What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Taydoc tui mới 5 tuổi, chưa dứt sữa mẹ, nhưng cũng mạn phép góp vui với mấy bác về chủ đề này.
Chùa là nơi thờ phật. Tuy văn hóa vùng miền khác nhau (nói gọn là 3 miền Bắc-Trung Nam) nhưng kiến trúc của một ngôi chùa thì không hoàn toàn khác hẳn nhau. Dù có những dị biệt trong cách xây dựng, và điều đó phụ thuộc vào vị trí địa lý, tài chánh và quan trọng nhất là tư tưởng ban đầu vv.v..
ví dụ. Mái của một ngôi chùa thì chỉ có thể "bày binh bố trận" theo 2 thế tổng quát nhất là TRÙNG DIÊM.Trùng diêm là lối mái mái chồng. Trùng diêm lại chia thành 2 kiểu sup nữa là TRÙNG DIÊM TRÙNG LƯƠNG VÀ TRÙNG DIÊM BẤT TRÙNG LƯƠNG.Trùng diêm trùng lương là loại mái tầng, phải 2 tầng chồng lên nhau. VÍ dụ là mái chùa Bái Đính, Vĩnh Nghiêm, Lương sơn (Tay Ninh) Long Sơn (Nha trang). Còn trùng diêm bất trùng lương là chỉ mái đơn. Thông thường là những chùa nhỏ.
Loại mái thứ 2, là loại mái theo kiểu LƯỠNG LONG TRANH CHÂU tức là những ngôi chùa này thường trang trí hai con rồng cùng chụm đầu vào một vật bảo hình vũ trụ ở giữa. Loại mái lưỡng long này cũng còn có suptype nữa là LƯỠNG LAONG CHẦU NGUYỆT. Tức là thay vì chỉ 2 con drangon tranh vật bảo ở center mái chùa, thì kiểu suptype này sẻ có 4 con rồng đứng ở 4 mái cùng hướng về càn khôn. Các bác vào xem cụm chùa ở Huế thì rõ.
Điều thứ 2 khi vào xem một ngôi chùa. chúng ta phải check BAO LAM. Bao Lam là lối hoa văn tranh trí đính kèm trên các cột chính trong chùa, thường là hai cột ở chính điện. Chùa nào có BAO LAM càng lâu đời, gỗ xịn, trạm khắc tinh xảo, thì đích thị chùa đó là chùa có thâm niên và có nhiều giá trị lâu đời.
Về mặt giáo lý tư tưởng
Căn bản là tư tưởng phật giáp của chúng ta chia ra 2 trường phái. ĐẠI THỪA (NAM TÔNG) và TIỂU THỪA (BẮC TÔNG).
Đại THỪA là do vua LÝ THÁI TỔ khởi xướng (TRUNG QUỐC,now 82% tăng ni phật thử tu theo ĐT ở VN)
Tiểu Thừa là tưởng du nhập từ ẤN ĐỘ, (Bà con với khất sĩ)
Vậy cơ ĐT và TT khác nhau chổ nào.
THỪA: Tiếng Hán là chiếc xe, cỗ xe.
Người tu theo tư tưởng Đại Thừa thì họ tu để PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH. Tức là tu để cứu khổ cho nhân loại.
Còn những người theo tư tưởng TIỂU THỪA thì họ tu với tiêu chí cứu mình trước. Tôi không bàn chuyện chúng sai của 2 tư tưởng này.
VỀ HÍNH THỨC.
ĐẠI THỪA tăng ni thường bận đồ màu vàng.
Chuông tụng để bên phải, mõ bên trái
Tiều thừa thì đồ NÂU, chuông mõ thì ngược bên đại thừa.
TT còn có hệ phái khất sĩ, ĐT thì không.
taydoc tui xin gop chut ý mọn, mong các bác gạo cội đừng chê cười
 
Last edited:
Xin lỗi bạn Taydoc, bài của bạn có nhiều điều sai sót cần điều chỉnh quá, từ lỗi chính tả đến thông tin, e rằng với 1 bài viết tôi không điều chỉnh được hết.

Mặc dù topic này tôi chủ yếu nói về ngôi chùa Việt, cụ thể hơn là chùa cổ đất Việt, chứ không bàn về lý luận tôn giáo, triết học. Tuy nhiên chắc phải đính chính lại những điều - theo tôi - là chưa đúng của bạn, kẻo mọi người có thể nhầm.

@ Manhhung & Zanghoang: Topic cũng không đến nỗi cứng nhắc là cứ phải hết phần này mới đến phần khác. Bạn có thể xen lẫn những bài viết, bức ảnh bạn tâm đắc, hoặc những vấn đề bạn quan tâm thì bạn có thể viết câu hỏi vào đây, mọi người sẽ cùng thảo luận trả lời. Tôi biết được điều gì sẽ xin cố gắng hết sức trả lời bạn.
 
Về mặt giáo lý tư tưởng
Căn bản là tư tưởng phật giáp của chúng ta chia ra 2 trường phái. ĐẠI THỪA (NAM TÔNG) và TIỂU THỪA (BẮC TÔNG).
...
Vậy cơ ĐT và TT khác nhau chổ nào.
THỪA: Tiếng Hán là chiếc xe, cỗ xe.
Người tu theo tư tưởng Đại Thừa thì họ tu để PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH. Tức là tu để cứu khổ cho nhân loại.
Còn những người theo tư tưởng TIỂU THỪA thì họ tu với tiêu chí cứu mình trước. Tôi không bàn chuyện chúng sai của 2 tư tưởng này.

1. Cách gọi Đại thừa - Tiểu thừa là một cách gọi sai, và nên loại bỏ. Khi tư tưởng Đại thừa (cỗ xe lớn) phát triển, phái này có xu thế gọi những phái khác với họ là Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) với ý coi thường. Do đó cách gọi Tiểu thừa là không có trong chính thống, không phù hợp.

2. Cách gọi thông thường hiện nay là Đại thừa - Mahayana (Bắc tông, Bắc truyền) và Nguyên thủy - Theravada (Nam tông, Nam truyền).
Bạn nhầm lẫn giữa Nam và Bắc.
Cách gọi chính xác là Phật giáo Phát triển và Phật giáo Nguyên thủy.

3. Cách mà phái Đại thừa nhìn phái Nguyên thủy, cho rằng họ tu cho mình trước, và tự đề cao mình tu cho mọi người như đa số người Việt Nam hiểu hiện nay, cũng chỉ là cách nhìn sai lệch, chịu ảnh hưởng của Đại thừa Trung Hoa, là điều cũng nên xem xét lại.

Người theo phái Đại thừa đôi khi vẫn đánh giá không khách quan như vậy, điều này theo tôi là rất không nên với người tìm hiểu.

Tốt nhất là bạn nên đọc sơ lược trang web nổi tiếng này: Wikipedia: Lịch sử Phật giáo
 
Last edited:
Đại THỪA là do vua LÝ THÁI TỔ khởi xướng (TRUNG QUỐC,now 82% tăng ni phật thử tu theo ĐT ở VN)
Tiểu Thừa là tưởng du nhập từ ẤN ĐỘ, (Bà con với khất sĩ)

Lý thái Tổ nào khởi xướng Đại thừa nào hả bạn?

Con số 82% của bạn từ đâu thế?

Nếu Tiểu thừa xuất phát từ Ấn độ, các phái còn lại thì không, có phải không?
 
Về mặt giáo lý tư tưởng
Căn bản là tư tưởng phật giáp của chúng ta chia ra 2 trường phái. ĐẠI THỪA (NAM TÔNG) và TIỂU THỪA (BẮC TÔNG).
Đại THỪA là do vua LÝ THÁI TỔ khởi xướng (TRUNG QUỐC,now 82% tăng ni phật thử tu theo ĐT ở VN)
Tiểu Thừa là tưởng du nhập từ ẤN ĐỘ, (Bà con với khất sĩ)


1. Tôi chưa bao giờ nghe / đọc thấy tài liệu nào nói Đại thừa từ Lý Thái Tổ. Không hiểu bạn lấy thông tin mới mẻ này từ đâu.

Tôi đọc thì chỉ biết rằng tư tưởng Đại thừa xuất hiện từ lần Kết tập kinh điển thứ hai của Phật giáo, khoảng 400 năm TCN, khi tăng chúng chia làm hai phái là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Đại chúng bộ chính thức thành Đại thừa sau Tổ Long Thọ với bộ Đại thừa Khởi tín luận. Đại thừa truyền sang Trung Hoa và cả Việt Nam gần như cùng lúc, thậm chí có người cho rằng vào VN còn trước TQ. Tuy nhiên sau đó phát triển rất mạnh ở TQ, và rồi truyền lại vào VN, nên ta mới gọi là Bắc Truyền.

Như thế thì Đại thừa Phật giáo có trước Lý Thái Tổ đến 1400 năm.

(Tự nhiên nhớ đến trước đây bạn nào copy từ trang web về đạo Tứ phủ nói rằng tượng Phật chùa Quỳnh Lâm có 360 viên đá lấy từ các đền thờ các thánh Việt Nam nên linh thiêng lắm..., nghĩ lại vẫn thấy buồn cười)

VỀ HÍNH THỨC.
ĐẠI THỪA tăng ni thường bận đồ màu vàng.
Chuông tụng để bên phải, mõ bên trái
Tiều thừa thì đồ NÂU, chuông mõ thì ngược bên đại thừa.
TT còn có hệ phái khất sĩ, ĐT thì không.
taydoc tui xin gop chut ý mọn, mong các bác gạo cội đừng chê cười

Không biết bạn hiện sống ở đâu, và nhìn thấy tu sĩ Nguyên thủy mặc đồ nâu khi nào? Cá nhân tôi thấy tăng sĩ Phật giáo Nguyên thủy (Thái, Cam, Lào, Miến, và miền Nam) đều mặc y màu vàng đậm, đậm sang màu cam, và nâu đỏ.

Phái Bắc Tông thì mới nhiều màu: nâu, xám, vàng. Các vị tăng Việt Nam bình thường đều có thể mặc áo màu nâu, khi hành lễ thì khoác y màu vàng, choàng cà sa vàng hoặc đỏ (tùy vai trò). Ni giới thì khi hành lễ mặc áo màu ghi, khoác cà sa vàng.

...

Ôi, tạm mấy điều thế thôi. Chuyện con rồng trên mái của bạn thì tôi đã viết rất kĩ từ lâu rồi, chuyện kiến trúc của bạn, tôi viết ra e là dài dằng dòng và lạc đề quá xa mất rồi.
 
Last edited:
ví dụ. Mái của một ngôi chùa thì chỉ có thể "bày binh bố trận" theo 2 thế tổng quát nhất là TRÙNG DIÊM.Trùng diêm là lối mái mái chồng. Trùng diêm lại chia thành 2 kiểu sup nữa là TRÙNG DIÊM TRÙNG LƯƠNG VÀ TRÙNG DIÊM BẤT TRÙNG LƯƠNG.Trùng diêm trùng lương là loại mái tầng, phải 2 tầng chồng lên nhau. VÍ dụ là mái chùa Bái Đính, Vĩnh Nghiêm, Lương sơn (Tay Ninh) Long Sơn (Nha trang). Còn trùng diêm bất trùng lương là chỉ mái đơn. Thông thường là những chùa nhỏ.

Cũng hơi băn khoăn với "thuật ngữ" Trùng Diêm (bất) trùng lương của bạn. Quả thực tôi nghe thấy lần đầu.

Như tôi biết, mái (không chỉ mái chùa, ở đây chỉ mái theo cách xây dựng dân gian, có thể áp dụng cho cả lăng tẩm, cung điện, đền, và nhà ở, nhà ống) có mái đơn (một tầng) phân biệt với mái kép (mái chồng diêm, hay trốn cột) là hệ mái 2 tầng. Chú ý là từ Chồng diêm (có nơi gọi là diềm) chứ tôi không rõ về Trùng Diêm. Hai mái dốc, tức là 1 tầng mái, thì không gọi là Chồng diêm.

Bạn cũng nên chú ý hệ mái này thịnh hành ở miền bắc, chùa Khơme mái có 3 cấp độ dốc khác nhau, có kết cấu khác hẳn đấy.
 
Cũng hơi băn khoăn với "thuật ngữ" Trùng Diêm (bất) trùng lương của bạn. Quả thực tôi nghe thấy lần đầu.

Đúng là tôi cũng nghe lần đầu "trùng diêm bất trùng lương"

Diêm, hay Thiềm - là mái nhà. Trùng diêm, trùng thiềm, hay chồng diêm là hai tầng mái, hay mái kép.

Lương là cái xà nhà, thượng lương là xà nóc trên cùng. Đã là Chồng diêm thì tất nhiên phải có cùng xà nóc, nên nói Trùng diêm Trùng lương là thừa phần.

Có kiểu kiến trúc "trùng thiềm điệp ốc" thì lại không nhất thiết là hai tầng mái, mà là kiến trúc hai (hay nhiều) tòa nhà nằm sát nhau, các mái được nối với nhau, thành ra cái thế : mái tiếp mái, nhà nối nhà, nên mới gọi là trùng thiềm điệp ốc.

Như chùa Thiên Mụ ở Huế, chính điện là hai tòa nhà ngang nối sát với nhau, bước vào trong thì các mái nối mái. Còn chùa Tây Phương, Kim Liên ở Hà Nội thì các tòa nhà và mái cách nhau, tạo thành một khoảng không gian ở giữa, thì không phải trùng thiềm điệp ốc.

Nói về kiến trúc chùa, thì nên nói về chùa cổ, miền Bắc và Huế thôi, còn miền Nam đều là làm sau này bằng bê tông cả, không phải kiến trúc cổ.

Giờ mới đọc đoạn sau của bác này bên topic khác. Nếu đúng thế thì chịu khó tìm tòi như bác là điều đáng quý. Có điều, theo mình thì đừng vội tham hiểu sâu quá về mấy cái lằng nhằng rắc rối khó nhớ như tôn giáo, triết lý, kiến trúc cổ... làm gì vội.

... Mình còn trẻ thôi, mình mới về sống và làm việc ở VN đây. Mình không biết nhiều điều lắm về đất nước của mình. Ba mẹ thì ít khi nói đến...
Mình tự học mọi chuyện về nước Việt mình. Khó nhất là phần lịch sử. Sao mà nhiều vua quá trời đặc biết là nhà Nguyễn và Lý....
Tuy nhiên nói thiệt(thật) là còn nhiều cái các bạn viết mình đọc rồi nhưng không hiểu nhiều lắm.
Mình chính thức học tiềng việt được 5 năm nay từ ba mẹ, và các staffs của mình, Mình đang có một cô giáo trường gì đó (quên tên rồi) dạy TV và nhiều cái thứ khác.
Mình nghĩ tham gia forum này sẽ giúp mình có nhiều may mắn xài tiếng mẹ sinh tốt hơn.
có gì sai sót mong các bác chỉ giùm (tui biết chữ Giùm này đúng 100%)]
cảm ơn các bác vô cùng
 
Last edited:
@ Manhhung & Zanghoang: Topic cũng không đến nỗi cứng nhắc là cứ phải hết phần này mới đến phần khác. Bạn có thể xen lẫn những bài viết, bức ảnh bạn tâm đắc, hoặc những vấn đề bạn quan tâm thì bạn có thể viết câu hỏi vào đây, mọi người sẽ cùng thảo luận trả lời. Tôi biết được điều gì sẽ xin cố gắng hết sức trả lời bạn.
Rất cảm ơn bác, vậy là bác đã gỡ bỏ rào cản vô hình trong em khi tham gia diễn đàn và xây dựng topic. Song, em cũng thấy ý kiến của các bác min, mod và các thành viên khác ở khía cạnh nào đó cũng có lý, nên em có sự tự điều chỉnh. Em sẽ cố gắng góp phần xây dựng topic sao cho khoa học nhất.

Nghe các bác trao đổi các thông tin trên mà thấy choáng, nhưng rất thích được nghe để tự chiêm nghiệm cho các chuyến đi sau này. Đi mà chẳng hiểu gì thì thật là sự lãng phí lớn.
 
Bức tượng chùa Phật Tích sẽ được tạo nên từ những khối đá như thế này, mỗi khối nặng gần 3 tấn. Tất cả là đá xanh Thanh Hóa. Đá xanh xứ Thanh luôn được đánh giá là tốt nhất. Loại hạng 1 dành để tạc tượng thờ, làm hương án, bia mộ. Tiếp theo là làm lư, đèn đá,..., cuối cùng là lát đường, làm bậc thang. Bậc lên tượng chùa Phật Tích cũng được lát bằng đá xanh xứ Thanh.

picture.php
 
Last edited:
Hôm đó tôi còn gặp nhân vật này, có vẻ ông cũng là một người lập dị, cũng thích thú khi người ta chụp ảnh mình. Tôi thì không chụp trước mặt, mà chỉ chụp sau lưng ông thôi.

Bài báo về ông: Dị nhân đội tóc rồng

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,180
Members
192,392
Latest member
rip_indra2000d
Back
Top