What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm chùa Bút Tháp

Do tính chất nổi tiếng "Đại từ đại bi, Cứu khổ cứu nạn", hình tượng Quán Thế Âm được tôn sùng và tạo tác nhiều nhất, với rất nhiều bức tượng đẹp.

Nổi tiếng nhất có lẽ là bức tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn chùa Bút Tháp tạc vào thế kỉ 17, được coi là tuyệt tác, một "tập đại thành" của nền điêu khắc Việt Nam. Bức tượng chứa đựng trong đó nhân sinh, thế giới quan Phật giáo đầy đủ. Từ dưới lên, có thể thấy cả cảnh âm phủ thông qua 4 quỷ sứ, mặt biển nam hải với con rồng đội đài sen, ánh mặt trăng từ giữa lòng phật bà, những cánh tay nuột nà, 11 đầu Phật với A Di Đà trên cùng, và gần một nghìn cánh tay nhỏ tỏa ra như hào quang rực rỡ.

 
Last edited:
Tượng Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn loại có mười mấy tay đến vài chục tay còn khá nhiều; nhưng loại có đến khoảng nghìn tay thì mà tượng cổ thì rất hiếm, theo tớ biết và đã đến tận nơi thì chỉ có 4 pho trên toàn miền bắc thôi. Gần đây nhiều chùa có điều kiện cũng làm tượng đủ nghìn tay, và thường lấy mẫu theo tượng chùa Bút Tháp.

Tượng cổ loại nghìn tay mà tớ đã đến thăm chụp ảnh nằm ở các chùa:
  • Chùa Thánh Ân: là pho cổ nhất
  • Chùa Bút Tháp: là pho đẹp nhất
  • Chùa Tam Sơn
  • Chùa Mễ Sở: là pho có nhiều tay nhất

Tượng loại nghìn tay thường đồ sộ nên đặt ở tòa riêng, không để trên bàn thờ chính. Tuy vậy tại chùa Thánh Ân, pho tượng cổ này được để chính giữa. Những cánh tay của tượng có phong cách rất đặc biệt. Pho tượng tuổi khoảng 400 năm.
.


 
Last edited:
Quan Âm tống tử

Trong các ngôi chùa miền Bắc còn có một bộ tượng mà tôi chưa thấy ở ngôi chùa nào miền Trung, miền Nam, đó là bộ Quan Âm tống tử (tiễn con).

Bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.

Bộ tượng Quan Âm tống tử có nét rất gần gũi với hình tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng trong Thiên Chúa giáo.

Bộ tượng Quan Âm tống tử chùa Tây Phương. Tượng người con đã bị mất, người ta thay vào bởi một tượng khác, không đúng cỡ nên trông buồn cười. Hai bên là Thiện tài Đồng tử và Long nữ đứng hầu. Ở khối đá bên cạnh là một con vẹt, chính là Thiện Sỹ - chồng của Thị Kính hóa thành.


 
Last edited:
Chuẩn Đề

Trong các hóa thân của Quán Thế Âm, có hóa thân được tôn sùng là Phật, thậm chí là Phật Mẫu, đó là Chuẩn Đề.

Chuẩn Đề có nghĩa là Tối thượng bồ đề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ tát. Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.

Tượng Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:
  • Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.
  • Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn Đề
  • Hai tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra.
  • 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...

Chùa miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.

Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề chùa Pháp Vân.

 
Last edited:
Bạch Y đại sĩ

Quán Thế Âm có nhiều hình tượng, một hình tượng rất phổ biến nữa là Quan Âm áo trắng, cầm tịnh bình và cành dương, gọi là Quan Âm Đại sỹ. Hình ảnh này cả trong tranh lẫn điêu khắc đều nhiều.

Tượng Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc.

Trước kia chùa miền Bắc không bao giờ có tượng Quan Âm đứng ngoài trời, nhưng giờ được dựng ở nhiều chùa. Một số chùa cổ truyền thống thì vẫn không dựng, nếu có dựng Quan Âm các thì cũng là tượng Quan Âm ngồi đài sen trong một tòa các, chứ không đứng ngòai trời.

Hình tượng này xuất hiện từ miền nam, và theo tớ, thì do người Minh hương từ Phúc Kiến mang sang. Người TQ vượt biển rất tôn sùng hình ảnh Quan Âm Nam hải, tin rằng bà hiện ra trên mặt biển để bảo hộ các đoàn thuyền vượt qua sóng gió biển khơi. Hình ảnh này rất giống bà Thiên Hậu. Sang VN, họ mang niềm tin đó vào hình tượng Quan Âm đứng ngoài trời.

Đó là giả thiết của tớ, vì truyền thống chùa cổ VN từ miền Bắc, và cả miền Trung đều không có. Chỉ thời gian gần đây mới xuất hiện, và là từ miền Nam ra.
 
Last edited:
Như vậy trong một ngôi chùa, có thể có đến 4 tượng Quan Thế Âm dưới các hóa thân khác nhau: Thiên thủ thiên nhãn, Tống tử, Nam hải, trong Di Đà tam tôn. Điều này cũng không có gì là quá, bởi vị Bồ tát này có nhiều hóa thân khắp thế gian.

Tượng Bạch Y Quan Âm ở núi Đá Dựng - Hà Tiên.


 
Last edited:
Ngọc hoàng Thượng đế

Khi truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau. Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.

Đời Lê Trung hưng ở VN là thời mà tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên (Ba tôn giáo Phật Lão Nho cùng một gốc) phát triển. Đầu tiên là một số hình tượng Đạo giáo được đưa vào chùa. Tiếp theo là sự hội nhập với Bản địa bằng việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào trong chùa. Thậm chí những người có công với triều đình, quốc gia cũng được thờ trong chùa, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không còn tách biệt, mà trong đó Phật là trung tâm và cao nhất.

Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế và Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua trời, có vai trò như Thiên chủ Indra (Đế Thích) của Ấn Độ, cai quản bầu trời. Ngọc Hoàng là hậu thân, biến thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, thay cho Tam Thanh tối cao cai trị thế giới thần và người. Bắc Đẩu chuyên ghi sổ sinh, Nam Tào ghi sổ tử.

Như vậy đối với dân gian, Ngọc Hoàng là ông Trời cần tôn kính, nhưng với Phật giáo, Ngọc Hoàng chỉ là đứng đầu bậc Thiên, vẫn có sinh ra (và sẽ có chết đi), chưa thoát Luân hồi. Nhưng Phật giáo cũng chấp nhận hình tượng đó vào chùa, mà không chống đối. Vì thế trong chùa có thể thấy cả tượng Ngọc Hoàng.

Đối với dân gian thì "cầu Trời, khấn Phật", như nhau cả, hầu như tất cả đều coi Phật giống như một bậc thần thánh có quyền phép, cũng như Ngọc Hoàng cả. Thậm chí trong SG còn có một cái chùa mang tên : Chùa Ngọc Hoàng
 
Last edited:
Tượng của ông Bắc Đẩu trong chùa Cầu Đông. Tay ông cầm cuốn sổ sinh. Bên kia là ông Nam Tào, cầm sổ tử. Có thể thấy thấp thoáng bên trái là Ngọc Hoàng ngồi trên ngai.

Tớ thích pho tượng này, vì nghệ nhân đã chạm hoa văn trên áo cầu kì mà mềm mại sinh động.

(Viết về Nam Tào, Bắc Đẩu cũng rất chi là dài dòng lắm chuyện, nên thôi).

 
Last edited:
Trên đây, tôi đã mô tả những pho tượng trên chính điện của một ngôi chùa cổ miền bắc thông thường. Những pho tượng ấy có những đặc trưng riêng của mỗi vùng làng, mỗi thời đại, nhưng cũng không ra ngoài các bộ Tam tôn và tượng Pháp. Các pho tượng được bày trong chính điện theo vị trí cao dần lên đến tận nóc chùa, nhìn vào như một thế giới sâu thẳm, tầng tầng lớp lớp chư phật, chư thánh, chư thiên, đem lại một cảm giác uyên nguyên nguồn cội. Đây là đặc trưng riêng có của các ngôi chùa Việt, mà cụ thể hơn là chùa miền bắc, mà không nơi nào có trên thế giới.

Chính điện chùa Phúc Khánh, ngôi tổ đình linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Lễ chùa Phúc Khánh luôn luôn thu hút đông phật tử nhất.


Bên cạnh tượng trên chính điện, tại gian bên, tiền đường, hậu điện của chùa còn nhiều pho tượng khác nữa...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top