Chùa Quỳnh Lâm
Nơi thờ 1 trong tứ đại Thần Khí An Nam: Tượng Phật Quỳnh Lâm
Tượng đức Thích Ca Mâu Ni cao hai trượng, trong đó hai ngài cho yểm 18 viên xá lợi tử của 18 vị bồ tát của Đại Việt và 360 viên đá lấy từ 360 đền thờ các thánh, các thần linh và các anh hùng Đại Việt.
Tuy là tượng Phật nhưng lại thờ những vị bồ tát và anh hùng nước ta nên linh khí các ngài hợp lại rất mạnh. Hai ngài Minh Không, Đạo Hạnh đặt tượng Phật đó tại chùa Quỳnh Lâm trên núi Quỳnh Lâm thuộc Đông Triều, Quảng Ninh mặt hướng phía Bắc. Như vậy vừa trấn được phương Bắc vừa trấn được biển Đông.
Khi giặc Minh xâm lước nước Nam năm 1407, chúng phá chùa Quỳnh Lâm đi và chở tượng phật Thích Ca Mâu Ni về Kim Lăng, Trung Hoa.
Tớ không biết bạn Akhin lấy nguồn thông tin này ở đâu, vì tất cả các thông tin tớ đọc được thì đều không nói như vậy
1. An Nam tứ đại khí chứ không có chữ Thần khí. "Đại khí" là những vật cực kì lớn, thuộc về vật chất, còn chữ "thần khí" là dùng cho khái niệm thuộc về tinh thần.
2. Tượng chùa Quỳnh Lâm là tượng phật Di Lặc, vị phật tương lai, chứ không phải phật Thích Ca. Lưu ý rằng quan niệm phật Di Lặc vào thời đó không phải là ông Di Lặc bụng phệ cười toe toét như về sau này đâu.
3. Theo sử ghi lại thì tượng cao 6 trượng (khoảng 15 - 18m, thậm chí 20m) chứ không phải chỉ có 2 trượng (5,5 - 6m)
4. Thông tin về các đồ yểm trong tượng, có vẻ như tưởng tượng ra, vì không thấy tài liệu nào ghi điều đó. Tất cả sách sử Việt về Phật giáo cũng không bao giờ ghi là trong lòng tượng yểm cái gì, vì đó thuộc về bí mật linh thiêng, không thể tiết lộ. Nhất là thời lập tượng, đời Lý, chắc là chưa thể có đến 360 đền thờ các anh hùng, thánh thần... Hơn nữa thời Lý thì Phật giáo tương đối thuần khiết, chưa dung hòa Tam giáo như đời Lê, nên chuyện lấy đá từ các đền đem vào chùa có vẻ là được thêm thắt.
5. Người khởi công đúc tượng Phật lớn là thiền sư Không Lộ, chứ không phải Đạo Hạnh.
6. Vì tượng quá lớn, người Minh không thể "vận chuyển" đi đâu được. Ngay người thợ đúc xưa cũng phải đúc tại chỗ, chứ không thể chuyển từ đâu đến. Do đó không có chuyện tượng bị chuyển về Kim Lăng.
Trong tư liệu sử không thấy nói đến tượng bị phá hủy ra sao. Có thể đoán rằng cùng với việc phá hủy chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, đồng tháp Báo Thiên, thì nhà Minh cũng phá hủy tượng để lấy đồng làm vũ khí.
Theo tôi, tư liệu mà bạn Akhin đưa ra bên trên về chùa Quỳnh Lâm không chính xác, nhiều điểm sai lệch với sử và với thông tin có thể kiểm chứng về chùa Quỳnh Lâm. Đặc biệt là thông tin về 360 viên đá của các thánh, thì hình như thông tin này là từ mấy vị thầy cúng, theo đạo Mẫu, hầu Tứ phủ, chứ nguồn tin từ Phật giáo thì không thấy có chuyện này.