What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Chùa Hàm Long.

Nghe đồn chùa này bắt ma trừ quỷ nổi tiếng thiên hạ .

hl.jpg


hl1.jpg
 
Đề nghị các thành viên khi tham gia vào các topic mà người lập topic có ý đưa thông tin theo một mạch chủ đề với các lớp lang thứ tự của người viết, thì nên tôn trọng tác giả, và tham gia theo đúng mạch.
Không chỉ có tác giả muốn chủ đề của họ không bị loãng, mà những người đang theo dõi cũng không muốn mạch bài viết bị lộn xộn.
Đóng góp vào topic là rất được hoan nghênh, nhưng đóng góp thế nào, đến đâu thì mỗi thành viên nên suy ngẫm trước khi post bài.
Xin trân trọng cảm ơn.

(Có thể tôi sẽ tách phần post ảnh chùa, phật của Akhin, movadoklx... vào một topic khác. Phần tranh luận về Phật giáo vẫn để nguyên).
 
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ ...

Có những nơi gợi cho ta một cảm giác khó tả. Có chút xót xa hoang tàn, có khi trực ngộ sự sinh tồn hoại diệt của tạo hoá...

h.jpg


h3.jpg


IMG_4440.jpg


hh.jpg


P/S: Cô Toet này lạ thật, mấy ảnh của tôi post sai khác chỗ nào so với nội dung topic ngay từ đầu. Đến bác Chitto là MOD đồng tác giả còn chưa phản đối mà cô đã đẩy ngay ảnh của tôi cùng các thành viên khác đi là sao ? Hay đổi tên topic.
 
4. Quán:
Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên

.

em xin phép cắt mạch của bác chút:

em thắc mắc là: bác xếp Quán thánh vào cơ sở tôn giáo: quán, nhưng tại sao hiện nay người ta vẫn gọi là chùa Quán Thánh hở bác?

phải chăng có sự sát nhập, giao thoa nào đó ợ ?
 
em xin phép cắt mạch của bác chút:

em thắc mắc là: bác xếp Quán thánh vào cơ sở tôn giáo: quán, nhưng tại sao hiện nay người ta vẫn gọi là chùa Quán Thánh hở bác?

phải chăng có sự sát nhập, giao thoa nào đó ợ ?

Em chưa thấy ai gọi là chùa Quán Thánh cả bác ạ, toàn gọi là đền Quán Thánh - chùa Trấn Quốc :)
 
em thắc mắc là: bác xếp Quán thánh vào cơ sở tôn giáo: quán, nhưng tại sao hiện nay người ta vẫn gọi là chùa Quán Thánh hở bác?

phải chăng có sự sát nhập, giao thoa nào đó ợ ?

Chắc bác nhầm Quán Thánh với chùa Trấn Quốc. Chưa ai gọi nơi này là chùa cả.

Quán Thánh là tên gọi dân gian của một ngôi Đền ở phía bắc của Thăng Long. Quanh tên gọi của đền cũng có nhiều điều phải nói.

Ba chữ trên cổng ghi rõ là Chân Vũ quán, như vậy là Đạo quán của Đạo giáo. Đạo quán này thờ Chân Vũ Đại đế, là một vị thần tối cao của Đạo giáo. Ở Trung Quốc ngài có rất nhiều tôn xưng, gần như có đủ mọi tôn hiệu cao quý nhất có thể có.

Thế nhưng có một điều riêng là người Việt Nam không gọi đúng tên là Chân Vũ, mà lại chệch đi là Trấn Vũ. Trong chữ hán thì chữ Trấn nhiều hơn chữ Chân một bộ "kim". Người TQ hình như không dùng tên Trấn Vũ.

Thời khởi thủy được dựng, thì là đền Trấn Bắc, và là một ngôi đền, nghĩa là thờ thần, không có giới tu hành đạo giáo ở đó. Sau đó có thể đến khoảng đời Lê mới có giới đạo sĩ đến sống, hành đạo tại đây, nên đền đổi thành Quán. Nhưng khi giới đạo sĩ không còn ở đây nữa, thì dân gian lại gọi là đền, đền Trấn Vũ.

Chữ viết chính thức trên cổng "Chân Vũ quán" thì hầu như không ai để ý đến.
 
Last edited:
Đền Trấn Vũ - Chân Vũ quán chưa bao giờ là chùa. Thế nhưng bác có thể thấy một số đạo quán khác đã biến thành chùa rồi đó.

Rõ nhất, và bác hoàn toàn có thể vào thăm để thấy, đó là ngôi chùa Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai, bên cạnh chợ Đồng Xuân.

Vốn xưa nơi đó là ngôi Đạo quán, với tên gọi là Huyền Thiên cổ quán (bốn chữ này vẫn còn viết ở bức hoành chính giữa), có giới đạo sĩ ở đây. Nhưng sau giới đạo sĩ thất thế, không còn ai ở lại, thì người dân biến Đạo quán thành chùa thờ Phật, do đó mang tên là chùa Huyền Thiên. Di tích của Đạo quán để lại là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ rất lớn ở giữa, cũng to lắm, mỗi tội là làm bằng gỗ chứ không phải bằng đồng. Còn ngay sau tượng lại là điện thờ Phật.

Không chỉ Huyền Thiên cổ quán bị biến thành chùa, tôi còn đã đến một số nơi khác ở Hà Tây, cũng ở trong tình trạng tương tự. Đó là Huyền Thiên đại quán - còn gọi là đền Sái - cũng đã thành chùa ở đằng sau. Tiếp nữa là Linh Tiên quán biến thành chùa Linh Tiên, Hội Linh quán biến thành chùa Hội Linh, Linh Quang quán trở thành chùa Linh Quang...

Huyền Thiên cũng chính là Trấn Vũ. Vị này trong Đạo giáo có các tôn hiệu kinh dị như sau:

- Huyền Thiên Thượng đế
- Chân Vũ đại đế
- Thượng đế tổ sư
- Đãng Ma thiên tôn
- Hỗn Nguyên giáo chủ
- Ngọc Hư sư tướng
- Bắc Cực Huyền linh đại thánh
- Riêng ở Việt Nam thì gọi là Thánh Trấn Vũ

Trong tôn hiệu có dùng chữ Thượng đế, là danh hiệu tối cao có thể cho một vị thần. Đó là bởi theo Đạo giáo thì Huyền Thiên chính là một hóa thân của Ngọc Hoàng Thượng đế.
 
Last edited:
Đây, ảnh cái cổng của Huyền Thiên cổ quán đây ạ. Bên trên cổng vẫn còn 4 chữ đó. Thế nhưng bên cạnh lại có biển ghi là "chùa Huyền Thiên".


Vị "chủ cũ" vẫn được ngồi ở chính giữa, được hưởng sự cúng lễ. Tuy nhiên những người đi lễ hầu như không rõ về sự tích của ngài, coi ngài cũng chỉ như một vị thánh hộ pháp mà không biết ngài mới đúng là chủ nhân chính thức trước khi nhà ngài bị biến thành chùa. Chỗ ngài ngồi được mang chữ "Ngọc Hư cung", nhưng ngay phía sau lại là "Đại Hùng bảo điện".


picture.php
 
A la hán

Lâu chả đi được đâu, toàn đi các di tích lịch sử, quay lại tiếp với topic này.

Tiếp tục về các A la hán.

Con số 18 là bội số của 9, mang tính chất Phật giáo hơn là có ý nghĩa thực sự cụ thể.

Hình tượng của các A la hán có nhiều thuyết. Hình tượng hay gặp trong kinh điển là "Năm trăm la hán", vì kinh sách nói rằng sau khi Phật nhập Niết bàn, thì 500 đệ tử của Phật đã tập hợp lại để thống nhất về kinh điển. Năm trăm vị này tạo thành đại hội 500 la hán, và thường được gọi là các Tôn giả.

Sang đến TQ, thì 500 la hán được "thần tiên hóa" bằng cách gán cho mỗi vị một sự thần thông nào đó, biến các vị thành một kiểu thần tiên pháp thuật. Vì thế mới có La hán Trường mi, lông mày dài bao nhiêu cũng được; La hán Trích Nguyệt, tay dài đến mức có thể hái được Mặt trăng; La hán Đảo hải, chân dài đến độ khuấy được biển, La hán Bố đại có cái túi chứa bao nhiêu cũng được, La hán Thác tháp tay cầm cái Tháp có pháp thuật, ...

Tôi nhớ vào chùa Hoa Đình ở Vân Nam, tượng 500 La hán đắp khắp quanh chùa, đứng ngồi lổm nhổm, trông có vẻ ma quái hơn là từ bi.

Tiếp thêm đó, lại có những sách nói về 3000 la hán, rồi về 16 vị La hán, mà mỗi vị đứng đầu của hàng trăm, hàng ngàn vị La hán khác... nói chung là nhiều thuyết không đồng nhất.


Nhưng với các chùa Thiền Tông, thì Thập bát A la hán lại gắn liền với các Tổ Kế đăng.
 
Last edited:
Tổ Kế đăng

Tổ kế đăng, nghĩa là Tổ tiếp nối truyền ngọn đèn - ánh sáng của Thiền tông. Tổng cộng có 33 Tổ kế đăng.

Theo Thiền tông, thì Phật lần đầu dùng Thiền chính là trong cách giảng "niêm hoa", giơ một cành hoa lên để thuyết pháp. Chỉ có Ca Diếp hiểu được, nên Phật truyền pháp cho Ca Diếp. Ca Diếp trở thành Sơ tổ của Thiền Tông.

Ca Diếp khi viên tịch thì truyền cho A Nan thành đệ nhị tổ, A Nan viên tịch thì truyền cho Thương Na Hòa Tu làm đệ tam tổ,... cứ thế ở Ấn Độ truyền đến đời thứ 28 là Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi đó cách Phật khoảng 1000 năm. Bồ Đề Đạt Ma rời Ấn Độ sang Trung Quốc truyền Thiền tông vào thế kỉ 6, và trở thành Tổ đầu tiên của Thiền tông Trung Quốc. Thiền tông này đã dung hòa thêm một số yếu tố triết lý của TQ.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Trung Quốc, truyền tiếp được 5 đời nữa, đến Huệ NăngLục tổ thì không tiếp tục truyền nữa, vì khi đó Thiền tông đã phát triển đủ rộng để không cần một người lãnh đạo nữa.

Thực ra 33 vị Tổ, sử sách chính thức chỉ ghi lại 6 vị Tổ Trung Quốc là chính xác và chi tiết, còn 27 vị trước mang tính truyền thuyết nhiều hơn, và được đưa thêm một số yếu tố huyền thoại thần thánh.

27 Tổ thiền tông ở Ấn Độ, không hiểu sao sang TQ và VN chỉ đề cập nhiều đến 18 vị thôi.

Và chùa theo Thiền Tông thì tượng Thập bát La hán là tượng của 18 Tổ, hay goi là 18 Tôn giả. Trong các bộ Thập bát Tổ, thì đẹp nhất và nổi tiếng nhất là 18 pho chùa Tây Phương. 18 pho tượng Tổ này là cảm hứng cho Huy Cận viết bài thơ "Các vị la hán chùa Tây Phương"
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,767
Bài viết
1,137,665
Members
192,663
Latest member
383sportsrodeo
Back
Top