What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Hô thần nhập tượng

Trên đỉnh núi, pho tượng đứng sừng sững. Tại khoảnh sân bên dưới, các Phật tử bắt đầu vào ngồi kín, mỗi người có một cốc nến. Tôi đi lên phía trên sát chân tượng, hai bên cầu thang đều có công an đứng nhưng đi lại vẫn tự do. May mắn cho tôi là sau khi lên trên khoảng 20 phút thì bên dưới chặn toàn bộ mọi người, chỉ cho tăng ni và người có đeo thẻ lên thôi. Thế là tôi có một tối trọn vẹn ở vị trí cận cảnh, có góc nhìn tốt nhất. Nhìn lên thì tượng ngay cạnh, nhìn xuống thì cả núi Phật Tích và ánh đèn thành phố xa về tận Hà Nội.

Người ta cố gắng trùm một tấm vải đỏ thật lớn ngang qua tượng, sử dụng cả cái cần cẩu ở phía sau (vốn để cẩu các khối đá). Nhưng buổi chiều tối gió to quá, nên việc kéo vải rất vất vả.

Theo dự trù thì tấm vải sẽ căng chéo từ vai trái của tượng chéo xuống phía bên phải, trùm lên cả phần chân phải của tượng. Nhưng cuối cùng tấm vải không giữ được, mà bị tuột dần xuống, lại còn bị rách nữa.

41273353.jpg

6h30 tối, tăng ni hàng trăm người lục tục kéo lên núi...


41273355.jpg
 
Last edited:
Hô thần nhập tượng

7 giờ tối, chư tăng ni đã tụ tập đông đủ ngay trước tượng Phật lớn. Ở trước có một lễ đài sẽ dành cho các vị hòa thượng chủ trì lễ Khai quang, tôi đứng ngay bên đó, hạn chế đi lại vì cũng không còn chỗ nữa.

Tượng Phật sừng sững phía trên, bên dưới là các sư đang chuẩn bị

41273359.jpg

Các sư ngồi đông xung quanh chân tượng, nhiều người rút trong túi ra điện thoại, máy ảnh chụp ảnh pho tượng.


41273367.jpg
 
Last edited:
Hô thần nhập tượng

Bên dưới sân lễ dưới chân tượng Phật một đoạn là một sân khác, mà phật tử ngồi kín, thắp nến sáng lung linh. Lúc này quanh bầu trời vần vũ mây, và sấm chớp lóe lên liên tục, sáng rõ cả vùng. Tiếc rằng máy kém không chụp được ánh chớp rực rỡ ấy.

41319887.jpg

Đúng 7h30, tất cả tăng ni trên núi bắt đầu tụng bài chú Đại Bi. Bài chú bằng tiếng Phạn (phiên âm qua tiếng Hán), có đoạn thuần là hán văn. Nghe thì có cả kinh Bát Nhã và vài kinh khác. Tiếng kinh, tiếng mõ, tiếng chuông xen lẫn.

Tụng được một lúc thì Chủ tế là cụ Thích Thanh Sam, Phó pháp chủ, người đứng đầu Phật giáo Bắc Ninh; và cụ Thích Thanh Đàm, đứng đầu Phật giáo Ninh Bình mới đến. Có một cụ hòa thượng khác đã đến từ sớm, nhưng vì hai cụ trên chưa đến nên vẫn ở dưới. Lúc này ba cụ mới lên lễ đài chính, và cũng đọc kinh chú theo đại chúng.


Ba hòa thượng ngồi trên lễ đài cao nhất.

41273378.jpg
 
Last edited:
Hô thần nhập tượng

Điều đặc biệt là khi trên núi, dưới núi tiếng tụng kinh đang vang rền lên, thì bỗng một góc trời phía bên phải tượng Phật mây bỗng lộ ra một khoảng không. Và giữa những dải mây mỏng, ánh trăng vằng vặc rọi xuống, đẹp huyền ảo.

Lúc này ánh trăng hiện ra trong vắt, tôi bỗng nhớ đến câu: Chân lý như là ánh Trăng, lời của Ta chỉ là ngón tay chỉ Trăng, theo tay Ta mà tìm đến Mặt Trăng...

Ánh trăng sáng lung linh chỉ trong khoảng 15 phút của khóa lễ. Sau đó mây lại dần kéo đến, ánh trăng mờ dần đi. Các tăng ni tụng kinh được khoảng nửa giờ liên tục rồi.

41273376.jpg
 
Last edited:
Hô thần nhập tượng

Kết thúc trì chú, tụng kinh, hồi hướng, cụ Đại lão hòa thượng đứng dậy, cầm micro đọc câu dài ngụ ý cầu Quốc thái dân an thế giới hòa bình an lạc, đọc ba lần. Mỗi lần đọc xong trên núi dưới núi lại vỗ tay rào rào.

Xong rồi cụ cầm cây hương huơ bốn phương tám hướng, đọc bài chú gì đó tôi không rõ. Tiếp theo cụ trao mic cho cụ Thanh Đàm. Cụ Thanh Đàm đọc liên tục một bài chú tiếng Phạn khá dài, lên bổng xuống trầm. Trong lúc đó cụ Thanh Sam cầm hương, và một chiếc gương nhỏ chiếu về phía pho tượng. Nếu như pho tượng nhỏ thì sẽ dùng ánh sáng phản chiếu qua gương chiếu vào tượng (phủ vải đỏ). Nhưng tượng này lớn quá, nên chỉ chiếu tượng trưng, còn dàn đèn đồng loạt bật lên chiếu màu sắc loạn xạ lên tượng. Lúc này nhanh quá không chụp kịp. Cụ Thanh Sam tuyên "Phật tượng xuất thế" ba lần nữa, bài chú cũng đọc xong, cũng là lúc nghi lễ Hô thần nhập tượng chính đã xong, tượng đã có linh khí.

Ở sân lễ bên dưới, dàn chữ gắn pháo hoa cháy rực lên, dân tình ồ lên hoan hô rầm rĩ.

Lúc này vì đứng ngay cạnh lễ đài chính nên vô tình tôi biến thành chân chạy mic, vì các người khác đều đang quỳ cả, mà lúc đầu có một mic bị tịt, phải chạy sang chỗ các sư xướng lễ lấy mic lên.

Lễ hô thần nhập tượng như vậy đã là nhanh chóng và giản tiện đi nhiều lắm. Nghe nói trước kia các chùa làm lễ Khai quang cho tượng Phật mới phải kéo dài hàng giờ. Có nơi (như chùa Bích Động) kể là phải đến khi có ánh hào quang hiển thị (???) mới được, cho nên phải làm lễ đến 3 lần mới xong.

41273385.jpg
 
Last edited:
Hô thần nhập tượng

Xong phần Hô thần nhập tượng, thì tuyên sớ, bài sớ Hán - Việt đọc xong được đem đốt. Lại tuyên cáo đến tất cả chư thần linh, sơn thần thổ địa, bản cảnh thành hoàng, đến anh linh anh hùng, lại cả chủ tịch HCM nữa.

Trên đỉnh núi làm lễ chính đã xong, thì phía núi bên kia pháo hoa tầm thấp bắn lên rực trời. Có điều pháo nhiều khói quá, mù mịt cả. Các sư tăng ni xong lễ kéo ra xem đông nghịt. Người ở dưới núi đều reo hò khi có quả pháo nào đẹp.

Điều hay là xong lễ rồi thì trời bắt đầu có mưa.

Các sư tranh thủ lấy máy ảnh, điện thoại ra chụp pháo hoa, còn tớ thì chụp các sư

41319929.jpg

Tất nhiên đứng ở "hậu trường" đại lễ thì cũng có vài điều thấy sạn. Điều sạn nhất là sư có nhiều người hút thuốc lá phì phèo. Có một sư dáng vẻ khá khệnh khạng, trong lúc trên lễ đài đang xướng lễ thì sư kéo cái ghế ra đằng sau, ngồi khệnh ra rồi rút bao thuốc trong người ra châm lửa phì phà rất là hả hê, mở mồm nói với sư bên cạnh những câu rất thô thiển...

41273545.jpg
 
Last edited:
Hix sao trên bàn thờ lại còn có cả lốc Coke thế kia nhỉ!
Cái ông "sư" dáng khệnh khạng thì có lẽ là "bảo vệ" trong thời kỳ chùa "quá độ" đấy mà.
Bỏ qua sạn đi anh.
 
Re: Già lam

Có ai thắc mắc chữ "lam" trong cụm từ Danh lam thắng cảnh nghĩa là gì không?

Tra chữ hán, thì "lam" này nghĩa là màu xanh lam (dark blue), nhưng lại cũng có nghĩa là Chùa.

Vốn xưa, khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, những nhà truyền giáo đầu tiên phải tìm cách dịch các từ tương ứng. Trong tiếng Phạn, nơi thờ Phật gọi là samgharama, khi dịch sang tiếng Trung, thì dịch âm, (chứ không phải dịch nghĩa, vì chưa có từ tương ứng về nghĩa). Dịch âm là già lam với lam là màu xanh lam. Về sau gọi tắt là Lam.

Thế nên Danh lam là ngôi chùa nổi tiếng; thắng cảnh là cảnh đẹp hàng đầu, mở rộng ra là công trình (của con người tạo dựng), phong cảnh (của tự nhiên) đẹp đẽ, đứng đầu.

Tự - nghĩa xưa cũng không chỉ riêng chùa, mà chỉ một cơ sở, cơ quan (của chính quyền phong kiến) chuyên về một việc gì đó, như Đại Lý tự chuyên về xử án, Quang Lộc tự chuyên về ăn uống,... Về sau mới mang nghĩa nơi chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo.

Vì thế chùa nổi tiếng, lâu đời gọi là Danh lam Cổ tự.

@ Chitto
Theo thiển ý của mình thì cụm từ "danh lam thắng cảnh" có thể xuất phát từ " danh lãm thắng cảnh"
Chữ lãm có nghĩa gốc là xem (trong từ "thưởng lãm"). Ở đây có thể đã biến thành danh từ, có nghĩa " chổ để thiên hạ xem, ngắm nghía, thưởng lãm, giống từ sightseeing trong tiếng Anh".
đọc "danh lãm thắng cảnh" thì khó đọc, nên chữ "lãm" được đọc trại đi thành "lam" cho dễ đọc xuôi tai.

Trong tiếng Hán Việt, thì những cụm từ 4 chữ thường được ghép từ 2 cặp từ tương ứng với nhau về nghĩa.
Cụ thể:
- "Danh" đi đôi với "Thắng". 2 chữ này đều mang nghĩa là nổi tiếng trong trường hợp này
( ví dụ: như " Danh nhân"; " thắng tích")
Ghi Chú:Đương nhiên 2 chữ này có thể mang nghĩa khác trong trường hợp khác.

- "Lãm" (lam) ứng với "Cảnh": cùng nghĩa là nơi dể người ta đến xem, ngắm cảnh, thưởng lãm.
Trong tiếng việt ngày nay. ta vẫn có thể hiểu từ " danh lam " tương đương với từ " thắng cảnh"

Thật sự, mình không biết có từ "Hán" nào mang âm là "lam" có nghĩa là "chùa" cả ! có thể phải tra cứu thêm.
Nhưng xét ở góc độ "tương ứng về nghĩa " thì hiểu "lam " là chùa là không ổn.
Vì "Danh lam = Chùa nổi tiếng " chỉ là 1 bột phận nhỏ của " Thắng Cảnh".
"Thắng Cảnh" nghĩa rất rộng có thể nói về sông núi, biền hồ, chùa am miếu tự, nhà thờ, thánh thất vv..
"Chùa nổi tiếng" thì cũng chỉ là chùa. không thể ngang hàng với " thắng cảnh" được.

Vì vậy mình nghĩ "lam' không có nghĩa là " chùa"

Còn cụm từ " danh lam cổ tự", theo mình có nghĩa là " ngôi chùa cổ, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng"
 
Last edited:
Re: Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Có hôm ngồi xem lại các ngôi chùa quanh Hà Nội, tôi nhận thấy có bốn ngôi chùa đều rất cổ ở ngoài Thăng Long, gần như chính xác bốn phương Đông Tây Nam Bắc, cách trung tâm Thăng Long khoảng 20km. Có thể coi đây như bốn ngôi Trấn Tự từ xa cho Thăng Long chăng?

Đầu tiên, ở phía chính Đông của Thăng Long, là chùa Dâu (Pháp Vân) ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được dựng từ thời Sĩ Nhiếp, thế kỉ 3. Nhiều lần các vua Lý, Trần, Lê đều về đây rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.

Ở phía chính Nam của Thăng Long, cách là chùa Đậu (Thành Đạo) cũng là ngôi chùa rất cổ, được dựng cũng trong thời Sĩ Nhiếp, rất linh thiêng với các lễ hội cầu đảo, và đến triều Lê thì có hai vị Thiền sư để lại tượng Nhục thân nổi tiếng.

Ở phía chính Bắc của Thăng Long là chùa Non (Sóc Thiên Vương), là chùa do Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu lập từ thế kỉ 10, tức là còn trước cả khi có Thăng Long. Chùa nằm ngay tại lưng ngọn núi mà Phù Đổng Thiên Vương lên trời. Khuông Việt đại sư là Quốc sư của ba triều: Đinh, Tiền Lê, Lý, cũng là sư trụ trì chùa Khai Quốc.

Và cuối cùng, phía chính Tây của Thăng Long là chùa Thầy (Thiên Phúc), có muộn nhất, thế kỉ 12, do Thiền sư Thánh tổ Từ Đạo Hạnh dựng, nép vào chân núi Sài Sơn.

Bốn ngôi chùa này có lịch sử ngắn thì 900 năm, dài thì 1800 năm, đã ở đó như những chứng nhân, lúc hưng thịnh, lúc suy tàn. Tất cả đều không phải là nguyên bản, nhưng vẫn mang cái hồn đó, gắn liền với lịch sử thăng trầm, và có lẽ sẽ cùng với Thăng Long trường tồn.

34089350.jpg


Hôm trước có ngồi hầu chuyện thượng tọa chùa Cót,và cụ Lê Quốc Việt cả 3 người đều không tán thành với ý kiến về Thăng Long tứ trấn hiện nay. Và đều có ý kiến về Thăng Long tứ trấn tự như cụ Chitito, vì rằng khái niệm tứ trấn có lẽ xuất phát từ Phật giáo mà thời Lý, Trần Phật giáo lại là quốc đạo. Hơn nữa Thăng Long còn có những ngôi chùa mà chính tên của nó đã mang nghĩa "trấn" rồi cơ. Trấn Quốc, Hộ Quốc, Báo Quốc, Hưng Quốc, .... Còn nếu khái niệm tứ trấn có từ thời Lê lúc đó Nho Giáo và Lão Giáo cùng mạnh thì có lẽ nó phải là ngũ trấn. Khi xem một số sách dư địa chí cổ thì không thấy có nói về tứ trần Thăng Long mà chỉ thấy sách giới thiệu về đền chứ ko có nói là Trấn Bắc, Trấn Tây, Trấn Đông, Trấn Nam gì cả. Cụ Chitito có tư liệu gì không cho anh em tham khảo với. Cám ơn cụ trước.
 
2 cụ đội mũ thất Phật cụ ngỗi giữa là Thích Thanh Sam Phó pháp chủ, cụ bên ngoài là Thích Thanh Dũng trụ trì chùa Hàm Long và Bổ Đà trưởng ban trị sự tỉnh Bắc Giang, cụ bên kia em ko biết chứ có thấy cụ Thanh Đàm đâu, bác Chít có nhìn nhầm hok vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,769
Bài viết
1,137,629
Members
192,659
Latest member
dagareelfiller
Back
Top