What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Tượng Nhục thân

Một thể loại tượng Tổ rất hiếm nữa, mới chỉ có ở chùa miền Bắc, đó là tượng Nhục thân.

Tượng Nhục thân là toàn bộ thân xác của các vị sư sau khi qua đời được bảo quản dưới dạng tượng, bó sơn trực tiếp ra ngoài. Một số tượng không moi nội tạng, mà nguyên vẹn cả cơ thể.

Hiện nay phát hiện được 4 tượng Nhục thân: ở chùa Đậu có 2 pho Thiền sư Đạo Tâm (Vũ Khắc Minh) và Đạo Chân (Vũ Khắc Trường), cách đây trên 350 năm; ở chùa Phật Tích có pho Thiền sư Chuyết Chuyết; và chùa Tiêu có pho Thiền sư Như Trí.

Nhục thân hai Thiền sư chùa Đậu

picture.php
picture.php
 
Nhục thân của thiền sư Như Trí là pho Nhục thân thứ ba, được tìm thấy trong tháp Viên Thông ở chùa Tiêu.

Chùa Tiêu là ngôi chùa cổ nổi tiếng là nơi sư Thiền sư Vạn Hạnh tu. Lý Công Uẩn sau là Lý Thái Tổ cũng đã học với Vạn Hạnh tại đây, và rồi mẹ của Lý Thái Tổ cũng về đây tu hành. Chùa là một trung tâm Phật giáo trong nhiều thế kỉ, với nhiều thiền sư đắc đạo. Trong vườn chùa có khu mộ tháp với nhiều ngôi mộ, lớn nhất là tháp Viên Minh. Gần đây khi mở tháp đã phát hiện nhục thân của một vị sư ngồi trong tháp đó đã 300 năm, bị hủy hoại khá nhiều. Sử ghi lại thì đó là thiền sư Như Trí, một tác giả Phật giáo viết khá nhiều sách.

Hôm tôi đến chùa Tiêu gặp một ông chụp ảnh trước chùa. Ông này kể rằng khi mở tháp thì chính ông là người có mặt ở đó, và chụp những bức ảnh đầu tiên về pho nhục thân này. Thực ra trước đây đã có kẻ gian đục tháp tìm của, nên làm hỏng tượng khá nhiều. Giờ đây người ta phục chế pho Nhục thân theo kiểu của pho chùa Đậu, rôi đưa vào một gian riêng, đặt trong một lồng kính chứa khí Nitơ.


picture.php
 
Last edited:
Thiền sư Chuyết Chuyết

Pho nhục thân cuối cùng được tìm thấy gần đây nhất là của thiền sư Chuyết Chuyết.

Vị thiền sư này là người Trung Quốc, sang Việt Nam tu, và chủ yếu ở chùa Bút Tháp. Cái tháp đá nổi tiếng của chùa Bút Tháp, trở thành biểu tượng của chùa và của cả tỉnh Bắc Ninh, chính là tháp mộ của ông. Tưởng rằng như thế thì ông phải được chôn trong đó.

Thế nhưng không, đó chỉ là cái tháp thờ vọng. Còn nhục thân của ông lại ở chùa Phật Tích. Vốn là kẻ trộm đột nhập tháp cổ, phá tháp để lộ ra nhục thân của ông. Giờ nhục thân đã được phục chế theo kiểu giống sư Vũ Khắc Minh, và thờ trong lồng thủy tinh chứa khí Nitơ.

Cho đến nay, trên đây là 4 pho nhục thân duy nhất tại Việt Nam. Chưa tìm thêm pho nào khác cả.

picture.php
 
theo em biết thì đây là 1 hình thức táng rất độc đáo: tượng táng, hình như thế giới cũng không có nhiều

tiện đây bác chitto up thêm vài dòng về cách người xưa làm tượng táng cho các anh chị em được rõ với ạ

Cho đến nay, trên đây là 4 pho nhục thân duy nhất tại Việt Nam. Chưa tìm thêm pho nào khác cả.

bác dùng từ không chính xác nhá, đã " duy nhất " tức là chỉ có 1, nếu đã 4 thì không có duy nhất đâu bác ợ :D
 
Về vấn đề Nhục thân - tượng táng, thì tìm đọc trên mạng cũng có một cơ số bài. Tớ viết ra cũng chỉ là cóp nhặt, copy & paste. Tớ thì thích cái mình hiểu, rồi mình trình bày lại hơn là copy & paste.

Chuyện Nhục thân, lại liên quan đến Xá-lợi ở mấy trang trước. Rất nhiều chỗ thì tôn các pho nhục thân này là "Toàn thân xá-lợi" và có ý cho rằng còn hơn cả các xá-lợi khác. Thế nhưng theo tôi, coi các pho Tượng táng này là xá lợi là quá, bởi xá lợi rất cứng rắn, tác động của thời gian, ngoại cảnh gần như không tác dụng.

Thế nhưng các pho tượng táng rõ ràng cũng chỉ là một phương pháp ướp xác thôi. Và nếu bảo quản không tốt thì cũng hư hỏng xuống cấp, thậm chí là mục nát hết. Như thế làm sao đáng hai chữ "xá-lợi" ?

Nếu nói về Tượng táng - Nhục thân thì ở Trung Quốc có pho Nhục thân của Lục tổ Huệ Năng từ năm 713, đến nay đã 1300 năm mà vẫn ngồi nguyên vẹn kia. Các tượng táng của mình thua đến 1000 năm, cũng không phải là điều gì đáng tự hào quá.
 
Last edited:
Lục tổ Huệ Năng

Nói thêm một tí về Lục tổ Huệ Năng. Đây là vị Tổ Thiền tông cuối cùng, vị Tổ thứ sáu tính từ Bồ Đề Đạt Ma, và Ông không truyền Y bát lại cho ai nữa, tức là sẽ không có Thất tổ, Bát tổ (vì lúc đó Thiền tông phát triển mạnh mẽ và rộng rãi đến mức không cần người đứng đầu nữa).

Ông nổi tiếng đến mức những bài giảng của ông được gọi là Kinh, và chỉ có một tập. Đây cũng là trường hợp duy nhất Kinh không phải do Phật thuyết.

Thiền tông từ ông phát triển rực rỡ. Theo đó ai cũng có thể "đốn ngộ" để giác ngộ mà không cần qua quá trình vất vả lâu dài tụng kinh sách công phu. Một bằng chứng rõ ràng nhất là chính ông, xuất thân nông dân, không đọc sách, chỉ nghe lén các bài giảng của Ngũ tổ trong vài năm rồi lưu lạc giang hồ mấy chục năm, thế mà rồi được toàn bộ giới Phật giáo tôn kính là bậc Tổ. Và đến khi qua đời ông vẫn là một người mù chữ !!!

Một số nhà khoa học coi tư tưởng triết học của ông sánh ngang với Lão tử, Khổng tử, Trang tử, Mạnh tử, đủ biết trình độ ông thế nào.

Gần đây, trong trào lưu coi Việt Nam là hậu duệ trực tiếp và gần của Bách Việt, một số "sử gia" đã nhất quyết đòi bằng được hàng loạt nhân vật và triết thuyết là của Việt Nam: Thần Nông là của Việt Nam; Thuyết Âm dương, Bát quái, Kinh Dịch là của Việt Nam; Tư Mã Thiên là người Việt Nam, Tôn Trung Sơn là người Việt Nam....

Và cũng đòi nốt Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam luôn.
 
Tháp

Một công trình kiến trúc đặc trưng nhưng không phải chùa nào cũng có là ngọn Tháp. Nguyên thủy thì Tháp - Stupa - dùng để lưu giữ thánh tích: Sợi tóc, cái răng, xá-lợi Phật, là Tháp Phật. Nhưng Phật cũng không thể đủ mà phân chia nhiều tháp thế, nên rồi có các tháp mộ sư, tháp-vũ trụ (cũng có thể coi là tháp Phật, vì Phật ở khắp Vũ trụ). Những tháp sau này không còn là stupa nữa.

Đối với các chùa Nguyên Thủy (Nam Tông) như Ấn, Nepal, Thái, Cam, Khơme thì Stupa là bộ phận không thể thiếu, và chính nó tạo thành tên gọi pagoda.
Stupa thường có hình quả chuông, chân đế rộng vững chãi, lên cao nhỏ dần. Tháp gồm 3 phần: Đế, thân, đỉnh, tượng trưng cho toàn bộ Vũ trụ Tam giới: Đế tháp là Dục giới, thân tháp là Sắc giới, đỉnh tháp là Vô sắc giới. Ngoài ra có thể có cái chóp hình cái lọng nhiều tầng, là Niết Bàn.


Stupa - biểu tượng của nước Lào

24347d11450ad1f9.jpg
 
Những stupa nổi tiếng nhất

Ảnh lấy trên mạng

Stupa Sanchi - Stupa cổ nhất còn đến nay ở Ấn Độ, là kiểu mẫu của Stupa: đủ 3 phần của Tam giới cùng cái lọng Niết Bàn (phần Sắc giới xem ra to nhất, quan trọng nhất, hic)

picture.php


Cái Stupa rộng nhất thế giới: Borobudur ở Indonesia

picture.php

Cái Stupa lộng lẫy nhất: Shwedagone ở Myanmar

picture.php

Hehe, Việt Nam ta chả có cái nào khả dĩ so sánh được với bất cứ cái nào trong số trên, thì thôi, lại có những kiểu của ta vậy.
 
Tháp chùa Đông Á

Tháp chùa ở Việt Nam thì học theo kiểu Trung Quốc, tất nhiên rồi.

Tháp TQ không giữ kiểu Stupa, mà kết hợp với kiến trúc Lầu, để thành cái tháp nhiều tầng, mở cửa ở mỗi tầng, và mỗi tầng có một lượt mái. Các tháp cổ của TQ cũng có kiểu giật cấp, nhỏ lại rất nhanh, ít tầng, 4 cạnh vững chắc. Nhưng về sau họ đã đạt đến đỉnh cao kiến trúc khi dựng những ngọn tháp cao, thẳng đứng, nhiều tầng, đến mười mấy tầng, các mái đưa ra ngoài treo chuông. Cả ngọn tháp là một khối đa giác, thường là lục giác, bát giác, nổi bật lên nền trời. Tháp có tháp gỗ, tháp gạch đá...

Sang Nhật Bản, tháp chùa mang một kiến trúc khác khi thân tháp nhỏ nhưng mái lại rất lớn. Tháp chùa Nhật chỉ có 4 cạnh, 5 hoặc 7 tầng thôi. Tháp luôn làm bằng gỗ, với những cột gỗ là nguyên cây gỗ cao.

Tháp TQ nổi tiếng có Lầu Hoàng hạc, nhưng đã bị phá, lầu hiện nay dựng lại bằng xi măng cốt thép. Có tháp Lục Hòa ở sông Tiền Đường có hơn nghìn năm nay, (ai đọc Thủy Hử có thể nhớ là Lỗ Trí Thâm đã viên tịch ở chùa này),...

Tháp sáu cạnh tượng trưng Lục hòa, tám cạnh tượng trưng "tám hướng" hay Bát chính đạo của Phật giáo. Tháp bốn cạnh là "bốn phương" của núi Tu Di, số 4 cũng là Tứ Diệu đế.

Tháp chùa Việt Nam có gì khác chăng ?
 
Tháp chùa Việt

Trong lịch sử Việt Nam ghi lại một số ngọn tháp nổi tiếng: Tháp Báo Thiên (Đại Thắng Tư Nghiêm bảo tháp) là 1 trong Tứ đại khí; tháp Tường Long ở Đồ Sơn, tháp Long Đọi ở Hà Nam, tháp Phật Tích ở Bắc Ninh, đều dựng đời Lý. Nhưng không còn ngọn tháp nào còn cả.

Theo ghi chép thì tháp chùa Việt cổ đời Lý Trần đều xây bằng đá, gạch, không thấy tháp gỗ. Các tháp đều có 4 cạnh, nhiều tầng. Đây là kiến trúc tượng trưng cho Trục Vũ trụ, tháp là hình ảnh của núi Vũ trụ Tu Di (Meru), do đó bốn góc có 4 Thiên vương đứng gác. Tháp có 11, 12, 13, 14 tầng, số tầng không cố định tùy thuộc vào quan niệm.

Lúc này không còn 3 phần tương ứng Tam giới rõ ràng như Stupa; tuy vậy các tầng tháp cũng có thể chia ra:
- Các tầng bên dưới là Dục giới
- 4 tầng tiếp theo là Sắc giới gồm 4 tầng thiên: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền
- 4 tầng trên cùng là Vô Sắc giới gồm:Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Chỉ đến đời Nguyễn mới xây tháp tám cạnh, tiêu biểu là tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ bảy tầng, là vì tương ứng với 7 vị Phật quá khứ.

Một số tháp khác có 9 tầng gọi là tháp Cửu Phẩm Liên hoa, tương ứng với 9 phẩm của Tịnh Độ, từ Hạ phẩm hạ sinh đến Thượng phẩm thượng sinh. Những tháp dựng ngoài trời cửu phẩm này đều dựng muộn, không phải tháp cổ. Nhưng có loại tháp đặc biệt là Tháp gỗ - hay Cối phật, cái này sẽ nói sau.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,104
Latest member
lyhoangbaothy
Back
Top