Đọc phần khái niệm này, em chợt nhớ: "Gần đây" em thấy một số nơi có Đền liệt sĩ, thay vì "trước đây" em thấy Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ.
Bác cho hỏi "tiêu chí" Đền ở đây có gì khác "trước" không ?
Theo tôi là có đấy.
Nghĩa trang thì là nơi quy tập hài cốt rồi. Đài tưởng niệm thì đúng như tên gọi, chỉ có tính chất "tưởng niệm", ghi nhớ công ơn; không có tính chất và chức năng cầu cúng, lễ bái, thờ phụng. Do đó đài tưởng niệm thường chỉ có 1 bát hương nhỏ, còn khi đến thì viếng bằng vòng hoa, thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn.
Còn một khi lập Đền, thì đã mang tính tâm linh, thờ cúng, lễ bái. Vào đền, bên cạnh hương hoa, còn có lễ vật khác. Khấn vái trước đền, không chỉ tưởng nhớ công ơn mà còn có thể có văn tế, nghi thức đầy đủ. Có thể áp dụng các hình thức cúng lễ của Phật giáo, tín ngưỡng bản địa... tại đền.
Điều quan trọng hơn, khi lập thành Đền, thì tức là đã
coi Anh linh của Liệt sỹ đã thành Thần - Nhân thần.
Điều này trước kia không được chấp nhận và bị coi là mê tín dị đoan. Một khi đã là Thần, thì ngoài việc sống hi sinh vì nước, mất đi anh linh cũng bảo hộ cho đất nước, cho làng xã.
Điều này thể hiện tư tưởng đã thoáng hơn, chấp nhận tín ngưỡng thờ cúng người có công.
Dưới thời phong kiến, người tử trận là Tướng lĩnh thì mới được lập đền thờ, còn binh lính thường coi như cỏ rác không được nói đến. Ngày nay thì khác. (Đôi lúc còn ngược lại, tướng lĩnh thì "không tiện" lập đền thờ như liệt sỹ).