What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Thực ra tôi không rõ chính xác, nhưng khi gửi ảnh thì người ta tự động chú thích vào là cụ Thanh Đàm. Ảnh khác của bác MANHHUNG chụp nè. Còn cụ ở xa nhất thì không rõ.

42263224.jpg


Thời khắc Hô thần nhập tượng (ảnh MANHHUNG)

42263227.jpg
 
Last edited:
Vâng cụ ngồi xa em cũng không biết, nhưng cụ ngồi ngoài là cụ Hàm Long còn cụ cầm cái gương đang khai quang đó là cụ Đại Thành Phó Pháp Chủ.
 
Khi biết topic này. Đã đọc một lèo gần hết topic. Một topic rất hay.
Cám ơn bác Chitto. Mong có cơ hội diện kiến. Và chờ đọc tiếp những phát hiện và bài mới của bác trong chủ đề này.
 
Cảm ơn bác Chitto, hy vọng thời gian tới bác sẽ mang tới Phuot.com nhiều câu chuyện thú vị nữa về tôn giáo như tnay :). Bài của bác viết ngắn gọn, dễ hiểu; em phục bác lắm ah.
 
Last edited by a moderator:
Chùa Tảo Sách

Vậy là chính điện ngôi chùa Tảo Sách bên bờ Hồ Tây đã cháy hoàn toàn vào ngày 27/1/2011 vừa rồi. Dẫu biết vạn sự vô thường, nhưng cũng thấy xót xa cho một nếp chùa đẹp đến thế, với các pho tượng cũng có tuổi đời vài trăm năm.

Trước kia

2009_04_30_2001copy.jpg


Và bây giờ

2011_03_01010copy.jpg


Trước kia

2009_04_30_2002copy.jpg


Nay trống trơn

2011_03_01012copy.jpg
 
Re: Già lam

@ Chitto
Theo thiển ý của mình thì cụm từ "danh lam thắng cảnh" có thể xuất phát từ " danh lãm thắng cảnh"
Chữ lãm có nghĩa gốc là xem (trong từ "thưởng lãm"). Ở đây có thể đã biến thành danh từ, có nghĩa " chổ để thiên hạ xem, ngắm nghía, thưởng lãm, giống từ sightseeing trong tiếng Anh".
đọc "danh lãm thắng cảnh" thì khó đọc, nên chữ "lãm" được đọc trại đi thành "lam" cho dễ đọc xuôi tai.

Trong tiếng Hán Việt, thì những cụm từ 4 chữ thường được ghép từ 2 cặp từ tương ứng với nhau về nghĩa.
Cụ thể:
- "Danh" đi đôi với "Thắng". 2 chữ này đều mang nghĩa là nổi tiếng trong trường hợp này
( ví dụ: như " Danh nhân"; " thắng tích")
Ghi Chú:Đương nhiên 2 chữ này có thể mang nghĩa khác trong trường hợp khác.

- "Lãm" (lam) ứng với "Cảnh": cùng nghĩa là nơi dể người ta đến xem, ngắm cảnh, thưởng lãm.
Trong tiếng việt ngày nay. ta vẫn có thể hiểu từ " danh lam " tương đương với từ " thắng cảnh"

Thật sự, mình không biết có từ "Hán" nào mang âm là "lam" có nghĩa là "chùa" cả ! có thể phải tra cứu thêm.
Nhưng xét ở góc độ "tương ứng về nghĩa " thì hiểu "lam " là chùa là không ổn.
Vì "Danh lam = Chùa nổi tiếng " chỉ là 1 bột phận nhỏ của " Thắng Cảnh".
"Thắng Cảnh" nghĩa rất rộng có thể nói về sông núi, biền hồ, chùa am miếu tự, nhà thờ, thánh thất vv..
"Chùa nổi tiếng" thì cũng chỉ là chùa. không thể ngang hàng với " thắng cảnh" được.

Vì vậy mình nghĩ "lam' không có nghĩa là " chùa"

Còn cụm từ " danh lam cổ tự", theo mình có nghĩa là " ngôi chùa cổ, nơi có cảnh đẹp nổi tiếng"

Già Lam, Tăng Già Lam, A Lan Nhã, Tự, Viện, Tịnh Xá, Tịnh Thất, Niệm Phật Đường, Am Cốc, Tổ Đình đều là một trong những danh từ chung để chỉ Chùa cả, cho nên thiển ý của tôi cụm từ Danh Lam Thắng Cảnh là đúng vì hồi xưa chùa viện thường được tạo dựng ở chỗ cảnh đẹp nên vì cảnh đẹp mà chùa nổi tiếng, vì có chùa mà cảnh thêm đẹp. Lãm là động tử làm sao đi với tính từ Danh được.
 
Hôm nay xem chương trình S- Việt Nam ở VTV1: "Hành trình khám phá chùa Việt cổ"
Em tìm đường link của chương trình YouTube , chia sẻ với mọi người đọc topic này:

Chùa Dâu:

[video=youtube;Xk-pY2e-khY]http://www.youtube.com/watch?v=Xk-pY2e-khY&feature=related[/video]

Chùa Bút Tháp:

[video=youtube;qPS9wXP15KM]http://www.youtube.com/watch?v=qPS9wXP15KM&feature=mfu_in_order&list=UL[/video]
 
Tại clip thứ nhất về chùa Dâu, ông nhà văn Hoàng Quốc Hải (được giới tihệu là chuyên viết tiểu thuyết lịch sử) đã nói sai những điều sau:
1). Ông nói Tứ pháp từ bọc trong cây Dâu là sai. Toàn bộ sự tích Man Nương và Tứ pháp đều nói đứa trẻ mà Man Nương sinh ra được bỏ vào cây Dung Thụ, tức là cây Đa già, chứ không phải cây dâu.

2). Ông nói tháp Hòa Phong với Phong nghĩa là gió thì sai bét: chữ Phong trên tháp có nghĩa thịnh vượng tươi tốt, hoàn toàn không phải phong là gió. Ngay trước đó máy quay đã quay ba chữ trên tháp, chỉ cần một người biết chữ Hán sơ đẳng cũng nhận ra chữ Phong đó không phải là gió.

3). Ông nói con cừu là do dân ta nhớ đến con vật của sư Ấn Độ nên tạc. Trong khi các tài liệu khảo cứu đều cho rằng đó là tượng của người Hán (Trung Quốc), dấu tích văn hóa Hán, chứ không phải Việt cũng chẳng phải Ấn. Còn con cừu nữa nữa nằm ở lăng Sĩ Nhiếp, người đưa văn hóa Hán vào Việt Nam.

=> Ông nhà văn mà chữ Hán không đọc được, suy diễn lung tung, tư liệu khảo cổ không đọc, không hiểu viết tiểu thuyết lịch sử kiểu gì???


Tại cái clip thứ hai về chùa Bút Tháp, ở đoạn cuối có phỏng vấn vị sư, nhưng vị sư này cũng nói sai nhiều:

1) Sư nói: Tháp Bảo Nghiêm do hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xây năm 1564 thờ Chuyết Chuyết, trong khi sư Chuyết Chuyết về chùa năm 1633 và mất năm 1644, bà Ngọc Trúc sửa chùa xong năm 1647 => niên đại sai, chắc chắn phải sau 1644

2) Sư nói: pho Quan Âm tạc năm 1561, với 1000 tay, 46 tay lớn. Các tài liệu đều nói tượng tạc năm 1656. Đếm thì chính xác chỉ có 42 tay lớn, còn số tay nhỏ thì nhiều tài liệu viết là 958 (tổng đủ 1000) hoặc chỉ có 789 tay nhỏ.

3) Không rõ cái thông tin "thường gọi là Đức mẹ Quan Âm" từ đâu ra? Theo tôi được biết thì xưa nay dân gian chỉ gọi là Phật bà Quan Âm. Cái cách gọi Đức mẹ là từ Thiên Chúa giáo kéo sang. Sư lại nói nghìn tay nghìn mắt thể hiện "sự tri ân của con người Việt Nam", không hiểu cái ý này từ đâu ra, do ai sáng tác ??? Ý nghĩa của nghìn tay nghìn mắt xuất phát từ việc cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh có từ khởi nguyên Đại thừa, đâu phải của riêng người Việt. Nghĩa gần gũi hơn thì từ chuyện "chúa Ba" chặt tay, móc mắt để cứu cha, nói rộng thì nghìn mắt nghìn tay cứu cho tất cả mọi người...

Túm lại, cái clip đó không chỉ sơ sài, ít giá trị, mà còn sai về thông tin. Có lẽ "cán bộ" ngành thông tin du lịch Việt Nam cũng chỉ biết có đến thế thôi.

Thực sự bức xúc về sự coi thường khán giả này.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,673
Bài viết
1,171,165
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top