What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian, một trong những pho tượng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tượng đẹp nhất chùa Trăm Gian. Chụp bị ngược sáng nên khó nhìn quá, nhưng từ phía này mới thấy được tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian xưa. Các khớp xương, mạch máu nổi lên dưới da, móng tay dài, xương chân tay hiện rõ. Hốc mắt sâu, má hóp... rất đúng giải phẫu.

(Hay thời đó cũng nhiều người gầy thế này quá, chỉ cần túm một ông già ra làm mẫu là đủ ???)

 
Last edited:
Phật Di Lặc

Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.

Dân gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu Lo.

Di Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp, ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa hơn hai nghìn năm trăm năm trước.

Người TQ, VN hình tượng hóa Di Lặc là một vị Phật béo tốt hả hê, an lạc sung sướng. Có trường hợp là quanh Di Lặc có 6 đứa trẻ níu kéo, tượng trưng cho 6 giặc, tức Lục căn (mắt mũi tai lưỡi thân ý), những thứ làm người ta không tĩnh.

Biến thể hơn nữa thì Di Lặc biến thành ông thần béo ị nồi trên đống vàng bạc châu báu, mấy đứa trẻ như lũ con, biến thành vị thần ban của cải và con cái.
 
Last edited:
Tượng Di Lặc chùa Tây Phương, một pho tượng Di Lặc cổ. Các tượng Di Lặc thường được tạc gần đây, ít pho tượng cổ lắm. Như cái lưng trắng trắng ngồi trước tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian trong ảnh trên cũng là tượng Di Lặc.

 
Last edited:
Tất cả loạt bài này của bạn Chimtto đều rất hay và có giá trị về kiến thức , mình thích ! Rót rượu thì chỉ được một chén , chả biết cho bài nào , bởi vậy mình làm vài dòng cảm ơn bạn Chimtto ! (beer)
 
Sắp tới ngày Phật đản, đi qua thấy chùa nào, chỗ nào cũng treo cờ phật giáo rộn ràng sặc sỡ lòe loẹt, thôi thì đóng góp vào đây chút vậy, coi như cũng là góp một chút công sức.

Mấy tôn giáo lớn tớ đều tìm hiểu cả, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo, nhưng dù sao cũng có thiện cảm với Phật giáo nhất, vì trong lịch sử, di sản của các tôn giáo khác là quá nhiều cái chết của người ngoại đạo, chỉ có Phật giáo và Đạo giáo là không có chuyện đó. Phật giáo thực sự là tôn giáo của Hòa bình.
 
Last edited:
Di Lặc Tam tôn

Nhiều chùa hiện nay hay bày tượng Tuyết Sơn và Di Lặc ở hai bên một pho tượng khác (tượng Quan Âm Chuẩn Đề), một bên béo một bên gầy.

Thực ra bày như thế là không phù hợp, vì hai vị Phật lại ngồi hai bên Bồ tát là không hợp lý. Phật Di Lặc phải ngồi ở giữa, hai bên có hai bồ tát thì mới đúng.

Khi Di Lặc ngồi giữa, thì có hai bồ tát là Pháp Hoa Lâm và Đại Diệu Tường đứng hai bên, tạo thành bộ Di Lặc tam tôn.

Pháp Hoa Lâm chính là bồ tát Phổ Hiền, bậc Đại trí, tượng trưng cho Trí - Tuệ - Chứng; Đại Diệu Tường chính là bồ tát Văn Thù, bậc Đại định, tượng trưng cho Lý - Định - Hành. (Nhiều tài liệu trên mạng copy lại nhau, Đại Diệu Tường sau một hồi thì thành Đại Diện Tướng, hic).



.
Tượng chùa Tây Phương:
Bên trái là bồ tát Đại Diệu Tường, tượng trưng cho Định, Hành nên hai tay nắm chặt, bắt ấn mật phùng.
Bên phải là bồ tát Pháp Hoa Lâm, hai tay chắp lại theo ấn Hiệp chưởng, tượng trưng cho Tuệ, Chứng.

(Trong chùa Tây Phương bị đảo vị trí một số tượng, nên hai pho này hiện giờ chỉ có Pháp Hoa Lâm đứng đúng chỗ, Đại Diệu Tường bị đảo chỗ gây nhầm lẫn).
 
Last edited:
Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát

Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.

Tượng Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A Di Đà vậy.

Còn khi tượng ngồi, thì Bồ tát Phổ Hiền cưỡi trên voi trắng sáu ngà, tượng trưng cho việc chế ngự được chướng ngại của Trí tuệ để đến chỗ Đại Chứng, sáu ngà là thắng lục căn. Bồ tát Văn Thù cưỡi trên sư tử xanh, tượng trưng cho việc thắng trở ngại để hành đại định.

Vào các chùa miền bắc, hình tượng hai vị Bồ tát cưỡi trên lưng thú thì chắc chắn là Phổ Hiền và Văn Thù.


Tượng chùa Bút Tháp: Phổ Hiền cưỡi voi trắng và Văn Thù cưỡi sư tử (sơn màu gụ chứ không phải màu xanh như truyền thống).


 
Last edited:
Thích Ca Sơ Sinh

Một trong những pho tượng quan trọng nhất mà chùa nào cũng có, đó là tượng Thích Ca Sơ Sinh.

Về truyền thống lịch sử, thì có bốn thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời vị Phật Lịch sử: Đản Sinh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn;

Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.

Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).

Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.

Ngày lễ Vesak, gọi là lễ Tam hợp gồm Đản Sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn được cho là cùng vào tháng 4 lịch mặt trăng (tháng này tên là Vesak theo lịch Ấn Độ). Lễ Quốc tế này năm nay được tổ chức tại Việt Nam, ngày mai (14/5) sẽ chính thức khai mạc.

Bốn thánh địa Phật giáo đó search trên Google Earth, tớ đã đưa trong topic Du lịch bằng Google Earth
 
Last edited:
Tòa Cửu Long

Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.

Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.

Ở Việt Nam, hình tượng này được tạo thành một tòa gọi là Cửu Long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh. Tùy chùa mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay không. Tòa lớn thì đủ 9 rồng, vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Chùa nhỏ thì sơ sài đơn giản. Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn.


Tòa Cửu Long chùa Bà Đá

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,764
Bài viết
1,137,597
Members
192,654
Latest member
Melbet_APK
Back
Top