What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

stupa và pagoda khác nhau ở điểm nào? người ta hay dịch stupa là Tháp, pagoda là Chùa, để phân biệt với temples thường được dịch là đền..
Hình như còn có tài liệu nói Pagoda nguyên trong tiếng phạn là một cái vòm ...
sad.gif

:(

Có thể tra wikipedia để biết ý nghĩa gốc của từ pagoda http://en.wikipedia.org/wiki/Pagoda

Theo đó, từ Pagoda không phải tiếng Phạn, mà là kết hợp tiếng Bồ, Ba Tư, đều có nghĩa là "cái đền thờ" cả. Thế nhưng người Anh lại dùng từ này để chỉ những cái tháp thờ ở phương Đông. Tháp thờ này không nhất thiết là Stupa, vì Stupa thì phải theo đúng kết cấu là phải có hình bát úp, còn pagoda có thể là tháp thẳng như ở TQ, VN, hay hình quả chuông như ở Miến, Thái.

Thời cổ (và ngay cả bây giờ ở Ấn Độ, Miến Điện) thì Stupa mang tính trung tâm của một đền thờ (temple) nhưng có thể không gắn với tu viện (monastery), nghĩa là không có sư tăng sống ở đó, mà chỉ đến đó hành lễ thôi.

Nhưng dần dần thì các tu viện đều ở quanh các Stupa / Pagoda cả, do đó từ Pagoda vừa mang nghĩa cái tháp thờ, lại bao hàm cả đền thờ và cái tu viện xung quanh. Tu viện phải có đền thờ để hành lễ, và đền thờ thì có Stupa.

Ở Miến Điện, Thái Lan thì Đền thờ Phật (temple), tháp thờ (Pagoda), tu viện (monastery) có thể không gắn liền với nhau, nhưng ở TQ, Việt Nam, tu viện + đền thờ + tháp (monastery + temple + pagoda) thường gắn thành một quần thể thống nhất, không tách biệt. Theo tôi, nếu dùng temple hay monastery thì đều không bao hàm được đủ nghĩa, mà lại dễ nhầm lẫn sang các tôn giáo khác; do đó dùng Pagoda, tuy chưa đủ nghĩa, nhưng có tính đặc trưng cho quần thể, và dịch là Chùa trong tiếng Việt cũng không có gì là sai lắm
.
 
Last edited:
Bởi đâu chỉ có Chùa thay đổi, toàn bộ xã hội đã và đang thay đổi, vì lẽ gì chùa lại không được thay đổi?

Có lẽ đúng. Ngày xưa con người ta chỉ cần cơm no áo ấm, bây giờ tiêu chuẩn lại phải là ăn ngon mặc đẹp. Việc mở mang, xây chùa to hơn, đẹp hơn, rộng hơn cũng là sự tất nhiên. Nhưng vấn đề ở chỗ bia công đức với tên người công đức nhiều quá. Cái thứ hai nữa là sự chắp vá, sự giả tạo. Chẳng hạn như xây chùa bằng bê tông nhưng vẫn cố sơn phết, bôi đắp cho giống làm bằng gỗ. Hoặc tượng làm bằng bê tông phủ nhũ vàng. Được một một thời gian thì cái tróc, cái lở loét, cái ngả màu chẳng giống ai cả.
sad.gif
Còn chuyện sơn son thiếp vàng thì không biết có phải vật liệu rẻ tiền không mà trông bóng lộn y sì như xe máy TQ rẻ tiền.
notalking.gif




Để nhận định được sơ bộ về cái gọi là "Phật cũng thành một cái gì đó giống như thần hay thánh gì đó rồi" có lẽ cả một luận án Tiến sĩ cũng chưa đủ. Vì thế tớ thấy tớ không đủ sức để có thể bàn đến nó.

Đừng phức tạp quá thế. Ý tớ nói hiện tượng của những người đi chùa ngày rằm, mùng một toàn cầu xin khấn vái mang tính thần, thánh. Như vậy cái sự hiểu về Phật nó chưa rõ ràng lắm. Mà thôi, chốt cái này khép lại cái sự miên man bên ngoài nhỉ:


"Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng công đức cứu cho một người"
 
Last edited by a moderator:
Ngay báo chí cũng hay giật tít "Đi chùa cầu bình an....."

Thì dân đen đi chùa để cầu nọ cầu kia là bình thường thôi, làm sao khác được.
 
Có một chút biết về văn hóa cổ, tớ còn xót xa hơn nhiều khi thấy các di sản bị phá hoại, bị làm hỏng, bị ăn cắp, bị đánh tráo, bị hủy hoại dưới cái gọi là "tu bổ di tích" ấy chứ. Tớ thấy hàng loạt hoành phi, câu đối cổ với nét chữ tuyệt đẹp vô giá bị vứt đi (hoặc bán đi) để thay vào những "sản phẩm khắc gỗ" cẩu thả vàng chóe lọe, chữ thì tởm lợm và sai lè của những thầy đồ nửa mùa; những pho tượng gỗ cổ để lăn lóc nhường chỗ cho mấy đống gạch phủ sơn vàng...
(Gần đây nhất là bộ tượng kép chùa Hòe Nhai bị sơn lại, trông sợ kinh khủng).

Tiếc là tiếc dưới khía cạnh văn hóa lịch sử bị suy đồi, hủy hoại, tâm linh bị thương mại hóa... nhưng cũng chỉ là biết thế, vì thực ra đó là điều bất khả kháng.

Xưa kia Phật cho rằng sau khi mình qua đời thì 500 năm là sẽ đến lúc Mạt pháp, giáo lý sẽ bị hủy hoại, và do đó mới phải có Di Lặc ra đời để khôi phục. Nay 2500 năm rồi, thì nếu có Mạt pháp cũng không phải là quá đáng. Nhưng Mạt pháp chưa ?

Thực ra, nhìn sâu vào thì cái gì cũng có tính hai mặt, để rồi đi vào Trung đạo. Việc tô vẽ sơn màu mè, cầu khấn Phật như thần thánh có tính tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực. Con người thời nay không phải con người thời Phật sống, khác xa thời đi tìm triết lý, chân lý thuở sơ khai.

Cũng chính vì thế trong Phật giáo có hai chữ rất hay là TÙY DUYÊN và PHƯƠNG TIỆN điều mà các tôn giáo khác gần như không dám làm theo triệt để.
 
Last edited:
Cách đây vài năm tớ cũng nghĩ như nhiều người, thấy những điều buồn cười trong lễ chùa là sai trái, nhưng với hai chữ Tùy duyên, Phương tiện thì lại có thể bao dung hơn rồi. Cái lý "đúng - sai" trong Phật giáo không đơn giản như cuộc sống thường.

Nếu đem đúng giáo thuyết nguyên thủy ra so sánh, thì có thể nói Phật giáo ta thấy giờ là sai sạch:
  • Thờ cúng tượng Phật bằng gỗ đá là sai
  • Làm chùa tiêu tốn tiền là sai
  • Tượng thếp vàng là sai, cúng tiền cho chùa là sai
  • Các lễ giải hạn, cầu này nọ là sai
  • Kinh sách viết ra và đọc lên là sai (tâm truyền tâm, không truyền khẩu)
  • ...

Ấy thế nhưng chính nhờ những cái "sai" đó mà Phật giáo còn truyền đến ngày nay. Nếu triệt để như thời Phật còn sống, thì đúng là sau 500 năm sẽ không còn ai biết đến giáo pháp đó nữa.

Chính nhờ những hình thức thờ cúng, cầu nguyện, lễ lạt, cầu khấn, giải hạn, cầu bình an... mà Phật giáo mới đi vào trong dân gian được, mới sống được trong các xã hội mà người dân ăn còn đói, không biết đọc biết viết. Chính nhờ những pho tượng thếp vàng (giả) ấy mà nhiều người biết đến Phật giáo hơn, dù rằng chưa đúng, nhưng ít ra trong trăm người cũng lọc ra vài người hiểu đúng. Còn hơn là chả có ai theo để mà biết đúng sai cả.

Và cuối cùng, thì sẽ không còn Đúng - Sai nữa, tất cả chỉ là "Bất nhị pháp môn".
 
Last edited:
Bác này, mỗi lần bác phát hiện ra một vụ làm ko đúng ở các di sản văn hoá bác thấy có nên cá chép lại rồi gửi lên báo, hoặc đơn giản là đăng lên blog của bác ko ?

PS

Nhà bác bây giờ còn ở Thành công ko ạ? :)
 
Có nhiều người nói Phật giáo bản thân gốc gác không phải là Tôn giáo, theo nghĩa hiểu của Tôn giáo là có hệ thống thờ cúng, đền đài cơ sở vật chất, thờ phụng bất cứ đấng nào như tất cả các Tôn giáo khác. Chỉ sau này trong quá trình phát triển, để tiếp cận với nhiều đối tượng, mới hình thành nên các hệ thống chùa chiền, lễ nghi, tranh tượng, thờ cúng mà ta thấy ngày nay.

Vốn gốc Phật giáo không và không thể truyền bằng hình thức lễ nghi, nên các hình thức đó chỉ là cái phương tiện rất bên ngoài cho nội dung sâu xa mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Người vô minh thì còn phân biệt nơi này là chùa, nơi kia không phải chùa; nơi này đẹp nơi kia xấu; chỗ này tượng tróc sơn, nơi kia tượng thếp vàng; lời này là cầu lợi, lời kia không... Hết vô minh thì ở đâu cũng là chùa, đâu cũng là Phật, lời nào cũng là nguyện.

Nhưng còn phải vượt lên cả Vô minh và Hết vô minh, khi đó đâu cũng là chùa và cũng không là chùa, vì chùa là không mà không cũng là chùa; đâu cũng là Phật mà cũng chả có Phật...

Vì thế, mới có những pháp thoại kì lạ mà có lẽ không tôn giáo nào dám nói đến:

Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là cám ở đáy cối (Trần Nhân Tông)

Hỏi: Phật là gì
Đáp: Là que cứt khô (Thiền sư Vân Môn)

"Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ" - Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ (Thiền sư Vô Môn)

Diễn giải thì phiền phức lắm. Ý tớ chỉ muốn nói là: đừng có câu nệ vào cái gì qúa, câu nệ khiến lầm tưởng như quý Phật giáo mà thực ra lại hiểu sai hoàn toàn Phật giáo.

Tiếc vì khía cạnh di tích lịch sử văn hóa thì còn được, chứ tiếc vì khía cạnh Phật giáo thì nhầm rồi.
 
Last edited:
Quán Thế Âm Bồ tát

Hình tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm bồ tát. Theo Tịnh Độ tông thì Quán Thế Âm chỉ là một bồ tát thị giả bên phật A Di Đà, nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.

Quán Thế Âm (đến đời Đường vì kiêng tên vua Đường Thái tông Lý Thế Dân của ông nên đổi thành Quán Âm, rồi lại chệch âm / biến âm / nhầm âm thành ra Quan Âm) tức là thấu được hết âm thanh của thế gian, để cứu độ cho thế gian. Các bậc Bồ tát đã đạt chứng quả, nhưng phát nguyện vẫn ở lại thế gian để cứu giúp chúng sinh, chứ không lên thành Phật. Bậc cứu độ được biết đến nhất là Quán Thế Âm.

Quán Thế Âm trong hình tượng gốc là nam, nhưng để cứu độ cho chúng sinh thì có rất nhiều hóa thân, trong đó có hóa thân là nữ. Trước kia tranh tượng Quán Thế Âm đều là nam, nhưng từ đời Đường ở TQ, do một số nguyên nhân mà chuyển sang tôn thờ hình tượng nữ. Do đó các nước theo Phật giáo Nguyên thủy thì hình tượng vẫn là nam (như các mặt Vua phật Bayon ở Angkor là hình ảnh Quán Thế Âm), trong khi đó ở TQ, VN, Hàn, Nhật thì tôn thờ hình ảnh nữ.

Quán Thế Âm bồ tát dần trở thành hình tượng gần gũi nhất, thân quen nhất của Phật giáo, được gọi là Phật Bà,
và cũng có rất nhiều hình tượng khác nhau trong chùa : Quan Âm Chuẩn đề, Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, Bạch Y...
 
Last edited:
Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm

Hình tượng Quan Âm nhiều tay, nhiều mặt bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm tay trăm đầu...

Sang TQ, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.

Những tượng Quan Âm nhiều tay cổ nhất ở VN cũng chỉ có mười mấy tay, rồi tăng lên 42 tay, một trăm tay, rồi mấy trăm tay, và đạt đỉnh điểm là 1113 tay ở chùa Mễ Sở, trong mỗi bàn tay có 1 con mắt. Kèm theo đó là từ một đầu thành 3 đầu, rồi 11 đầu.

Tượng Quan Âm nhiều tay có thể được bày trên chính điện, hoặc bên cạnh, thậm chí là một tòa điện riêng.

Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn (thực ra có 18 tay) ở chính điện chùa Cao (An Phụ).
Pho tượng này còn được gọi là Quan Âm Chuẩn đề, vì hai bàn tay ở giữa bắt ấn Chuẩn đề, một loại ấn tối cao trong Phật giáo đại thừa.

 
Last edited:
Quan Âm 42 tay chùa Hội Hạ

Pho tượng Quan Âm có 42 tay được xác định là cổ nhất, được làm đời Mạc, cách đây gần 500 năm. Pho này rất to, to nhất trong các pho tượng thể loại hàng chục tay này, cao hơn 3m. Phong cách đời Mạc nên tượng to khỏe, chắc chắn và nặng nề. Nay tượng để trong bảo tàng Mỹ thuật.

Tượng này cũng gọi là Quan Âm Nam hải, vì ngồi trên tòa sen, đội trên đầu một con quỷ nổi trên mặt biển Nam hải. Hai bên có tượng Thiện tài đồng tử và Long nữ đứng hầu.



 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,765
Bài viết
1,137,637
Members
192,659
Latest member
b52clubcaninecohorts
Back
Top