What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Bạn Chitto cho tớ hỏi cái, mặc dù hỏi về Siemriep nhưng cũng có liên quan đến đình chùa. Tớ thấy trong sách vẽ các tháp ở SR hay ghi chữ Library. Mấy cái này là sao ạ? chắc đâu có thể dịch là thư viện đúng không?
 
Bạn Chitto cho tớ hỏi cái, mặc dù hỏi về Siemriep nhưng cũng có liên quan đến đình chùa. Tớ thấy trong sách vẽ các tháp ở SR hay ghi chữ Library. Mấy cái này là sao ạ? chắc đâu có thể dịch là thư viện đúng không?

Vâng bác ạ. Đọc cũng lâu rồi nhưng không chắc hoàn toàn.

Cái Library ở kiến trúc Angkor là do các nhà khảo cổ Pháp đặt thế, không phải nghĩa hoàn toàn giống với Thư viện trong tiếng Việt. Đó là công trình để lưu giữ các đồ tế, đồ cúng tiến của tín đồ, các đồ quý chỉ dùng trong lễ hội, và cả những cuốn sách thiêng, những tài liệu kinh sách tôn giáo nữa. Như vậy chức năng của tòa nhà này cũng có lưu giữ một phần sách vở, nhưng không phải là cái Thư viện như hiện nay.

Ở khu Mỹ Sơn bác cũng có thể thấy cái tháp gạch có trang trí đẹp nhất phía trước tháp chính, cũng được gọi là "tháp Thư viện", chẳng qua cũng là dịch từ Library mà người Pháp dùng; và đó cũng là tòa nhà để đồ quý thôi.

Có lẽ đó là cách dùng từ của họ, không nên dịch là Thư viện, mà nên theo đúng nghĩa là Kho đồ thánh.
 
bác chít to ới, em hỏi bác phát:

em vô đền chùa cũng hay để ý con rồng trên mái ( mà dân gian vẫn hay gọi là Lưỡng long chầu nguyệt - nhật ý )

em thấy nó có nét tạo hình cơ bản chung là 2 con rồng chụm đầu vào hình mặt trời ở giữa tuy nhiên em thấy mỗi nơi có 1 kiểu: nơi thì hình mặt trời được cách điệu với hình nhiều ngọn lửa nhỏ đang cháy vươn lên, nơi thì chỉ là 1 cái hình tròn quét sơn đỏ; về 2 con rồng cũng vậy: nơi thì chỉ là 2 con rồng nhỏ nhỏ chiếm khoảng 1/5 chiều dài mái, nơi thì làm 2 con rồng cụ chiếm đến gần 1/2 chiều dài mái

vậy, những cái đó có nói lên điều gì không bác?

thêm nữa, mong bác bỏ chút thời gian ngồi gõ vài dòng về cái nét tạo hình này cho em được mở rộng nhãn quan với ạ, xưa nay chả thấy ai nói gì về cái này nên em còn tù mù lắm

ví như em thấy ở đình Đông Dư Hạ - Gia Lâm, 2 con rồng cụ này chiếm đến nửa cái mái đình

DSCN6040.jpg

tuy vậy, ở đền thờ Hai Bà Trưng - Hai Bà Trưng em thấy 2 con rồng này bé tẹo, nét tạo hình mặt trời cũng khác chút

IMG_0119.jpg
 
Cái này đâu phải mặt trời nhỉ? Hình như nó là Lưỡng Long Tranh Châu thì phải. :)

Các bức đắp trên nóc đền chùa là Lưỡng long chầu Nguyệt (hoặc Nhật) chứ không phải tranh châu bác ạ. Lưỡng long tranh châu thường là trên bức họa, bích họa, đắp nổi trên tường, với thế vờn nhau chứ không phải châu đầu vào nhau thế này.

Thực ra cũng có trường hợp là Lưỡng long tranh Châu, thường là của người Tàu. Khi đó hình ở giữa phải là một khối cầu, chứ không phải là mặt phẳng dẹt hình tròn như thế này. Những cái do VN làm thường là mặt Nguyệt hoặc Nhật.

Theo tớ nhận thấy, thì hình thức đắp hai con rồng chầu vào mặt trăng/trời này ở Việt Nam hình như chỉ xuất hiện từ đời Nguyễn trở lại đây thôi.

Các ngôi đền, đình, chùa được dựng từ đời Lê trở về trước (hoặc trùng tu mà vẫn giữ được đúng nguyên bản) thì trên nóc không có 2 con rồng kiểu này. Chùa thời Tây Sơn như Kim Liên, Tây Phương, trên nóc cũng không có. Các chùa cổ, trên đỉnh nóc thường để trơn, hoặc nếu có đắp thì cũng chỉ đắp nổi tấm ngạch đề tên chùa (thường là 3 chữ), và chỉ ở hai đầu đốc mới có đắp đầu rồng, và các đầu đao đắp đắp đầu rồng thôi. Các ngôi đình cổ còn giữ được như đình Đình Bảng, Chu Quyến, Tây Đằng... đều không đắp rồng chầu Nguyệt giữa đỉnh nóc mái.

Ngược lại, một điều dễ nhận thấy là các công trình ở Huế từ Ngọ Môn, cung điện, chùa, Văn miếu... thì đều có hai con rồng chầu. Có thể hai rồng chầu vào giữa (như hình bạn zanghoang post), cũng có thể rồng vươn ra ngoài, quay đuôi vào, nhưng hai đầu rồng cũng lại quay vào trong.

Tớ đã từng đọc đâu đó (không dám chắc) rằng các môtip rồng chầu nguyệt ở miền Bắc chỉ có từ đời Nguyễn. Một số công trình cổ hơn, khi trùng tu dưới thời Nguyễn người ta cũng đắp thêm vào.

Nhấn mạnh là chỉ rồng ở trên đỉnh nóc thì không có thôi, chứ rồng ở hai đầu đốc và đầu đao thì đền chùa cổ miền Bắc đã đạt đỉnh cao từ lâu rồi.
 
Last edited:
Lại một điều nhận xét nữa: Các cung điện ở Trung Quốc, đền chùa ở Bắc Kinh cũng không có rồng chầu kiểu này. Mái truyền thống cung điện TQ thì có các con của rồng: Si vẫn, Trào phong ở hai đầu đốc thôi, còn phần giữa mái vẫn thẳng trơn (search Gúc là ra ảnh một loạt). Mái công trình phía bắc TQ trang nhã, phóng khoáng.

Ngược lại, xuống phía nam TQ, Phúc Kiến, Quảng Đông (và theo đó là Đài Loan) thì môtip trang trí mái cực kì rối rắm phức tạp. Nào là bát tiên, nào là tứ quý, nào là tứ hữu... và đặc biệt không thể thiếu con rồng. Rồng bám đầy mái, dù nóc mái bé mấy thì cũng phải có rồng, có hình mặt trăng/trời hoặc bầu rượu ở giữa. Và họ đạt đỉnh cao khi làm các trang trí đó bằng sứ rất đẹp, rồi gắn lên.

Những người Minh hương Phúc Kiến, QĐ vượt biển nhiều nhất, và đi đến đâu họ cũng mang văn hóa, kiến trúc của mình đến đó. Tiêu biểu là các công trình ở Hội An như Hội quán Phúc Kiến ấy.

Thế nên, theo tớ giả định, rất có thể triều nhà Nguyễn đã bắt chước cái kiểu kiến trúc đắp rồng trên đỉnh nóc của người Tàu Phúc Kiến, nam Trung Hoa vào các công trình của mình. Khi triều Nguyễn cai trị toàn bộ VN, thì môtip này được áp dụng khắp nơi. Những ngôi đình chùa cổ miền bắc trong thời gian này trùng tu mà không giữ được nguyên bản thì cũng chịu số phận đắp rồng lên nóc, dù trước đó chưa bao giờ có.

Người Phúc Kiến đạt đỉnh cao khi họ làm toàn bộ những trang trí, toàn bộ con rồng... bằng gốm sứ rất đẹp. Còn triều Nguyễn, không biết vì có phải chưa đủ khả năng làm thế hay không, mà đắp bằng vữa và gắn bằng mảnh sành, mảnh sứ lên, tạo thành một kiểu riêng.
 
Lưỡng long tranh châu (không phải chầu Nguyệt) ở trên nóc chùa Hưng Ký, vốn dựng theo kiểu TQ.

Có thể thấy rõ các chi tiết được làm bằng sứ rất đẹp, từ con rồng đến các hình người. Bên trên là hạt châu, hình cầu, chứ không phải mặt nguyệt/nhật.


picture.php
 
Nếu vào Huế, thì thấy có lúc không phải Châu, cũng không phải Nguyệt, mà có khi là bầu rượu (hồ lô).

Như vậy chi tiết ở giữa có thể là nhiều motif khác nhau, không nhất định, tùy theo quan niệm, thẩm mỹ của người làm. Mỗi motif có ý nghĩa riêng. Theo tớ hiểu thì một số ý nghĩa như sau:

- Lưỡng long tranh châu là motif truyền thống TQ rồi, không cần thắc nhiều

- Bầu rượu (hồ lô) tượng trưng cho Chứa đựng, là khái niệm của Vũ trụ. Vì vậy nhiều đỉnh tháp cũng dựng quả hồ lô.

- Lưỡng long chầu Nhật (mặt trời) là tượng trưng cho Vũ trụ nói chung. Lúc này các lưỡi lửa của mặt trời ngược lên phía trên.

- Trường hợp các lưỡi lửa xòe sang hai bên (nằm ngang) thì đó là Nguyệt, chứ không phải Nhật. Tại sao lại là mặt trăng chứ không phải mặt trời. Tớ có đọc thấy nói rằng: Hai rồng hai bên là hai Hào dương, Mặt trăng ở giữa là hào Âm. Đó là tượng của quẻ Ly. Ly là Lửa, tượng của Phương Nam, của nóng, sáng, linh động, phát triển. Triều nhà Nguyễn lấy biểu tượng mặt trăng ở giữa là khẳng định vị trí Đại Nam của mình.

(Cờ của chính phủ Việt Nam thời Trần Trọng Kim cũng là hình này, coi quẻ Ly là biểu tượng của Việt Nam).

Nếu ở giữa là Mặt trời, thì đó là ba hào Dương, tượng của quẻ Càn (trời). Cờ của chính quyền Miền nam VN trước 75 cũng là quẻ Càn này, gồm ba vạch ngang liền, vì thế còn được gọi là cờ Ba que.

Bây giờ thì hình như chả ai quan tâm ở giữa là Nhật hay Nguyệt. Cứ tùy tiện đắp thế nào thì đắp. Bảo là Nguyệt cũng ừ, Nhật cũng ok !!!
 
Tháp Phổ Minh

Quay lại với chủ đề tháp chùa.

Ngôi tháp chùa cổ nhất Việt Nam nay còn lại là tháp Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Nam Định, xây từ thế kỉ 13. Ngôi tháp dáng đẹp cao 14 tầng, đế và tầng 1 làm bằng đá, các tầng trên xây bằng gạch. Trước kia gạch mộc đỏ tươi giống tháp Bình Sơn (post sau), đến đời Nguyễn thì trát vữa lên, nên có hình dạng như ngày nay.

Trước tháp có mấy bệ chân cột mà tương truyền là để kê chân Vạc Phổ Minh, các vạc lớn nhất của VN, một trong Tứ đại khí. Vạc to đến độ hai người có thể chạy đuổi nhau trên miệng vạc. Giặc Minh đã phá hủy vạc nên khôgn còn gì cả.


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top