Thập điện Diêm Vương
Diêm Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất hiện.
Phật giáo mượn Yama để mô tả địa ngục là một trong Lục đạo luân hồi. Những ác nghiệp nặng tạo ra trong cuộc sống sẽ phải nhận quả báo sa địa ngục, và Yama cũng là chủ của địa ngục đó.
Sang đến TQ, thì phiên âm Yama thành Diêm Ma, và vì là vua địa ngục nên gọi là Diêm vương. TQ tăng từ một Diêm Ma lên đến mười vị, gọi là Thập điện Diêm vương. TQ gọi thêm một tên nữa là các vị Minh vương. Ở đây chữ Minh có nghĩa là U tối (giống như rừng U Minh) chứ không phải nghĩa là sáng như quang minh, minh bạch.
Thật quái là từ Minh lại mang 2 nghĩa trái nhau như thế. Hiện nay thì chùa miền Nam thường dùng Thập điện Minh vương, còn miền Bắc dùng Diêm vương.
.
Diêm Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất hiện.
Phật giáo mượn Yama để mô tả địa ngục là một trong Lục đạo luân hồi. Những ác nghiệp nặng tạo ra trong cuộc sống sẽ phải nhận quả báo sa địa ngục, và Yama cũng là chủ của địa ngục đó.
Sang đến TQ, thì phiên âm Yama thành Diêm Ma, và vì là vua địa ngục nên gọi là Diêm vương. TQ tăng từ một Diêm Ma lên đến mười vị, gọi là Thập điện Diêm vương. TQ gọi thêm một tên nữa là các vị Minh vương. Ở đây chữ Minh có nghĩa là U tối (giống như rừng U Minh) chứ không phải nghĩa là sáng như quang minh, minh bạch.
Thật quái là từ Minh lại mang 2 nghĩa trái nhau như thế. Hiện nay thì chùa miền Nam thường dùng Thập điện Minh vương, còn miền Bắc dùng Diêm vương.
.
Last edited: