What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Ngôi chùa mà tôi thấy có nhiều tháp mộ sư nhất có lẽ là chùa Bổ Đà ở Bắc Giang. Tôi chưa thấy ngôi chùa nào nhiều tháp đến thế, cả một vạt đồi toàn tháp mộ, trải dài từ trên xuống dưới.

Đã ghép một ảnh panorama rởm chụp toàn bộ các tháp, nhưng chả biết vứt đâu mất...

picture.php

Bác Chit cho baxu hỏi cái chùa này có phải cái chùa mà đường đi vào nhiều cây, chùa toàn/nhiều màu trắng, lại có hàng hiên bể nước khá đẹp? Mà hình như kiểu cách hơi khác khác bác nhỉ?

Mà không hiểu sao đang đẹp thế, Tết năm ngoái đến lại thấy người ta đang phá đi làm lại? Không hiểu giờ nom thế nào rồi hả bác?
 
Bác Chit cho baxu hỏi cái chùa này có phải cái chùa mà đường đi vào nhiều cây, chùa toàn/nhiều màu trắng, lại có hàng hiên bể nước khá đẹp? Mà hình như kiểu cách hơi khác khác bác nhỉ?

Mà không hiểu sao đang đẹp thế, Tết năm ngoái đến lại thấy người ta đang phá đi làm lại? Không hiểu giờ nom thế nào rồi hả bác?

Có lẽ không phải Baxu ạ. Chùa Bổ Đà ở Bắc Giang, nằm ở chân núi, đường vào có cây um tùm, nhưng là um tùm theo kiểu rậm rạp gai góc.

Xung quanh chùa có hai vòng lũy đất rất kiên cố, lại có cả hào như một pháo đài. Trong chùa ngang dọc khá nhiều tòa. Riêng khu mộ tháp nằm ở ngoài vòng tường thứ nhất, nhưng trong vòng tường thứ hai.

Chùa này không chỉ nhiều mộ tháp bậc nhất, mà còn có bộ ván kinh bằng gỗ thị cổ nhiều nhất nữa. Đến đó thanh tĩnh, và tuy có trùng tu nhưng vẫn theo lối cổ, không sơn vẽ nhiều, còn rất đẹp.
 
Gác chuông

Bên cạnh Tháp Phật, Tháp vũ trụ, Tháp mộ, Tháp thờ, tại chùa chiền còn một hình thức kiến trúc đẹp nữa là Tháp chuông, hay chỉ đơn giản là Gác chuông, cũng mang hình dáng một ngọn tháp.

Gác chuông - như tên gọi, mục đích là để treo chuông, để khi gõ chuông tiếng được vang xa, khắp nơi đều nghe được. Chuông, khánh là đồ nhạc khí linh thiêng, theo niềm tin tôn giáo thì khi gõ chuông khánh, thần linh kinh động linh ứng, mỗi lời cầu nguyện theo một tiếng chuông sẽ có tác dụng gấp cả vạn lần. Những quả chuông quý trên khắc các bài kinh văn, mỗi khi gõ lên thì tương ứng với bài kinh đó được tụng cả vạn lần.

Gác treo chuông của chùa cổ thường không được cao lắm, vì các cụ xưa trình độ kiến trúc cũng có hạn, không thể kéo chuông nặng lên những tháp gạch cao, mà cũng không có chỗ để đứng gõ (khác với chuông phương tây kéo dây, treo cao bao nhiêu cũng được). Do đó các gác chuông thường vững chãi và thấp, hoặc làm gác ngay trong chùa.

Càng về sau này, với bêtông ximăng cốt thép, người ta lại bắt đầu dựng tháp chuông chùa cao ngất ngưởng, mỗi lần gõ phải trèo lên rạc cẳng.
 
Last edited:
Gác chuông chùa Keo hình dáng tuy không thật cao thanh thoát, nhưng lại vững chãi gần gũi, chắc khỏe, được coi là mang dáng một búp sen chưa nở. Bốn cây cột chính cao từ nền lên đến đỉnh nóc, bốn phía còn các cột phụ cho tầng một.

Tầng một bốn phía để trống, treo một khánh đá lớn. Tầng hai, tầng ba, tầng nóc đều treo mỗi tầng một quả chuông. Toàn bộ gác chuông liên kết bởi những lỗ mộng, con sơn, vì kèo, đấu, đố, cốn, theo như truyền miệng thì không dùng đến đinh.

Tuy nhiên gần đây trùng tu lại gác chuông, đổi các kết cấu gỗ mục, nên trông gác chuông có vẻ mới hẳn lên.


picture.php
 
Ngày xưa vua chúa các triều Lý, Trần, Lê đều đến chùa cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

Không biết giờ có ai đi chùa cầu hết mưa tạnh ráo không?

Hà Nội thành cái hồ đã là ngày thứ tư, mà mưa vẫn không chịu ngớt.
 
Ngoài gác chuông chùa Keo có kiến trúc đẹp nhất, nhiều chùa cũng có gác chuông. Gác chuông thường nằm ở trước chùa chính, tại sân trước, cũng có trường hợp nằm ở sân trong. Nhiều chùa thì tam quan cũng là gác chuông luôn.

Gác chuông cũng khá nổi tiếng của chùa Trăm Gian - Hà Tây nằm bên sườn đồi phía trước chùa

picture.php

Gác chuông một ngôi chùa làng ở Hà Tây

picture.php
 
Last edited:
Có những ngôi chùa không làm gác chuông bên ngoài, mà làm gác ngay trong chùa.

Nghĩa là mái chùa không là những lớp mái lớn đơn thuần nữa, mà được nâng cao một phần tạo thành những gác nhỏ để treo chuông, khánh.

Chùa Nành là ngôi chùa có kiến trúc khá đặc biệt kiểu này. Gian tiền đường được tạo thành hai căn gác nhỏ tạo nên một kiểu rất riêng và cũng đẹp.


picture.php
 
Ngày xưa vua chúa các triều Lý, Trần, Lê đều đến chùa cầu mưa mỗi khi có hạn hán.

Không biết giờ có ai đi chùa cầu hết mưa tạnh ráo không?
.

em vô phép bác spam 1 phát

nếu như là ngày xưa thì em chắc các vua quan đã phải lập đàn tế giời đất rồi bác ợ.

năm nay vận nước không thấy sáng sủa gì: đầu năm rét chết hết trâu bò, cuối năm lũ chết hết cá :D, giữa năm thì khủng hoảng
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,430
Bài viết
1,175,888
Members
192,103
Latest member
789clubvn5com
Back
Top