì giấc mơ dài đằng đẵng ám ảnh chúng tôi cả năm trời cũng đến hồi kết thúc khi tất cả những gì cần thiết nhất cho chuyến đi cũng đã hoàn tất. Lễ 2/9 này được, khi nhà nhà náo nức đi chơi, người người náo nức đi chơi thì chúng tôi - 3 gã đàn ông cùng ôm mộng sẽ lặng lẽ rời xa thành phố náo nhiệt để đánh thức giấc mơ ấy...

Topic đã được gởi đăng bởi Reporter
 
Last edited by a moderator:
Thích nhất cái cảm giác leo lên đỉnh từ nơi hạ trại gần đỉnh, rừng nguyên sinh như chưa từng có dấu chân người. Cây cối rậm rạp, chim muông cứ hót, sương mù cứ giăng giăng mờ ảo và những cây pơmu cổ thụ cứ dùng đá tảng làm chân để đứng trên đó rồi thả bộ rễ dài ngoằng của mình xuống chân tảng đá để tìm chỗ bám. Trước ngày khởi hành, nhìn bản đồ địa hình khu vực chân đỉnh Chư Mư mình cứ sợ sẽ gặp đá tảng dựng đứng sẽ ngăn cản bước chân của đoàn đến đỉnh vì toàn bộ khu vực có độ dốc quá lớn.
Lần đầu tiên mình leo núi mà có cảm giác run rẩy sợ sệt như khi leo lên đến đỉnh đá Chư Mư, mà nghĩ lại giờ cũng còn sợ thật. Và còn 1 cảm giác rất lạ khi đứng dưới chân đỉnh lớn nhìn qua đỉnh nhỏ mỗi khi sương mù tan, làm lộ nên mặt đá đỉnh nhỏ 1 cách kì bí như một bộ mặt nào đó, nói chung cảm giác rất khó tả.
Mình có một ý tưởng hơi khác lạ là sẽ tìm đến sở VHTT và Ban Trị Sự Phật Giáo Khánh Hòa để đề nghị tạc tượng Phật bằng chính toàn bộ khối đá lớn. Nghe thì có vẻ lung linh nhưng chưa biết thế nào, để thử xem.
Tiếp đi Daskem, viết hay lắm. À, tụi anh đang có kế hoạch leo Phu Ta Leng ở Lai Châu trong khoảng tháng 4 dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, để anh mở topic rủ rê rồi tham gia chung nhé.
 
Riêng e sẽ cật lực phản đối đề án "Đục đá Vọng Phu thành bất cứ thứ gì". 2 khối đá Mẹ Con uy nghi hàng triệu năm bên nhau mang vẻ đẹp bất tận và vĩnh hằng của tạo hóa & thiên nhiên. Loài người chúng ta đã xâm phạm, can thiệp, và phá hủy quá nhiều thứ đẹp đẽ của tự nhiên rồi. Có lẽ mấy lời này hơi hàn lâm và trừu tượng, nhưng mong a rubicon hiểu.

Tột cùng của nền văn minh con người không phải ở việc chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật để chinh phục thiên nhiên tới mức nào mà là việc chúng ta sống hài hòa thế nào với thiên nhiên.

À, mà để thống nhất thì đỉnh Chư Mư mà a rubicon nêu ở trên thì mình gọi là Vọng Phu hay Mẹ Bồng Con hay 2 khối đá Mẹ Con nhé. Còn đỉnh Chư Mư là đỉnh cách đó 2km, cũng là đỉnh đá lộ thiên và có nhiều đá tảng bự bành ki nhưng không được khổng lồ như Mẹ Con.
 
Last edited:
Riêng e sẽ cật lực phản đối đề án "Đục đá Vọng Phu thành bất cứ thứ gì". 2 khối đá Mẹ Con uy nghi hàng triệu năm bên nhau mang vẻ đẹp bất tận và vĩnh hằng của tạo hóa & thiên nhiên. Loài người chúng ta đã xâm phạm, can thiệp, và phá hủy quá nhiều thứ đẹp đẽ của tự nhiên rồi. Có lẽ mấy lời này hơi hàn lâm và trừu tượng, nhưng mong a rubicon hiểu.

Tột cùng của nền văn minh con người không phải ở việc chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật để rchinh phục thiên nhiên tới mức nào mà là việc chúng ta sống hài hòa thế nào với thiên nhiên.
Hihi, vậy thôi anh từ bỏ ý định này. Nhưng tháng 4 có leo chung Phu Ta Leng được ko?
 
Đi tầm 4 người là đẹp, VTF là chắc chắn rồi, ae qua box NCG bàn tiếp vụ PTL nhe, rất hấp dẫn, hihihi.
Tiếp đi Daskem.
 
Phu Ta Leng cũng là một ngọn núi hấp dẫn kiểu như Chư Mư - Vọng Phu đây. Theo GM thấy có 2 hướng leo khả thi là:
- Hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, xuất phát từ Trung Lèng Hồ bên Lào Cai. Hướng này thoải nhất nhưng không biết đoạn gần đỉnh từ 2900-3000m thì như thế nào.
- Hướng Nam lên Bắc, xuất phát từ Hồ Thầu bên Lai Châu. Hướng này dốc ác nghiệt từ 2100-2500m nhưng nghe mấy bạn miền Bắc kể là đã có đường mòn lên tới tận 2500m luôn, có đường mòn vừa đỡ cực vừa an toàn hơn. Hình như họ cũng đã lên tới 2900m, bị mây mù không thấy đường nên cũng chẳng có tấm hình nào. Vì vậy mà cũng không biết được địa hình 100m sau cùng dã man tới mức nào.

Sáng nay e coi giá vé máy bay các hãng thì tầm giá từ 2,5-3tr không à. Thêm khoảng 2tr khoản leo nữa thì hơi bị cao quá. Nên hiện nay e ko dám chắc là đi được không.
 
Ngày 3 (tiếp theo)

Leo một hồi thì đoàn bắt gặp một khe suối nhỏ có nước chảy khe khẽ. Thưởng thức dòng nước tinh khiết, long lanh giữa khung cảnh nguyên sơ này là một trong những ký ức huyền diệu nhất trong đời. Tâm trí hòa quyện vào không gian vạn vật nơi đây mà quên mất chuyện chụp hình. Có lẽ file hình thì có thể mất chứ ký ức đã ở trong não thì không bao giờ phai. Trở lại hành trình, đoàn lần theo các bậc đá của suối mà leo lên tiếp. Mình tuy không linh hoạt nhưng nhờ có sải chân dài nên tạm cho là có lợi thế ở khoản leo trèo này. Tuy nhiên có đoạn, những bậc đá cao vượt tầm của mình, lại trơn kinh khủng cũng làm cho mình vật vã lắm mới leo lên được.

Một trong những khối đá đầu tiên. Nó dựng đứng nhưng không ghê lắm vì còn có cây cối che chở và nương tựa. Điểm thú vị là có một cây thân mộc độ chừng chục năm tuổi bám rễ trên đỉnh của vách đá đó và vươn mình lên cao với tư thế chắc chắn không kém cạnh những cây mọc từ đất. Không biết là nó lấy nước và chất dinh dưỡng từ đâu khi mà bộ rễ của nó không hề lan xuống đất. Mình đoán có lẽ lớp rêu ẩm phủ trên đá chính là nguồn sống của cây. Thiên nhiên thật là kỳ diệu.
46.jpg


Thêm một vách đá nghiệt ngã nữa. Vách đá này chỉ phủ rêu thôi chứ không có cây bám. Cũng may là Tín tìm được một lối đi dễ thở hơn phía bên trái vách đá này. Nhẹ nhõm cả lòng.
47.jpg


Có đoạn dốc dễ chịu và chỉ có đá nho nhỏ. Cây cối thì thưa dần.
48.jpg


Đoạn này thì trống. Nhìn như là đường mòn.
49.jpg


Qua một khoảng rừng âm u, rậm rạp. Cảnh sắc cực kỳ huyền ảo. Đây chính là đoạn chân không chạm đất bởi lớp thảm mục vô cùng dày đặc. Rất rất nhiều lớp lá khô, cành mục từ bao năm tích tụ chồng chất lên nhau, lại thêm cây ngã, đá, và rễ cây lan tỏa, bện chặt tất cả lại với nhau, cùng bao phủ cả một vùng rộng lớn. Một đoạn dài chân được giẫm lên lớp thảm êm và xốp. Dù sướng thiệt nhưng chân luôn cẩn thận lò dò từng bước để kiểm tra xem bước kế tiếp có lỗ hỏng không. Chủ quan lâng lâng quá mức thì lọt hố như chơi. Xui xui rơi ngay vào tổ ong đất, kiến, thậm chí cả rắn thì bất quá được khiêng về. Còn nếu ông bà thương thì cho lọt vào hố kỳ nam cũng đành chấp nhận.
50.jpg


Chui qua một gộp đá. Đá tảng to lúc này xuất hiện nhiều hơn.
50%27.jpg


Năm ngoái, trên đường lên Chư Mư cũng có một chỗ y chang như vậy. Một hệ thống gộp đá chắn ngang giữa đường dốc. Phải chui vào rồi leo lên giếng trời mới đi tiếp được. Lần này thì có đường thoát khác nên không cần leo lên.
51.jpg


Qua khỏi gộp đá này, nhìn vào GPS thấy đỉnh Vọng Phu đã rất gần. Trước mặt toàn đá tảng lộ thiên ẩn hiện mờ ảo trong mây mù, thấp thoáng những vực đá thẳng tuột, cheo leo mà rờn rợn. Cảm giác như vừa bước qua cánh cổng dẫn lối vào giết trùm cuối. Tim đập mạnh hơn, nhịp thở gấp hơn.
 
Chuyến đi tuyện vời! (c)(c). Cảm ơn các bác đã chia sẻ để anh em mở mang tầm mắt.
Hy vọng được làm đồng đội với các bác trong một chuyến đi gần nhất.
 
Ngày 3 (tiếp theo)

Đá tảng lộ thiên ẩn hiện mờ ảo trong mây mù báo hiệu rằng đoàn đã tới được phần chân của Mẹ & Con. Kể từ đây, chặng đường lên đỉnh chỉ còn là đá và mây. Cây cối sẽ không còn che chở cho những con người nhỏ bé nữa. Cơ thể sẽ phơi bày hoàn toàn trên dốc đá kéo dài vô tận. Và lòng quyết tâm sẽ bị đẩy tới giới hạn cực đỉnh, nơi mà lằn ranh giữa việc lên tiếp và quay về vô cùng mong manh. Mình định rằng chỉ cần nhìn thấy cả 2 Mẹ Con ở vị trí gần nhất có thể và được chạm tay vào phần chân đá Mẹ là đã vô cùng mãn nguyện. Vì vậy phải leo bám tới cùng. Trừ phi không may gặp phải một vách đá hiểm trở tột cùng, vượt quá khả năng leo bám thì đành dừng lại để giữ lấy mạng sống.

Hai khối đá to chắn ngang, che khuất tầm nhìn phía trước. Xuyên qua kẻ hở giữa chúng lại là một khối đá khác nữa. Đá nối tiếp đá, kết hợp cùng mây bao trùm cả không gian. Mây và đá che dấu rất tài tình đỉnh Vọng Phu dù GPS đã chỉ sát bên cạnh.
52.jpg


Tới gần hơn một chút. Đoàn phải bám sát vách đá bên phải mới có thể vượt qua chỗ này. Nhưng vẫn chưa thấy dáng dấp của cả 2 Mẹ Con đâu.
53.jpg


Cứ thế, 3 anh em leo bám vách đá mà nhích lên từng ít một. Hết tảng này tới tảng khác mà vẫn không thấy một dấu hiệu nào. Thầm nghĩ chẳng biết mình đang ở đâu giữa chốn không trung mịt mù này. Đang tư lự thì một khoản mây bỗng dạt ra, hé lột một phần chân Mẹ hùng vĩ. Dù chỉ một phần nhỏ chân Mẹ hiện ra cũng đủ giúp mình phá tan đi nỗi lo không thể thấy được Mẹ & Con.
54.jpg


Zoom gần hơn. Vách đá thẳng băng này chỉ là một khứa đá nhỏ của chân Mẹ. Phía sau màn mây dày đặc kia và vượt khỏi góc ảnh hạn hẹp này, còn rất nhiều vách đá khác tương tự vẫn khiêm tốn ẩn mình trong mây. Thử tưởng tượng mình đang vắt vẻo bên đó thì chắc là bi thảm lắm đây.
55.jpg


Và rồi thời điểm nghiệt ngã nhất của cả hành trình cũng xảy đến, một vách đá khổng lồ xuất hiện, với phần thân trên bị bao phủ trong các lớp mây dày đặc, và chiều cao của chóp đỉnh còn là một ẩn số. Lúc đó mình cứ nghĩ đây chỉ là một vách đá bình thường như bao vách đá khác chứ không ngờ đấy chính là thân Mẹ, và cũng không biết là mình vừa hoàn thành ước nguyện là được chạm tay vào.
55%27.jpg


Vách đá to lớn đó dựng thẳng lên trời, phẳng lì không gờ cạnh như thách thức, đe dọa người leo. Đang mãi tập trung phóng tầm mắt xuyên màn mây để xem chóp đỉnh cao thế nào thì thoáng cái Tín đã biến mất, để lại mình và rubicon trong sự hoang mang tuyệt đối. Phải nói rằng cho tới thời điểm đó, dù tọa độ của mình và đỉnh đã trùng nhau, nhưng do đứng trong màn mây mù mịt và dưới một vách đá che khuất hết các góc nhìn, nên mình vẫn chưa nhận dạng được Mẹ & Con ở đâu. Thật là vô vọng. Cảm giác hoang mang, vô vọng lắp đầy hết tâm trí, đẩy lùi lòng quyết tâm tới bờ vực bỏ cuộc.

Bỗng nghe tiếng gọi của Tín từ trên cao, nghĩa là anh bằng cách nào đó đã leo lên được. Chính tiếng gọi kịp thời của Tín đã thôi thúc đôi chân tiếp tục dấn lên. Rubicon và mình lò dò vách đá theo phía bên trái rồi may mắn tìm được một ít gờ cạnh và một ít cây cỏ bám mỏng manh trên đó. Rồi 2 anh em đánh cược tính mạng để lên thử. Khoảng cách leo vách đá này không hơn 10m, thêm 10m độ cao trong hành trình 1700m không là bao, nhưng đủ kéo dài mãi mãi trong ký ức đời người.

Rubicon lên trước, mình theo sát dưới sau. Tay níu vào các ngọn cỏ mỏng manh trên đá, chúng bật cả rễ. Lại thử một ít ngọn cỏ khác và chỉ dùng lực vừa đủ, nếu không bật rễ, thì tạm ổn để leo lên. Thân ốp sát vào vách, thậm chí dùng cả cằm để bấu víu. Chân bám được ít ỏi vào gờ đá mòn ẩm trơn trợt, kết hợp với lực kéo từ tay mà nhích lên từng bước một. Cứ thế từng bước chân lên được, 2 anh em lại dừng lại, định hình, định tâm rồi lên bước tiếp theo. Bình tĩnh, chậm rãi, tập trung dò xét kỹ từng ngọn cỏ, gờ đá, thả lỏng cơ thể hòa mình vào thiên nhiên để có được cảm giác bám víu tốt nhất. Đôi lần mình cúi đầu nhìn xuống dưới nhưng chỉ thấy mây với mây, bao phủ tất cả. Mây mù tuy có làm trơn đá nhưng lại giúp che dấu vực sâu bên dưới, đánh lừa nỗi sợ độ cao.

Khi đã leo được nửa đường thì chỉ có thể lên hết chứ không thể quay lại, hoặc khi lên được rồi cũng không biết làm sao quay trở xuống. Nhưng đây không phải là lúc để suy nghĩ về việc đó bởi cơ thể đã lơ lửng trên vách đá, chỉ cần chủ quan đi sai một bước, hoặc khách quan do ý Mẹ thì sẽ mãi nằm lại nơi đây. May mắn thay, 2 anh em cũng đã lên được an toàn, bên ngoài không xây xát gì, nhưng ở bên trong, não và tim ít nhiều đã giảm phần nào tuổi thọ.

Hết vách đá này có một chỗ trú an toàn để định thần lại. Tín ở ngay bên kia, có lẽ anh đã lên bằng một đường khác. Trước mặt đoàn lúc này là một bãi đá huyền ảo và ngay ở giữa chúng có một cây thân mộc nhỏ phơi mình trong gió mây. GPS báo độ cao 1920m, là điểm cao nhất mà mình đã cẩn thận kiểm tra trên Google Earth nhiều lần. Mình nhìn quanh không thấy chỗ nào cao hơn vị trí này nữa, có chăng chỉ là đỉnh đá Mẹ & Con ẩn nấp trong mây mù. Ba anh em quyết định dừng nghỉ chút, chờ mây tan bớt để xem có thấy được 2 Mẹ Con không.
59.jpg
 
Thật sự là nếu ko có mây mù che thì lúc bám cỏ leo lên tảng đá này chắc anh cũng ko dám leo. Nhờ có mây mù che ko nhìn thấy được phía trên còn cao bao nhiêu mét nữa nên vượt qua được cảm giác sợ độ cao. Và cũng nhờ mây mù che khuất chân tảng đá nên khi nhìn xuống ko có cảm giác ớn lạnh khi đang ở lưng chừng tảng đá mà chẳng biết rõ mình đang ở đâu. Lúc lên đến đỉnh tảng đá mới hoàn hồn và có 1 cảm giác hoang mang thật sự khi nghĩ cách làm thế nào để xuống lại. Và thêm nữa cái cảm giác bị mây mù cứ lảng bảng, hết che rồi lại tan nhưng mọi thứ vẫn mờ mờ ảo ảo gây 1 cảm giác nôn nao, sợ hãi thật sự. Đúng là 1 chuyến leo núi đầy cảm giác từ trước đến giờ khi mà mọi thứ từ đường đi đến thông tin đều phải mò mẫm và dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.
 
Ngày 3 (tiếp theo)

Ngồi chờ mây tan để ngắm cho bằng được Mẹ & Con. Trong lúc chờ, mình thầm cầu cho trời đừng mưa. Viễn cảnh đứng trơ trọi trên đỉnh đá mà ngắm sấm sét chắc sẽ là một trải nghiệm kinh hoàng lắm. Vị trí của Tín và rubicon còn có thể ngồi chứ chỗ mình thì phải đứng. Mình cằm máy nên phải đứng đây để mà chụp ảnh. Đây là vị trí cho góc ảnh tốt và cũng khá an toàn, có thể trụ được. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan vì sảy chân thì sẽ không kịp nói lời từ giã với hai anh.
58.jpg


Mây mù đã che mất hoàn toàn vực sâu bên dưới, giúp mấy anh em đánh lừa trí não mà đỡ sợ độ cao hơn. Thực sự thì vào thời điểm đó, mình khá là lạc quan, rằng trời sẽ không mưa, mây sẽ tan, sẽ ngắm và chụp được cả 2 Mẹ Con, rồi sẽ tìm được cách leo xuống an toàn. Bởi mình biết rõ bên mình còn có hai người khác, sẽ hỗ trợ nhau cùng trở về thành công. Quay trở lại tấm ảnh này, nếu đi vào mùa nắng thì qua màn mây có thể thấy được cao nguyên M’Đrắk bên dưới, sông suối, đường xá, nhà cửa, và cả Hồ Sông Hinh cách vị trí này hơn 20km đường chim bay.
58%27.jpg


Trong lúc ngồi chờ thì điều thú vị được rubicon và Tín bàn tán nhiều nhất đó chính là chi tiết kỳ lạ trên tảng đá này. Có ai nhận ra không? Nếu có thì nó là gì? Rubicon đã đoán rằng nó là nét vẽ trái tim, về sau thì đoán là cái hang đá được ai đó vẽ lên. Tín thì cho rằng đó là một cái lỗ. Còn mình thì nghĩ như Tín, chắc lỗ đá đó đã được gió mài mòn hàng triệu năm qua. Trong nhiều triệu năm nữa, nó sẽ lan ra tới biên đá. Chứ mình không tin rằng có ai đó leo được lên tận đây mà chỉ vẽ một trái tim duy nhất. Nếu là mình, mình sẽ vẽ thêm hai cái tên trước và sau trái tim đó, hoặc để đảm bảo sơn không phai, mình sẽ khắc luôn cả tên vào đá, cho dân tình đời sau biết được, daskem của phuot.vn đã từng lên đây trước nhé. Nói vui vậy thôi, chứ quan niệm của mình là không thích để lại bất cứ thứ gì ở những nơi thiêng liêng như vậy. Đã là thiên nhiên thì phải tuyệt đối nguyên vẹn. Chỉ một chi tiết nhân tạo nhỏ nhoi cũng đủ để phá vỡ cấu trúc toàn vẹn của nó. Cho nên mình chỉ âm thầm lưu lại những khoảnh khắc lên đỉnh bằng ký ức, tracklog và hình ảnh thôi.
59.jpg


Vách này là một phần thân dưới của Mẹ. Nó đẹp một cách rợn người và cao khủng khiếp. Mình phải chụp thành 2 đoạn rời, rồi dùng PS ghép lại ra được tấm này. Ở bên này, có lẽ vách đá mà chúng tôi vừa leo lên mang dáng dấp tương tự như bên đó, nhưng ngắn hơn, chỉ bằng khoảng 1/3, và dễ thở hơn vì có thêm cỏ bám.
60.jpg


Còn đây là một phần thân trên của Mẹ. Những cơn gió chở mây tới tấp bay đến làm đá Mẹ thoắt ẩn thoắt hiện vô cùng huyền bí.
61.jpg


Cho đến giờ phút này, mặc dù đỉnh đá Mẹ và đá Con vẫn còn là một điều bí ẩn ẩn nấp sau màn mây, nhưng quả thật là mình đã vô cùng mãn nguyện vì được tận mắt nhìn thấy dáng dấp của đá Mẹ ở vị trí gần như vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,135
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top