What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Em hỏi ngoài lề một xíu, hồi em đi Huế vào chùa thấy có giới thiệu về một vị hoà thượng tự thiêu để phản chiến, nhưng trái tim thì ko bị cháy, chuyện này theo bác có thật ko nhỉ?

Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.
 
Last edited by a moderator:
Em hỏi ngoài lề một xíu, hồi em đi Huế vào chùa thấy có giới thiệu về một vị hoà thượng tự thiêu để phản chiến, nhưng trái tim thì ko bị cháy, chuyện này theo bác có thật ko nhỉ?

Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.

Hòa thượng Thích Quảng Đức, hiện trái tim đang ở chùa Linh Mụ.
 
Em hỏi ngoài lề một xíu, hồi em đi Huế vào chùa thấy có giới thiệu về một vị hoà thượng tự thiêu để phản chiến, nhưng trái tim thì ko bị cháy, chuyện này theo bác có thật ko nhỉ?

Dù nhìn thấy ảnh nhưng mà em vẫn thấy lạ lùng.

Đó là Hòa thượng Thích Quảng Đức, có lẽ là vị Hòa thượng nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỉ trước (và cả cho đến nay), được coi là bậc Bồ tát. Cứ lên mạng search tên HT Thích Quảng Đức là ra cực nhiều thông tin.

Tóm gọn là sau khi tự thiêu, thì thân xác HT cũng chỉ là bị cháy da thịt thôi, sau đó mới làm lễ hỏa táng (gọi là lễ Trà Tỳ), thì tất cả phần khác đều cháy thành tro, chỉ riêng trái tim của HT là không cháy, mà kết lại thành một khối rất cứng, được coi là Xá Lị. Chính quyền Diệm tìm cách cướp báu vật này nhưng không thành công. Ngày nay hình như trái tim này được để tại chùa Xá Lợi tại Sài Gòn (không chắc).

Theo niềm tin của Phật giáo, thì khi một bậc cao tăng viên tịch, người đó muốn để lại cái gì từ thân thể mình là tùy ý. Có thể cả một trái tim như HT Thích Quảng Đức, có thể là một phần xương cốt. Khi người đó định để lại cái gì rồi, thì ngay trước khi viên tịch, sẽ dùng lửa Tam Muội, tức là lửa của chính Trí Tuệ Chính đẳng chính giác nội tại của mình thiêu đốt nơi đó trước. Lửa này là Vô thượng, nên phần này sẽ không lửa bình thường nào thiêu đốt được nữa.

Chuyện này là đọc thấy nói thế, thực tế thì không biết thế nào để khẳng định.

Hòa thượng Thích Quảng Đức, hiện trái tim đang ở chùa Linh Mụ.

Em tưởng chùa Thiên Mụ chứ ạ:(

Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ cũng đều là một cả, với nghĩa Bà già từ Trời, hoặc Bà già Linh thiêng.

Chùa Thiên Mụ hiện chỉ giữ chiếc xe ôtô đã chở HT Thích Quảng Đức từ chùa đến chỗ tự thiêu thôi.

Còn trái tim của HT Thích Quảng Đức thì để ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, là bảo vật của Phật giáo Việt Nam.
 
Last edited:
Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ cũng đều là một cả, với nghĩa Bà già từ Trời, hoặc Bà già Linh thiêng.

Cái tên này theo truyền thuyết thì người dân tại khu vực đó, đêm đêm thấy một cụ bà mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện tại ngọn đồi nơi mà bây giờ là chùa và nói : Sẽ có chúa đến lập chùa ở đây cho tụ khí bền long mạch rồi biến mất. Chúa Nguyễn Hoàng đi qua nghe thấy câu chuyện đó liền cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ tự
 
Chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ cũng đều là một cả, với nghĩa Bà già từ Trời, hoặc Bà già Linh thiêng.

Chùa Thiên Mụ hiện chỉ giữ chiếc xe ôtô đã chở HT Thích Quảng Đức từ chùa đến chỗ tự thiêu thôi.

Còn trái tim của HT Thích Quảng Đức thì để ở chùa Xá Lợi, Sài Gòn, là bảo vật của Phật giáo Việt Nam.

Em đã đến đúng cái chỗ có cái ô tô này ạ.

Cảm ơn bác, em đã hiểu về xá lợi hơn một chút rồi, người bt hiểu thế là nhiều rồi :)

Em paste chữ HT Thích Quảng Đức vào goooogle thì nó ra ngay phượt ở trên cùng ạ :), nể thât.
 
Last edited:
-

Hòa thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để phản đối việc chánh quyền Ngô Ðình Diệm đàn áp Phật giáo. Trong thời gian này có một số tu sĩ và cả cư sĩ (người Phật giáo tại gia) như nữ sinh viên phật tử Nhất Chi Mai trong đoàn Thanh Niên Phụng sự Xã hội của thầy Thích Nhất Hạnh cũng tự thiêu để phản đối việc đàn áp tôn giáo, nhưng cuộc tự thiêu của hòa thượng Quảng Ðức là nổi tiếng nhất.

Tổng thống Diệm có người anh ruột là tổng giám mục Ngô Ðình Thục muốn chuyển dân Việt Nam sang đạo Thiên Chúa. Em dâu tổng thống Diệm là Madame Ngô Ðình Nhu (nhũ danh Trần thị Lệ Xuân, chồng là em ruột và cố vấn cho tổng thống Diệm) vốn đạo Phật nhưng đổi sang đạo Thiên Chúa khi lấy chồng. Có lần ở Pháp được báo chí hỏi về việc thượng tọa Quảng Ðức tự thiêu, bà gọi đây là việc "nướng thịt" (barbecue) và tuyên bố: "let them burn and we shall clap our hand" (cứ để họ thiêu, chúng tôi sẽ vỗ tay). Người của ông Nhu cũng đến chùa Xá Lợi tịch thu "Trái Tim Bất Diệt" và tro xá lợi của thượng tọa, đánh đập tăng sĩ, phá tượng Phật. Chuyện này cũng xảy ra ở những ngôi chùa khác.

Cha mẹ bà Nhu sau đó đã từ con. Cha bà là đại sứ tại Mỹ, mẹ là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc, đã từ chức để phản đối việc chánh quyền đàn áp Phật giáo.

Tôi đã từng được thấy "Trái tim bất diệt" của thượng toạ Thích Quảng Ðức đặt trong chùa Xá Lợi. Khi trước ở góc đường Nguyễn Ðình Chiểu và Cách mạng Tháng Tám ở Quận 3, Sài Gòn có tháp kỷ niệm Hòa thượng Quảng Ðức; đây là nơi hòa thượng đã tự thiêu. Bây giờ không biết có còn không.

Só-ri hơi dông dài, vì tôi đã từng học vài khóa thiền với thầy Thích Nhất Hạnh và đã được hân hạnh gặp chị Ngọc Phượng (bây giờ là sư cô Chân Không) cũng là đệ tử thầy Nhất Hạnh và là bạn thân của Nhất Chi Mai.

Viết hơi dài dòng, Admin cứ việc delete bất cứ đoạn nào thấy thừa.

-
 
Last edited:
Em lại nhớ đọc ở đâu đó có nói rằng trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức được cất tại két của ngân hàng Thụy Điển Sài Gòn.
 
Phật Dược Sư

Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.

Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.

Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị bồ tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn bản trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu đắc trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của phật Dược Sư.

Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).
 
Last edited:
Pho tượng phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) ở Hà Nội. Vì chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ phật Dược Sư linh ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.


 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,769
Bài viết
1,137,632
Members
192,659
Latest member
dagareelfiller
Back
Top