What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Bạn Chitto có bài này quá hay giúp anh chị em mở mang thêm. Mình cũng hay vô chùa nhưng cũng chẳng biết tượng nào vô tượng nào. Loạt bài này như là để chào mừng vesak 2008 tại Việt Nam. Mình thấy gương mặt tượng Phật ở Thái lan và Miến điện cũng khác nhau. Ngay cả Bắc Thái lan và Bangkok cũng khác. Ở TP.HCM cũng có rất nhiều chùa. Trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm là lớn nhất. Cổng tam quan và hàng rào vừa được thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy dời vào để mở đường Nam kỳ Khởi Nghĩa. Bạn nào ở gần đó vào chùa chụp tượng phật cho mọi người chiêm ngưỡng. Chùa cũng có rất nhiều tượng, đủ loại như Chitto mô tả.
 
Như viết ở phần đầu, Chính điện chùa miền Trung và miền Nam - theo tôi biết - không bày hệ thống tượng như chùa miền Bắc, thường là ít tượng hơn rất nhiều, chỉ có một vài pho tượng rất lớn thôi. Một số tượng khác có thể bày rải rác ở các nơi, nhưng không để tại chính điện.

Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa mang tên tòa Tổ đình miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Tổ khai sơn của chùa là HT Thích Thanh Kiểm, đệ tử của HT Thích Thanh Hanh, Thiền gia Pháp chủ đầu tiên của Phật giáo Miền Bắc. Chùa Vĩnh Nghiêm đầu tiên là dựng cho những người miền Bắc vào Nam, do đó để vọng về Bắc. Câu đối ở ngay cổng chùa nói rõ điều đó, bàn thờ phía trước của chùa cũng có 4 cảnh đặc trưng của Hà Nội: Văn Miếu, chùa Một Cột, cầu Thê Húc, tháp Rùa.

Chính điện chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn


Tuy vậy, chính điện chùa không giống các chùa truyền thống miền Bắc, mà là phong cách miền Nam. Trong chính điện có Di Đà Tam tôn rất lớn, phía trước có tòa Cửu Long nho nhỏ. Pho tượng đá trắng theo phong cách Miến điện mới được thêm vào sau này. Các hệ thống Tam thế, Niêm hoa, Hoa nghiêm tam thánh, Di lặc tam tôn, Dược sư tam tôn, Quan Âm nghìn tay, Đức ông, Thánh hiền, Kim cương... đều không có. Bên ngoài có đắp nổi hai tượng Hộ pháp, chứ cũng không làm tượng.

Nói chung các chùa miền Nam thường làm một số ít tượng lớn, hơn là nhiều pho tượng bày thành nhiều tầng llớp cao và sâu như chùa miền Bắc.
 
Last edited:
Phạm Thiên - Đế Thích

Theo truyền thuyết Phật giáo, khi Thích Ca Đản sinh, các tầng trời hào quang chiếu sáng, Phạm Thiên và Đế Thích đều xuống hộ pháp.

Phạm Thiên tức là Brahma, đấng đầu tiên trong Thượng đế Tam thể hợp nhất (Trimuty) của Ấn Độ giáo, gồm Brahma, Vishnu, Shiva. Brahma là đấng Sáng Tạo ra thế giới.

Nhưng Phật giáo lại cho rằng Thế giới vận động theo luật nhân quả, không phải do đấng nào sáng tạo ra cả. Brahma chỉ là vị Đại thiên thần được sinh ra trước hết trong 1 chu kì thế giới này, nên tưởng rằng mình là Sáng tạo thế giới, là chủ thế giới, nhưng thực ra cũng chỉ là một trong số chúng sinh, dù cao quý hơn hẳn nhưng cũng không phải vĩnh cửu, không phải Thượng đế, Brahma cũng nằm trong vòng sinh tử luân hồi, cũng chịu luật Nhân quả, có sinh và cũng có diệt. Vũ trụ này có sinh rồi cũng có diệt, và Brahma cũng thế.

Đế Thích tức là thần Indra, Vua của các thần linh Ấn Độ giáo, vị thần làm ra mưa và sấm sét. Theo Phật giáo thì Indra cũng chỉ là một vị Thiên, vua cõi trời Đao Lợi, cũng nằm trong cõi Ta Bà.

Phạm Thiên và Đế Thích, như vậy là hai vị Thiên cao nhất, phát tâm phù hộ Phật, bảo vệ cho giáo pháp, chứ không phải là Phật, và cũng không phải là tối cao vô thượng, thường hằng vĩnh viễn.
 
Last edited:
Trong chùa, tượng Phạm Thiên và Đế Thích có thể được đặt hai bên tòa Cửu Long. Hai vị này là vua của cõi Dục giới, và cõi trời, là cao nhất trong bậc Chư Thiên, nên được tạc dưới hình thức các vị vua, và là vua rất Việt Nam !!!

Tượng Phạm Thiên và Đế Thích hai bên tòa Cửu Long, chùa Vĩnh Khánh





Hai vị Thiên có râu ria, đi hia, mặc áo long bào, đội mũ bình thiên như y phục của các tượng vua, tay chắp lại, cầm hốt hoặc dấu vào trong áo, ngồi trên ngai. Đây là hình tượng chung của các tượng thần tượng thánh trong đình, đền, miếu,...
 
Last edited:
Một số chùa khác thì hai bên tòa Cửu Long không phải Phạm Thiên, Đế Thích, mà là Văn Thù, Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền có thể là ngồi hoặc đứng.

Tượng Văn Thù và Phổ Hiền ngồi trên tòa sen hai bên tòa Cửu Long, chùa Liên Phái, một trong những chùa Tịnh Độ Tông đầu tiên.



Còn chùa Bà Đá thì hai pho Văn Thù, Phổ Hiền đứng hai bên Cửu Long rất lớn.
(Đằng sau là Thích Ca Niêm hoa, phật A Di Đà, đứng hai bên còn Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và trên tít cao là Tam Thế)
;)

 
Last edited:
Thành đạo

Xuất gia năm 29 tuổi, sau 6 năm tu khổ hạnh trong Tuyết Sơn rồi rời bỏ lối tu đó, vào rằm tháng 4, dưới cội Bồ đề, Tất Đạt Đa Cồ Đàm chứng quả, thành Phật.

Hình ảnh Phật thành đạo thường gắn với cội bồ đề, khi đó tượng ngồi xếp bằng, hai tay để trên chân trước bụng, giống tượng A Di Đà. Bức tranh vẽ Thích Ca thành đạo dưới gốc Bồ đề rất phổ biến, được in và treo khắp nơi. Truyền thống Nguyên Thủy như ở Lào, Thái, Cam, Miến, thì tượng Phật thành đạo lại có con rắn Naga 7 đầu che bên trên.

Chùa cổ miền Bắc không chùa nào có tượng Phật thành đạo ngồi dưới gốc cây bồ đề cả, dưới rắn Naga thì càng không, vì như thế sẽ không còn chỗ cho các tượng khác bày phía sau. Chùa miền Trung, miền Nam thì nhiều chùa lấy hình tượng này làm chủ yếu trong chùa.


Tượng Thích Ca Thành đạo, con rắn che trên đầu tại Thiền viện Vạn Hạnh ở Đà Lạt, dù không phải theo phái Nguyên Thủy Khmer.

 
Last edited:
Tuy vậy, ở một ngôi chùa cổ miền Bắc truyền thống cũng có thể đặt tượng Thích Ca Thành đạo, nếu tượng đó không phải để ở chính điện. Tượng Thích Ca thành đạo thường là khoác một tấm áo vắt từ vai phải sang vai trái. Theo đúng thì phải là để trần tay phải và vai phải, thế nhưng có lẽ do để dễ làm và tạo hình đơn giản hơn, nên tấm vải phủ cả hai vai.

Như pho tượng đồng nặng vài tấn này, đặt ở dưới một gốc cây cổ thụ. Giá như được cây Bồ đề thì tốt, nhưng ở đây không có sẵn bồ đề cổ thụ, nên cây muỗm này cũng đẹp vậy.

(chùa Vạn Niên ở Tây Hồ).


 
Last edited:
Bồ đề

Cây Bồ đề có tên là gì trước khi đạo Phật ra đời, có lẽ cũng không cần nhớ. Chỉ biết rằng khi Tất Đạt Đa Cồ Đàm thành đạo dưới gốc cây này, đạt được trạng thái Giác ngộ, thì loài cây ấy cũng được gọi là cây Giác ngộ, Bodhi trong tiếng Phạn, phiên âm thành Bồ đề. Nơi đó cũng gọi là Bồ đề đạo tràng, và cây đó thành cây thiêng liêng.

Cây bồ đề cội nguồn thiêng liêng nơi Phật thành đạo đã bị chết vài lần, cả tự nhiên lẫn bị đốn hạ. Tuy vậy trước khi chết thì con cháu của cây tổ đã được nhân giống khắp nơi, trong đó lần nhân giống được ghi nhận quan trọng nhất là truyền sang Srilanka, thế kỉ 2 TCN, để rồi từ đó lại đem nhánh về trồng tại cây tổ khi cây tổ bị chết do người Ấn giáo triệt hạ.

Năm 1959, khi sang thăm Việt Nam, tổng thống Ấn Độ Prasat có tặng hai gốc Bồ đề được chiết từ cây tại Bồ đề Đạo tràng. Một cây trồng tại chùa Trấn Quốc, một cây tại chùa Một Cột. Sau 50 năm, hai cây đều khá to.

Cây tại chùa Trấn Quốc.

 
Last edited:
Nhập Niết Bàn

Cùng với Đản Sinh, Thành Đạo, thì sự kiện Nhập Niết Bàn của Phật Thích Ca cũng được cho là xảy ra đúng rằm tháng Tư, nên mới là Tam hợp. Sau 45 năm du thuyết khắp phía bắc Ấn Độ, Thích Ca đã 80 tuổi, nhưng vẫn đi và khất thực, nhận thức ăn từ những người cúng dường. Theo suy đoán của một số tài liệu mang tính lịch sử, thì bữa ăn cuối của Phật không được lành, món nấm bị hỏng nên làm độc nên Phật - khi đó thân thể đã quá già yếu - đã không qua được giai đoạn cuối đối với thể xác đó là Tử (Sinh - Lão - Bệnh - Tử).

Theo Phật giáo, thì khi Thành đạo thì Phật đã đạt Niết Bàn rồi, nhưng đó là Dư ý Niết Bàn, vẫn còn thể xác ở lại cõi Sa Bà (Ta Bà) để giáo hóa. Khi trút bỏ thể xác, thì Phật vào Vô dư ý Niết Bàn. Khi đó Phật nằm nghiêng về bên phải, những đệ tử đi theo vây xung quanh, nơi đó nằm giữa 8 cái cây, mỗi phía 2 cây.

Các đệ tử đã hỏa táng di thể theo đúng truyền thống thời đó. Hỏa táng xong thì xuất hiện các Xá Lị, là những thứ cứng rắn hơn tất thảy, không thể bị hủy hoại. Xá lị Phật do đó là vật quý hơn tất thảy các vật thể trên thế gian. Các Xá lị này đã được các vị vua phía Bắc Ấn thời đó chia nhau đưa về các nơi để lập tháp (Stupa) thờ cúng. Cho đến tận ngày nay vẫn còn nhiều nơi được cho là đang giữ Xá lị Phật thực sự, như Đại tháp Sanchi ở Ấn, That Luang ở Lào, Swedagone ở Miến, chùa Nhạn Tháp ở TQ...

Sự thật và bản chất Xá lị của các vị sư về sau cũng còn là điều chưa giải thích được, nằm trong tấm màn huyền bí tôn giáo.
 
Last edited:
Tượng Phật nhập Niết Bàn xuất hiện ở rất nhiều chùa, là pho tượng nằm nghiêng về bên phải, tay phải đỡ đầu, tay trái xuôi theo thân. Dù thực tế lúc này Phật đã là một ông già 80 tuổi, nhưng các tượng đều mang một dáng vẻ chung của một bậc Phật: không tuổi tác, thậm chí là phi giới tính (vì vào cõi Vô sắc giới đã không còn giới tính nữa rồi).

Tượng Niết Bàn trong Bảo tàng Mỹ thuật là một trong những pho tượng đẹp nhất.


 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,769
Bài viết
1,137,632
Members
192,659
Latest member
dagareelfiller
Back
Top