What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Không biết phải cảm ơn bcs Chít to như thế nào nữa, em đang định nói thì thấy bài bác nói dưới đây, đa tạ. Ghét bọn câm hay ngóng, ngọng hay nói.
 
Tiếc là em ko có ảnh của tượng. Nhưng có thể tả như thế này: trên 1 tòa sen hình bầu dục, 2 Phật giống hệt nhau (theo em thì Phật mới ngồi tòa sen, ví dụ như pho Tổ Long Thụ là pho tượng duy nhất trong 18 pho tượng Tổ ở chùa Tây Phương có tòa sen) ngồi song song, mặt cùng hướng về phía trước. Bác chit có bạn nào ở Hải Phòng thì nhờ chụp một bức ảnh, được thế thì tốt quá

Quên dạo qua topic nay không biết bao nhiêu lần mà lại ko để ý comment này. Bác Tùy Phong hỏi đó chính là 2 pho tượng trên tháp Đa bảo chùa Dư Hằng Hải Phòng đó là tượng đức Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa, đức Đa Bảo cổ Phật hiện ra tán dương được đức Thích Ca thỉnh lên cùng tòa ngồi.
 
Những ngày đầu năm với tâm trạng "Tháng giêng là tháng ăn chơi" nên chả thể tập trung làm việc, đầu óc cứ quẩn quanh với việc đi vãn cảnh Chùa để cầu cho một năm bình an, may mắn. Tình cờ gặp topic này mình cũng đọc một lèo và vỡ ra nhiều điều, hoá ra kiến thức của mình về lịch sử hay Phật giáo còn khá mù mờ mặc dù mình đi khá nhiều ngôi chùa, nhưng cũng chỉ là cưỡi ngựa vãn cảnh. Cảm ơn topic cho mình hiểu sâu hơn về Phật giáo và lịch sử những ngôi chùa.

Bon chen theo các bác mình cũng xin giới thiệu 02 ngôi chùa mình có dịp tới thắp nén hương trong tiết xuân vừa rồi, một ngôi chùa ở Miền Bắc và ngôi chùa Miền Tây. Mỗi ngôi chùa mang một nét khác biệt đặc trưng của vùng miền nhưng tựu trung đều có những điều thú vị riêng của nó:

Chùa Bà Đanh - thôn Đanh Xá xã Ngọc Sơn huyện Kim Bảng - Hà Nam:

Từ nhỏ mình luôn nghe câu ví von của các mẹ, các chị: "Vắng như Chùa Bà Đanh" mang nỗi thắc mắc đó mình lần theo lời chỉ dẫn để tìm đến ngôi chùa mang tên "Chùa Bà Đanh"

Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng ta sẽ thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.

14-5.jpg


Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy:

1-10.jpg


Con sông Đáy hiền hoà thanh bình lững lững trôi, xa xa những con thuyền nan nhỏ thả lưới bắt cá:

2-10.jpg


Vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng ta sẽ bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.

3-11.jpg


Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn bắt gặp từng đoàn các em học sinh đạp xe thong dong, tiếng cười tiếng nô đùa khuấy động cả vùng vốn yên tĩnh và u tịch:

4-12.jpg


Thêm một đoạn đường ngắn với 2 khúc rẽ ta sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng:

8-8.jpg
 
Last edited:
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ…

11-4.jpg


Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả, Đặc biệt, ngôi chùa trồng nhiều cây hồng, những cây hồng cho quả sai trĩu cành. Điều này gợi lên cho ta suy nghĩ về một vùng đất an lành, trù phú với những cây cối chồi bông sai quả:

10-5.jpg


Đây là chiếc cổng cũ, sau khi Chùa được tu sửa lại năm 2007 nhà Chùa đã mở cổng rộng hơn để đón tiếp du khách thập phương về lễ Chùa:

5-7.jpg


Vài hình ảnh chụp cảnh Chùa:

9-4.jpg


15-8.jpg


Từ chùa nhìn ra phía cầu Cấm Sơn:

7-6.jpg


Lý giải cho câu thành ngữ "Vắng như Chùa Bà Đanh" mình đã tham khảo nhiều tài liệu, nhiều truyền miệng nhưng nếu để thuyết phục nhất có lẽ chỉ có lý giải như thế này: Chùa Bà Đanh hiu quạnh do chùa ở vị thế vắng vẻ không tiện đường giao thông, đường ở đây chủ yếu là đường “làng” nhỏ hẹp. Từ trước tới nay dân làng Đanh đều truyền tai nhau rằng ngôi chùa này rất linh thiêng, ai trái ý hoặc phỉ báng sẽ bị trừng trị... hoặc theo những người cao tuổi trong thôn Đanh Xá, xưa kia khu vực này là một bãi đất bồi giữa ngã ba sông Đáy. Từ trên cao nhìn xuống nơi này có hình một con rồng đang quặn mình xả nước, chất đầy lau sậy, ban đêm nghe thấy cả tiếng hùm gầm, vì cái thế đất ấy nên làng Đanh quanh năm lụt lội, dân nghèo khổ đói khát quanh năm.
Tuy nhiên năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa Bà Đanh với việc xây dưng cây cầu Cấm Sơn dài hơn 100 m nối từ quốc lộ 21B qua sông Đáy sang chùa Bà Đanh, kết hợp với con đường bê tông dọc sông Đáy kéo dài 3 km từ thị trấn Quế, huyện Kim Bảng tới chùa Bà Đanh luôn thông thoáng, và Chùa đã không còn vắng vẻ như trước nữa. Hy vọng vài năm tới Chùa sẽ đón tiếp nhiều khách thập phương đến vãn cảnh, phần nào bớt đi cảm giác nao nao khi ai đó thốt lên "Vắng như Chùa Bà Đanh" :)
 
Last edited:
Nhân dịp đầu xuân mình có cuộc du ngoạn Miền Tây, ngoài việc đi thăm thú những nơi đặc trưng của Miền Tây như sông nước, miệt vườn, mình dành phần lớn thời gian để viếng thăm những ngôi chùa. Những ngôi chùa ở Miền Tây có nét kiến trúc khá lạ so với những ngôi chùa miền Bắc (Là người sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc ảnh hưởng lớn bởi văn hoá vùng Bắc Bộ nên có lẽ mình vẫn yêu thích những ngôi chùa cổ kính của Miền Bắc hơn). Tuy nhiên cảm nhận khi ghé thăm những ngôi chùa ở Miền Tây với nét kiến trúc pha giữa kiến trúc Phương Đông và Phương Tây cũng khá độc đáo, huyền bí

2. Chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho - Tiền Giang:
(Tham khảo Wiki)

Chùa Vĩnh Tràng nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, tọa lạc trên địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa được xây cất năm 1849 do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam

Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư tiều:

2-11.jpg


Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc dung hợp Á Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong.

4-13.jpg


Những chùm đèn được trang trí trong Chùa mang đậm nét phương Tây

1-11.jpg
 
Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật Di đà vĩ đại, cao 98 cm, toạ an nhiên giữa trời xanh với những nét tạc sống động về khuôn mặt, ánh mắt và nụ cười của Di đà, tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.


Picture7491024x768.jpg


Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm sừng sững trước cổng chùa và được ẩn hiện mờ ảo qua khung cửa sổ sơn vàng với nét hoa văn mềm mại, tinh tế

Picture7671024x768.jpg


Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.


Picture7721024x768.jpg


Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

5-8.jpg


Trên nóc chùa có năm mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phương Đông

3-12.jpg
 
Hai ngày liền mới đọc hết topic này.Cũng là lướt qua thôi. Chỉ biết nói một câu với bác CHITTO :
- Rất hay. Xin cảm ơn bác !
 
Cảm ơn bác Chitto, cảm ơn các bác.
Đây là topic uyên thâm và chất lượng nhất trong diễn đàn. Em đã mở mang ra nhiều điều về chùa, đền.
 
Trong chuyến đi, giá trị nhất là gặp được cụ Tổ Hội, đại lão hoà thượng Thích Thanh Bích, là vị hoà thượng cao niên nhất của Việt Nam hiện nay. Cụ Tổ Hội năm nay (2010) đã 98 tuổi, tuy nhiên vẫn đọc sách được, vẫn tụng kinh, và hành lễ trên chùa.

37955474.jpg

Năm nay cụ Tổ Hội đã tròn 100 tuổi (cụ sinh năm 1912), hôm qua ở chùa Hội Xá làm lễ mừng Trường thọ cụ rầm rộ lắm.

Kênh thông tin đại chúng nói cụ là vị Hòa thượng thọ nhất Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên có người nói ở Bắc Giang còn một cụ đã 106 tuổi, nhưng không mấy ai biết đến.

Năm ngoái đến thăm cụ, thì cụ cứ thấy ai nói là ở Hà Nội về là cụ bảo: Các cô các chú (các ông các bà) từ trên trung ương về là quý hóa lắm. Hic.

Còn bên cụ Tổ Ráng thì đã 96 tuổi mà nhanh nhẹn minh mẫn tuyệt vời.
 
Khi tôi đến chùa Ráng, thấy có một số vị ni sư thập thò ở chùa nói xin được lễ Tổ. Tôi thì đi bình thường vào chùa như khách viếng chùa, đi ra đằng trước thấy cụ đang cùng một cậu thanh niên soạn đống sách cất trong tháp. Cụ phăm phăm lôi sách cũ ra xếp.

Thấy mấy quyển sách cổ bị chuột gặm, buột miệng bảo: Ôi cụ ơi bị ấy rồi ! (định nói là sách bị chuột xơi rồi nhưng ngại nói thế bất tiện)

Cụ ngẩng lên, không cười, nhưng bảo: Cái ấy là nó bị ấy ấy, nên ấy ấy bị ấy ấy !!!

Nghe thế buồn cười quá, cười toe toét. Cụ cầm giũ giũ, đọc chữ rồi bảo: Khang Hi từ điển đây, Đại Thanh Đại tạng đây !!! Rồi cầm chổi quét đám giấy mục.

Lúc ấy cầm máy ảnh, muốn chụp cụ quá mà không dám, thấy quá là bất tiện.

Thế nên đi lên trên, đành chụp cụ từ phía sau vậy. Trông thế này làm sao nghĩ cụ đã 96 tuổi rồi.

68388718.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,764
Bài viết
1,137,597
Members
192,654
Latest member
Melbet_APK
Back
Top