What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Mình bổ sung thêm là ngôi chùa có một vườn nhãn ở phía dưới rất u tịch, lá nhãn rụng thành thảm dày trên lối đi lát gạch mọc rêu. Chùa còn có một bộ kinh cổ nữa.

Bạn Thóc Nếp nhắc làm tớ phải làm một chuyến thăm chùa nữa, vườn nhãn bạn nói có phải chỗ này không ạ?

4479279288_52dd2b2aa3_o.jpg
 
Chùa Keo (Thái Bình)

Em sinh ra ở đồng bằng,lớn lên cũng ở đồng bằng,bé thì chẳng được đi đâu,lớn thì chưa tới (hii) nên tầm mắt còn hạn hẹp kiêu căng. Sống ở đông bằng nên em quen cái bằng phẳng ngút ngàn rồi,hễ đi đâu xa xa thấy nhà cao là choáng (hic! cao gì mà cao thế). Nhà cao em ngỡ là núi nên ra phố cứ nhầm thành phố là miền núi,gọi người thành phố là người miền núi. (Dạ! thì em bảo em kiêu căng mà chứ không phải em kỳ thị miền núi gì đâu. Các bác hiểu cho em).

Đến phượt em mới mở rộng tầm mắt,thì ra tỉnh em cũng ít (địa) danh quá.Vậy thì em có ít ảnh (ảnh do bạn em chụp bằng di động) post lên cho các bác thấy sự khác biệt vậy.Ah! Bác chitto xem trích dẫn bài của em dưới bài của bác (trang 2) rồi del bài viết này của em được không ạ ? Em nghĩ như thế dễ theo dõi hơn.

Chùa Keo (Thái Bình)

Bài em sử dụng ảnh của bạn em trong một chuyến về quê thực tế ở Thái Bình (cậu bạn em học kiến trúc).Ảnh chụp bằng điện thoại nên chất lượng có hơi kém.

Vài thông tin về chùa Keo (Thái Bình) :


Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự 神光寺) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, được xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông ở hương Giao Thuỷ ven sông Hồng. Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự.(Wikipedida)

Tên là Keo vì theo tên Nôm của Giao Thủy nơi chùa được xây dựng ban đầu,sau do nước sông Hồng lên cao làm ngập làng nơi có chùa một bộ phận dân di dời đến nơi khác và xây dựng ngôi chùa Keo mới.

Nãy giờ em cứ phải chú thích "đóng ngoặc,mở ngoặc" Thái Bình vì có những hai ngôi chùa Keo khác nhau được xây dựng ở 2 nơi sau đọt di dời này.Một là chùa Keo Dưới hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, Nam Định.Hai là chùa Keo Trên tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư,Thái Bình.Ngôi chùa em đang nói đến là chùa Keo tại đất Thái Bình.

Chùa được coi là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Em nghe nói là gỗ dựng chùa toàn ghép bằng mộng chứ không dùng đến một chiếc đinh nào.Đinh sau này có chắc chỉ do đóng biển thông báo thôi (NT)

KeoPagoda.blogspot.com%20%2832%29.JPG

Gác chuông chùa Keo


KeoPagoda.blogspot.com%20%2831%29.JPG


Gác chuông chùa Keo

KeoPagoda.blogspot.com%20%2821%29.JPG


Ngoài sân chùa cạnh đường lớn

KeoPagoda.blogspot.com%20%2819%29.JPG


Hồ nước (Hồ này đến hội diễn ra nhiều hoạt động,trò chơi : hát chèo,bắt vịt...)

Tiếc cái ảnh lớn quá.Link ảnh khổ lớn ở đây ạ.

KeoPagoda.blogspot.com%20%2824%29.JPG


Tam quan ngoại

4306500250_271ef0cd08.jpg


Tam quan nội
 
Last edited:
Chùa Keo (Thái Bình) (tiêp)

KeoPagoda.blogspot.com%20%2815%29.JPG

Tam quan nội

KeoPagoda.blogspot.com%20%2830%29.JPG


KeoPagoda.blogspot.com%20%2837%29.JPG


KeoPagoda.blogspot.com%20%2816%29.JPG


Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.
(Cô bé kia đeo ống đựng bản vẽ kỹ thuật ạ - sinh viên kiến trúc mà các bác - chứ không phải đại bác bắn khủng bố đâu ạ. hiiii)

KeoPagoda.blogspot.com%20%2826%29.JPG


Khu thờ Phật or khu thờ thánh?

KeoPagoda.blogspot.com%20%281%29.JPG


Đến gác chuông​

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796. (Wikipedia)

Đấy !chùa quê em đẹp thế mà hôm nọ em đọc sách giáo khoa tiểu học nói đến kiến trúc thời Lý có nói đến Chùa Một Cột và chùa Keo. Chùa Một Cột thì có chú thích rõ ràng còn cái chùa Keo chỉ có "Chùa Keo (Thái Bình)" là hết. Buồn ghê. :(
 
Last edited:
Chùa Keo (Thái Bình) (tiêp - Hội chùa)

Lễ hội

Có câu ca dao về hội chùa Keo:

Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

cho ta thấy sự cuốn hút của hội chùa Keo.Nguyên là hội chùa Keo chỉ tổ chức từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Nhưng ngày nay lễ hội kéo dài bắt đầu từ mùng 10 cho đến hết tháng, còn hoạt động hành hương, cúng lễ thì diễn ra hầu như quanh năm.

Nếu như đi du lịch đồng bằng làm đôi chân chưa mỏi,chưa đã thì vào dịp hội chùa các bác có thể qua sông Hồng sang cả bên Trực Ninh, Nam Định để dự lễ hội chùa Cổ Lễ (hội này cũng tổ chức vào thời gian tương đương bên hội chùa Keo). Ở lễ hội này du khách cũng có thể chọn được một vài món đặc sản địa phương để làm quà khi trở về như bánh nhãn Hải Hậu hay bánh cáy Thái Bình.

[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;source=s_q&amp;hl=en&amp;q=chua+keo&amp;sll=20.424439,106.472626&amp;sspn=0.575265,0.873413&amp;ie=UTF8&amp;split=1&amp;filter=0&amp;rq=1&amp;ev=zo&amp;radius=28.31&amp;hq=chua+keo&amp;hnear=&amp;ll=20.533791,106.364136&amp;spn=0.575265,0.873413&amp;z=10&amp;iwloc=A&amp;cid=5590864252895208517&amp;output=embed"></iframe><br /><small><a href="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;source=embed&amp;hl=en&amp;q=chua+keo&amp;sll=20.424439,106.472626&amp;sspn=0.575265,0.873413&amp;ie=UTF8&amp;split=1&amp;filter=0&amp;rq=1&amp;ev=zo&amp;radius=28.31&amp;hq=chua+keo&amp;hnear=&amp;ll=20.533791,106.364136&amp;spn=0.575265,0.873413&amp;z=10&amp;iwloc=A&amp;cid=5590864252895208517" style="color:#0000FF;text-align:left">View Larger Map</a></small>[/GMAP]​
 
Last edited:
Hic! Sau khi đọc "list" quy định của diễn đàn em băn khoăn không biết nên post ở đâu cả nên tạm cho vào đây.Xin lỗi bác Chitto vì lỡ tay up nhiều quá loãng bài viết của bác.Tại trong lòng em nó cứ sục sôi. hiiiiii
 
Last edited:
Các thủ ấn của tượng Phật

Trong Phật giáo và nghệ thuật tạo tác tượng Phật giáo, có những quy chuẩn được hình thành và áp dụng từ rất lâu, và vẫn tiếp tục trở thành quy định về sau.

Một trong những quy định quan trọng chính là tư thế của đôi bàn tay, được gọi là Thủ ấn (mudra). Các thủ ấn được quy định khá chặt chẽ: Thủ ấn nào chỉ dành cho Phật, thủ ấn nào dành cho Bồ tát, A la hán, hoặc chư Thiên, chư Thánh, Tổ sư... Bản thân mỗi thủ ấn cũng mang trong nó những dấu tích văn minh lạ lùng.

Các tượng Phật của Việt Nam thực tế không có nhiều thủ ấn lắm, và không đủ hết các loại thủ ấn của Phật giáo. Chủ yếu chỉ là ấn Thiền định, ấn Cát tường, ấn Niêm hoa, ấn Vô uý, ấn Bát ngưỡng, ấn Hiệp chưởng, ấn Mật phùng, ấn Chuẩn đề.

Còn rất nhiều loại thủ ấn khác như Kiếm ấn, Đại Nhật, Chuyển pháp luân, Xúc địa... thì rất hiếm, hoặc thậm chí không thấy tại tượng Phật cổ của Việt Nam. Chỉ gần đây, với sự giao lưu với các quốc gia khác, các dòng phái Phật giáo khác, mới xuất hiện các thủ ấn này trên tượng Phật.
 
Hôm nay đi một vòng qua mấy ngôi chùa: chùa Pháp Vân (Thường Tín), chùa Đậu, chùa Hội Xá, chùa Bối Khê, chùa Phật Quang.

Trong chuyến đi, giá trị nhất là gặp được cụ Tổ Hội, đại lão hoà thượng Thích Thanh Bích, là vị hoà thượng cao niên nhất của Việt Nam hiện nay. Cụ Tổ Hội năm nay (2010) đã 98 tuổi, tuy nhiên vẫn đọc sách được, vẫn tụng kinh, và hành lễ trên chùa.

Ở chùa miền Bắc, các vị Sư cụ có nhiều đệ tử, các đệ tử đều đã có đệ tử, và tuổi sư cụ đã cao, thì thường được gọi là Tổ. Và người ta không gọi các cụ bằng pháp hiệu, mà gọi bằng tên ngôi chùa các cụ ở.

Trước kia cụ Thích Thanh Bích trụ trì tại chùa Đậu, người ta gọi cụ là Tổ Đậu, sau chuyển sang chùa Hội Xá, nên gọi là Tổ Hội. Cụ Tổ Hội có đặc trưng nổi tiếng, là khi gặp các sư khác, bao giờ cụ cũng tự xưng là CON, cụ chào các sư khác: CON chào các thượng toạ !.

Vì cũng chỉ là đi chơi vãn cảnh, nên cũng chỉ vào chào cụ một câu, và xin phép chụp ảnh cụ. Cụ cười đồng ý, sau khi chụp ảnh cụ xong, cụ bảo : Dạo này ai cũng dùng cái này, đấy, bấm một cái là thấy NHÂN QUẢ xảy ra tức thì !

37955474.jpg
 
Last edited:
Tổ Hội là Pháp đệ của đức đệ nhị Pháp Chủ Thích Tâm Tịch thuộc sơn môn Tế Xuyên - Mai Xá, cho đến nay tổ là vị trưởng lão trụ thế cao niên nhất của Phật Giáo miền Bắc và cũng là người có đức độ khiêm cung bậc nhất. Bác nào có hạnh phúc như cụ Chitto được đỉnh lễ cụ tổ là một nhân duyên lớn đó.
 
Mong một ngày có duyên được đi cùng bác Chitto tới thăm một số Chùa nào đó, không biết các chuyến đi của bác có người nào đồng hành không nhỉ? Em chỉ đoán là bác đi một mình cho thanh tịnh, tự do thưởng ngoạn, tự mình trải nghiệm thôi... :((
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,424
Bài viết
1,175,770
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top