Trên đây là 18 pho tượng Tổ kế đăng Thiền tông chùa Tây Phương, là những tác phẩm kinh điển hàng đầu của nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam. Cùng với pho Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp, bộ tượng này được gọi là "Tập đại thành của điêu khắc Việt Nam".
Quả thật, bộ tượng hàm chứa những nhân sinh quan của các nghệ nhân cách đây hai trăm năm một cách sinh động, đầy sức sống. Nếu như thời Lê, các pho tượng La hán chỉ mang tính hình tượng ước lệ sơ sài, các vị la hán được tạo tác với khuôn mặt, hình thể đơn điệu giống nhau, không mang chiều sâu, thì bộ tượng này có những chiều tâm thức rất rõ nét. Vui, buồn, đau khổ, vui sướng, hoang mang, suy ngẫm, dằn vặt, thỏa mãn,... đều được thể hiện đầy đủ.
Bộ tượng Tổ này là sớm nhất, đồng thời là đẹp nhất. Chính vì thế về sau các chùa theo Thiền tông đã bắt chước phong cách này, tạo tác các hình ảnh tương tự để thờ trong chùa. Chẳng hạn trong nhà tổ chùa Quán Sứ có vẽ lại các tượng này, hai dãy hành lang chùa Côn Sơn cũng treo tranh vẽ các tượng này, hay chùa Thổ Hà còn làm bắt chước với kích thước nhỏ hơn để thờ hai bên hành lang.
Như thế, từ những bức tượng mang tính riêng biệt, riêng có tại chùa Tây Phương, hình ảnh này đã được chấp nhận như là chuẩn mực, khuôn mẫu của các tượng Tổ kế đăng,
Nếu ai đã có công đi thăm các ngôi chùa miền Bắc, đừng quên đến với chùa Tây Phương, để thăm những tuyệt tác của cha ông để lại.
Quả thật, bộ tượng hàm chứa những nhân sinh quan của các nghệ nhân cách đây hai trăm năm một cách sinh động, đầy sức sống. Nếu như thời Lê, các pho tượng La hán chỉ mang tính hình tượng ước lệ sơ sài, các vị la hán được tạo tác với khuôn mặt, hình thể đơn điệu giống nhau, không mang chiều sâu, thì bộ tượng này có những chiều tâm thức rất rõ nét. Vui, buồn, đau khổ, vui sướng, hoang mang, suy ngẫm, dằn vặt, thỏa mãn,... đều được thể hiện đầy đủ.
Bộ tượng Tổ này là sớm nhất, đồng thời là đẹp nhất. Chính vì thế về sau các chùa theo Thiền tông đã bắt chước phong cách này, tạo tác các hình ảnh tương tự để thờ trong chùa. Chẳng hạn trong nhà tổ chùa Quán Sứ có vẽ lại các tượng này, hai dãy hành lang chùa Côn Sơn cũng treo tranh vẽ các tượng này, hay chùa Thổ Hà còn làm bắt chước với kích thước nhỏ hơn để thờ hai bên hành lang.
Như thế, từ những bức tượng mang tính riêng biệt, riêng có tại chùa Tây Phương, hình ảnh này đã được chấp nhận như là chuẩn mực, khuôn mẫu của các tượng Tổ kế đăng,
Nếu ai đã có công đi thăm các ngôi chùa miền Bắc, đừng quên đến với chùa Tây Phương, để thăm những tuyệt tác của cha ông để lại.