What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.

Theo mình biết thì cũng là truyền thuyết do người sau diễn giải như thế. Nhưng nếu nói rõ ra thì cũng không hẳn là sai. Phật nói: "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" là nói đến phật tán, là xưng tán giá trị của phật tánh. Và sau đó phải nói thêm là tất cả chúng sanh đều sở hữu phật tánh. Như vậy mới phù hợp với tinh thần với danh xưng của đức phật là vô thượng sư. Không có người vượt hơn nhưng có thể ngang bằng như nhau.

Mình mới vào nên quote post hơi xa. Mọi người thông cảm. Tuy nhiên vì topic cung cấp những thông tin hay quá nên bây giờ đọc cũng cảm như mới.
Cám ơn bạn Chitto
 
Theo mình biết thì cũng là truyền thuyết do người sau diễn giải như thế. Nhưng nếu nói rõ ra thì cũng không hẳn là sai. Phật nói: "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" là nói đến phật tán, là xưng tán giá trị của phật tánh. Và sau đó phải nói thêm là tất cả chúng sanh đều sở hữu phật tánh. Như vậy mới phù hợp với tinh thần với danh xưng của đức phật là vô thượng sư. Không có người vượt hơn nhưng có thể ngang bằng như nhau.

Cảm ơn bạn đã tham gia.

Đúng là với người theo Phật giáo, cụ thể hơn là Đại thừa, thì khái niệm Phật tính, là như vậy, và Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ là một bậc Phật cụ thể thị hiện tại thế giới này, đại diện cho "Phật" rộng lớn hơn, bao trùm tất cả.

Tuy vậy, tôi muốn viết với cách nhìn lịch sử hơn một chút, thì tuy rằng Phật tính là "duy ngã độc tôn", nhưng gán lời nói đó cho một trẻ sơ sinh, thì có lẽ làm cho độ gần gũi của Phật mất đi phần nào. Phật là bậc Phật cũng bởi vì Phật trước hết về thể xác là con người, một con người bình thường, có sinh, lão, bệnh, tử. Để có được một trí tuệ đỉnh cao, làm "Thiên nhân sư", thì cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả trong việc học hỏi, nhận tức, tìm tòi.

Kinh sách cũng ghi chép rõ ràng là chỉ sau khi đã theo học nhiều bậc đạo sư, sau thời gian ngồi tu khổ hạnh ép xác không đạt kết quả, đến lúc ngồi dưới gốc Bồ đề khi ba mươi lăm tuổi, thì Thích Ca Mâu Ni mới đắc quả thành Phật. Hơn nữa Phật giáo cũng nhấn mạnh rằng việc thể hiện các phép thần thông không phải là điều đáng để tôn sùng.

Như thế gán lời nói "duy ngã độc tôn" cho một đứa trẻ xem ra có thể là phản cảm. Đứa trẻ ấy mới chỉ sinh ra, chưa có tích lũy tri thức, chưa có kinh nghiệm cuộc sống của kiếp sống hiện tại, liệu đã có thể đắc quả hay chưa để mà tuyên bố như vậy.

Do vậy tôi nói rằng người đời sau đã quá tôn sùng Phật mà đặt ra. Nhưng sự tôn sùng đó có tác dụng với người ít cần suy xét, người cần Phật như một vị thần thánh. Còn đối với người muốn tìm hiểu triết lý của Phật, thì có thể làm mất ý nghĩa sự tu tập vất vả để trí tuệ của Phật đi (vì mới sinh ra đã biết mình là tối cao rồi, thì tu tập hóa ra là thừa sao?)
 
Bia đá

Một trong những thứ không thể thiếu ở các ngôi chùa, đền cổ, và nhiều lúc là vật cổ nhất, quý giá nhất của một ngôi chùa, đó là các tấm bia đá.

Việc để lại dấu tích trên đá đã có từ thượng cổ, và bia đá trở thành một hình thức lưu giữ dấu tích, bút tích, sự tích phổ biến nhất. Bia đá không chỉ là nơi để khắc chữ, các bài văn, mà còn là nơi thể hiện trình độ điêu khắc, trang trí đá tuyệt vời của cha ông. Xung quanh bia thường có các điêu khắc trang trí hoa văn, rồng phượng...

Bia có nhiều loại: bia hậu chuyên dành để ghi tên những người đóng góp công đức cho chùa, thường làm đơn giản, xung quanh ít trang trí, và để trực tiếp trên bệ đá thường.

Những bia lớn có văn bia (minh) thì viết kỹ lưỡng chi tiết về lịch sử chùa, quá trình hình thành, xây dựng, trùng tu, cùng tên tuổi những người liên quan. Văn bia loại này là tư liệu lịch sử quý giá, là nguồn tư liệu chính xác, lâu bền. Văn bia có độ chính xác thời gian cao, vì thường ghi rõ thời gian tạo lập (niên đại, mùa, tháng). Những bia lớn thường có trang trí cầu kỳ, nhiều họa tiết, mà nhìn vào đó có thể xác định phong cách điêu khắc của các thời kỳ lịch sử.
 
Bia chùa Keo ở Thái Bình:

Đây là một bia được trang trí rất cẩn thận cầu kỳ. Các điêu khắc và chữ viết khắc rất sâu vào đá. Đặc biệt là vì bia dầy nên còn điêu khắc trang trí cả trên hai cạnh hai bên, điều rất ít gặp trong các bia khác. Bia này không đặt trên rùa như thông thường, mà là trên một loạt các lớp cánh sen có trang trí đẹp.

Bia thường đặt trên lưng rùa với ý nghĩa trường tồn lâu bền. Bia của Việt Nam cũng rất khác bia của Trung Quốc, nhìn là có thể nhận ra sự khác biệt tương đối rõ ràng. Bia của TQ không đặt trên lưng rùa, mà là con Bị hí, một giống con của rồng. Trên trán bia cũng không phải là rồng, mà là con Phụ hí, cũng là một loại con khác của rồng.

picture.php
 
Last edited:
Nhà Mẫu

Nhà Mẫu, hay điện thờ Mẫu là một phần mang đặc trưng riêng của các ngôi chùa miền Bắc. Ngoài Chính điện, thì nhà Tổ và nhà Mẫu luôn được hương khói nghi ngút, và còn người ta cầu khấn ở đây còn nhiều hơn Chính điện.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ xa xưa, nhưng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ cách đây khoảng 500 năm, dưới triều Lê trung hưng. Khi đó Phật giáo đang tiêu điều, Nho giáo cũng suy đồi. Người dân quay lai với tín ngưỡng thờ các vị thần bản địa, được tôn phong trong hình tượng Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng.

Tứ phủ gồm: Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ (Trời, Đất, Núi rừng, Nước), đặc trưng bởi các màu Đỏ, Vàng, Lục, Trắng.
Tam tòa gồm: Thiên tiên (coi quyền cả thiên địa), Thượng ngàn, Thủy cung. Mẫu Thiên tiên mặc áo đỏ, Mẫu Thượng ngàn áo xanh lục, Mẫu Thoải áo trắng.

Với phong cách Tam giáo đồng nguyên đã có từ thời Lý, khi mà trong chùa các vua Lý cho thờ cả Đạo giáo, Nho giáo, thì việc đưa Tín ngưỡng Mẫu vào trong chùa cũng không khó khăn lắm. Và Phật giáo, với bản chất bao dung hòa đồng nhập thế của mình, cũng đã chấp nhận các vị thần của đạo Mẫu vào khuôn viên của mình một cách hòa nhã. Ngược lại, các tín đồ đạo Mẫu cũng thừa nhận Phật vẫn là đấng cao thiêng hơn hết thảy, và các thánh cũng là quân của nhà Phật.

(Viết về cái này chắc phải có cả topic riêng)
 
Nhà Mẫu ở mọt ngôi chùa

picture.php

Bên trên là Tam tòa Thánh Mẫu, dưới một chút là 5 vị Quan lớn, dưới nữa là các ông Hoàng. Gầm bàn thờ chính là nơi thờ Ngũ hổ, hai bên có hai tượng Cậu. Trên đỉnh thường treo hai con rắn còn gọi là ông Lốt, hóa thân của Quan Tuần Tranh.

Lễ vật cúng bàn thờ Mẫu phong phú đa dạng, kể cả đồ mặn, và tất cả các đồ ăn uống thông thường, như cả mì chính (bột ngọt), muối ăn, nước ngọt, bia, thuốc lá.... nhưng thường luôn có trứng.
 
Last edited:
Chùa cũng có lúc làm nhiệm vụ của một ngôi đền, khi trong chùa thờ cả các vị nhân thần được nhân dân tôn kính.

Các vị nhân thần được thờ trong chùa gồm:

- Các vị vua chúa: thường là các vua đã ra lệnh xây chùa, có đóng góp của cải cho chùa, hoặc liên quan chặt chẽ với chùa. Chẳng hạn như chùa Kiến Sơ thờ Lý Thái Tổ vì vua đã từng tu ở chùa khi còn bé, chùa Huy Văn thờ Lê Thánh Tông vì vua và mẹ đã từng lánh nạn ở chùa, chùa Bộc thờ lén Quang Trung (câu chuyện về bức tượng Quang Trung chùa Bộc sẽ viết và có ảnh sau).

- Các vị vương công: như Trần Hưng Đạo, chúa Trịnh, chúa nhà Mạc.... nhiều chùa đều có ban thờ riêng.

- Các vị hoàng hậu, công chúa, quận chúa... là những người đã hưng công xây dựng, tu bổ chùa, hoặc về tu ở chùa. Như chùa Mía thờ bà chúa Mía, chùa Bút Tháp có tượng hai bà hoàng hậu và công chúa...


Tượng thờ Lý Thái Tổ chùa Kiến Sơ. Pho tượng này trông rất ngờ ngệch chất phác, rất dân gian và mang phong cách kiểu tượng phỗng. Tuy vậy đây vẫn là tượng Vua, mà còn là một vị vua đầu triều Lý nổi tiếng.

picture.php
 
Last edited:
Tượng thờ Lý Thái Tổ chùa Kiến Sơ. Pho tượng này trông rất ngờ ngệch chất phác, rất dân gian và mang phong cách kiểu tượng phỗng. Tuy vậy đây vẫn là tượng Vua, mà còn là một vị vua đầu triều Lý nổi tiếng.

Hehehe, bác Tồ viết sai chính tả rồi, sướng quá. =))=))=))
 
Hòa thượng

Nói đến chùa, không thể nói đến người trong chùa, đó là các Nam tu sĩ, gọi là Tăng hay Tỳ kheo tăng; và Nữ tu sĩ, gọi là Ni, hay Tỳ kheo ni.

Phật giáo là tôn giáo rất bình đẳng. Ngay từ thuở sơ khai Phật Thích Ca đã chấp nhận phụ nữ tham gia vào giới tu sĩ, và Ni giới cũng tích cực trong việc tu trì không kém Tăng giới. Cho đến nay ở Việt Nam, số chùa do Ni trụ trì nhiều không kém Tăng.

Tuy vậy, cũng giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng vẫn dành cho Nam giới những đặc quyền lớn hơn. Chỉ có Tăng mới được làm một số vị trí quan trọng như Chứng minh, Đàn đầu, Sám chủ, Giám luật... Một người nữ muốn xuất gia thì bên cạnh Nghiệp sư (thầy trực tiếp dạy dỗ) là Ni, thì cũng cần có sự hiện diện của Tăng, và trong lễ xuất gia chính thức cho Tăng chủ trì.

Về giáo phẩm của Tăng thì cao nhất là Hòa thượng, dưới đó là Thượng tọa, dưới nữa là Đại đức. Hòa thượng từ 80 tuổi trở lên gọi là Đại lão Hòa thượng.
Với Ni giới thì cao nhất là Ni trưởng, dưới là Ni sư, dưới nữa là Ni cô hay Sư cô.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,429
Bài viết
1,175,860
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top