What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Thập điện Diêm Vương


Diêm Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất hiện.

Phật giáo mượn Yama để mô tả địa ngục là một trong Lục đạo luân hồi. Những ác nghiệp nặng tạo ra trong cuộc sống sẽ phải nhận quả báo sa địa ngục, và Yama cũng là chủ của địa ngục đó.

Sang đến TQ, thì phiên âm Yama thành Diêm Ma, và vì là vua địa ngục nên gọi là Diêm vương. TQ tăng từ một Diêm Ma lên đến mười vị, gọi là Thập điện Diêm vương. TQ gọi thêm một tên nữa là các vị Minh vương. Ở đây chữ Minh có nghĩa là U tối (giống như rừng U Minh) chứ không phải nghĩa là sáng như quang minh, minh bạch.

Thật quái là từ Minh lại mang 2 nghĩa trái nhau như thế. Hiện nay thì chùa miền Nam thường dùng Thập điện Minh vương, còn miền Bắc dùng Diêm vương.
.
 
Last edited:
Ơ, thế Địa tạng vương bồ tát thì là sản phẩm của TQ hay Ấn độ ạ?
 
Ơ, thế Địa tạng vương bồ tát thì là sản phẩm của TQ hay Ấn độ ạ?

Địa Tạng Bồ tát là của Phật giáo từ Ấn Độ.

Địa Tạng Vương Bồ tát tên là Mục Kiền Liên, là một trong 10 Đại đệ tử của Phật Thích Ca, nhiều khả năng là một người có thật. Ông được tôn là "thần thông đệ nhất".

Truyền thuyết thần thoại hóa kể rằng sau khi tu hành đắc đạo, ông tìm mẹ là bà Thanh Đề thì thấy mẹ đã sa địa ngục. Trái ngược với con trai tu hành theo Phật, bà này rất ác độc và tạo vô vàn ác nghiệp, nên khi chết luân hồi xuống ngục A Tỳ, là ngục sâu nhất, chịu hình phạt thảm khốc.

Dù rằng rất thần thông, nhưng Mục Kiền Liên cũng không thể cứu mẹ một cách dễ dàng. Ông phải xuống tận địa ngục thuyết pháp cho mẹ, để mẹ hồi tâm chuyển hướng ăn năn sám hối, loại bỏ dần ác nghiệp, đồng thời cầu xin chư Phật gia trì cứu mẹ. Cuối cùng bà Thanh Đề cũng được thoát địa ngục, luân hồi lên làm người.

Nhưng cũng chính vì xuống địa ngục, thấy cảnh vô vàn chúng sinh ở đó đau khổ, nên Mục Kiền Liên phát tâm ở lại Địa ngục để cứu độ cho tất cả chúng sinh đó. Phát nguyện của ông là : "Nếu còn chúng sinh phải sa địa ngục thì không lên Niết Bàn". Do đó dù đã đắc quả nhưng ông không thành Phật, mà chỉ là Bồ tát.

Bởi thế Mục Kiền Liên được mang tên Địa Tạng Vương Bồ tát, là Giáo chủ của cõi U Minh. Vì Phật còn ở trên chư Thiên, nên Địa Tạng cũng ở trên Thập điện Diêm vương.

Ngày nay ở chùa, cầu khấn cho người đã khuất thì tìm đến với Địa Tạng.

(Bài này tôi nhầm, Địa Tạng vương Bồ tát và Mục Kiền Liên là hai vị khác nhau. Do viết đã lâu nên không sửa lại nữa).
 
Last edited:
Tượng Thập điện Diêm vương ngồi hai bên, mỗi bên năm vị.

Vào chùa cứ thấy một loạt tượng trông na ná nhau, cùng đội mũ mặc áo thụng, ngồi cầm hốt hai bên tường chùa, mỗi bên 5 vị thì đó là Thập điện Diêm vương.

Có vị thì tóc trắng, tóc đen, râu dài, râu ngắn,... là tùy vào trí tưởng tượng của người tạc tượng, không có chuẩn nào hết.

 
Last edited:
Địa Tạng bồ tát

Địa Tạng Vương Bồ tát được tạc tượng với đặc trưng là đội mũ hoa sen, khoác áo cà sa, tay cầm một cây gậy tích trượng, rất giống hình tượng của Đường Tăng - Huyền Trang đã rất quen thuộc trong Tây Du Ký. Trong truyện Tây Du Ký có viết là sau khi Pháp sư Huyền Trang khoác áo cà sa, cầm gậy tích trượng, đội mũ Tỳ lư, thì trông giống hệt Địa Tạng bồ tát. Do đó có thể nói hình tượng của Đường Tăng là lấy từ Địa Tang ra.

Trang phục này là trang phục chạy đàn của Pháp sư trong Phật giáo Trung Quốc, dùng để cúng siêu sinh cho người đã mất. Địa Tạng có thể ngồi hoặc đứng, cây gậy vẫn trong tay phải.


 
Last edited:
Topic này rất nhiều thông tin tổng hợp ngắn gọn hữu ích. Cảm ơn bác chitto đã bỏ công chia sẻ với mọi người
Miền bắc toàn chùa theo Đại thừa nhỉ. Khi nào bác chitto vào Huế đà nẵng nhớ tìm hiểu về các ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông nữa nhé.
Em cũng đang quan tâm đến vấn đề phật giáo và tâm linh, ko biết bác thế nào chứ em thấy có nhiều điều huyền diệu trong đó.
 
Last edited by a moderator:
Theo tớ, thì muốn tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy - Nam truyền thì phải vào miền Nam, vùng Sóc Trăng, nơi có những ngôi chùa Khmer. Ở Huế hay Đà Nẵng vẫn là Đại thừa thôi.

Có một số nhánh Đại thừa vẫn thực hành các nghi thức Nguyên thủy như Khất thực, khoác áo lộ tay phải... đấy nhé. Các kinh Đại thừa gốc vẫn viết trên lá bối, chữ Phạn như kinh Thượng tọa bộ mà.

Muốn biết là theo tông nào, thì phải xem nội dung, chứ không phải hình thức.
 
Last edited:
Liên quan đến Địa ngục, Âm phủ, Mật Tông có lẽ là phái tìm hiểu sâu về sự Chết nhất.

Một số chùa miền Bắc có chịu ảnh hưởng của Mật Tông còn làm hình tượng của Địa Ngục. Như chùa Trăm Gian có bộ phù điêu gỗ mô tả Thập điện Diêm vương với 10 cảnh khổ hình ở địa ngục như cưa người, bỏ vạc dầu, đốt lửa, bẻ chân tay, núi đao, biển máu... trông rất ghê rợn.

Một số chùa thì tạo "Cảnh thập điện" dưới dạng các hang núi dưới âm phủ. Dưới cùng là các quỷ đầu trâu mặt ngựa với các hình phạt, cảnh leo cầu vồng; trên đó một chút là các phán quan của Địa ngục, các vị thần tướng canh giữ; trên nữa là các Diêm Vương cai quản; trên cùng là các Bồ tát, Phật đang đứng ngồi... Những chiếc hang giả này mô tả sự đối lập giữa địa ngục thảm khốc và cõi Phật an lành. Ngay bên dưới cũng có những hình người chắp tay đứng, mô tả những người dù ở dưới Địa ngục, nhưng có lòng hướng về Phật thì cũng được an lành không phải chịu cảnh khổ sở.

Những cái này mang màu sắc TQ và Mật Tông nhiều hơn Phật giáo gốc từ Ấn Độ.
 
Last edited:
Theo tớ, thì muốn tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy - Nam truyền thì phải vào miền Nam, vùng Sóc Trăng, nơi có những ngôi chùa Khmer. Ở Huế hay Đà Nẵng vẫn là Đại thừa thôi.

Có một số nhánh Đại thừa vẫn thực hành các nghi thức Nguyên thủy như Khất thực, khoác áo lộ tay phải... đấy nhé. Các kinh Đại thừa gốc vẫn viết trên lá bối, chữ Phạn như kinh Thượng tọa bộ mà.

Muốn biết là theo tông nào, thì phải xem nội dung, chứ không phải hình thức.


Bạn Chít- tô, phật giáo Nguyên thủy ko liên quan tới Đại thừa và phái Mật tông. Hai hình thức này ra đời sau khi Đức Phật nhập niết bàn rất lâu.
Đại thừa chủ yếu đi sâu vào lễ bái.Mật tông thì phát triển về niệm chú và thần thộng CHỈ có bên Nguyên thủy là theo con đường xả bỏ của Đức Phật.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,765
Bài viết
1,137,637
Members
192,661
Latest member
socialmaniashop
Back
Top