What's new

Chuyến đi ngày cuối tuần (từ Hà Nội)

Chào,

Mình dự định đi lòng vòng Hà Nội vào mỗi 01 ngày cuối tuần, mỗi tuần một địa điểm. Tìm hiểu vài điều muốn tìm hiểu, thăm thú các nơi thú vị và chụp ảnh các chỗ thấy hay.
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Hiện bọn mình chỉ có 2 người, mời mọi người đi chung cho vui (nhất là các bạn nữ nhé :) ) Mỗi chuyến đi sẽ dưới 10 người.

Đây là chuyến đi cho tuần tới, t7 28/8
Phương tiện: Xe máy
Điểm đến: Chùa Kiến Sơ - nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông

Chùa Kiến Sơ tọa lạc cạnh đền Phù Đổng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ IX và là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông, cũng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng trong lịch sử: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…

5HBULB_kienso.jpg


Theo sách Thiền uyển tập anh, bấy giờ có một vị phú hào ở hương Phù Đổng, người họ Nguyễn kính mộ việc trì giới đức hạnh cao cả của sư Lập Đức, tự nguyện cúng gia trạch để làm chùa, mời sư đến trụ trì. Ban đầu sư từ chối, nhưng đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến bảo: "Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp được vận lớn". Vì thế sư bèn nhận lời, đến hương Phù Đổng lập chùa, chính là chùa Kiến Sơ ngày nay, sau này pháp danh của sư Lập Đức được đổi tên là Cảm Thành.

Thiền uyển tập anh chép: "Tháng Chín năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ 15 (820), sư (tức Thiền sư Vô Ngôn Thông) đến chùa Kiến Sơ. Ngoài hai bữa cơm cháo, suốt ngày sư chỉ ngồi quay mặt vào tường, không nói một lời, chuyên chú tu tập thiền định làm vui. Suốt mấy năm liền như thế nên người ngoài không ai biết sư, chỉ có sư trụ trì chùa là Cảm Thành hết lòng kính cẩn hầu hạ. Cảm Thành gần gũi bên cạnh sư để học hỏi những điều cơ vi huyền diệu, hiểu rõ yếu chỉ của Thiền tông". Vào ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 thời thuộc Đường (826), Ngài Vô Ngôn Thông gọi sư Cảm Thành đến truyền bảo: "Ngày trước Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, khi quy tịch có đọc bài kệ rằng: Nhất thiết chư pháp/Giai tòng tâm sinh/Tâm vô sở sinh/Pháp vô sở trụ/Nhược đạt tâm địa/Sở tác vô ngại/Phi ngộ thượng căn/Thận vật khinh hứa. (Tất cả các pháp/Đều từ tâm sinh/Tâm không chỗ sinh/Pháp không chỗ trụ/Nếu đạt đất lòng/Làm gì chẳng ngại/Không gặp thượng căn/Cẩn thận chớ nói)". Mặc dù vẫn đang khỏe mạnh, nhưng nói xong thì Thiền sư Vô Ngôn Thông chắp tay thu thần thị tịch.

Từ đó, Thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời, chủ trương đốn ngộ, trao đổi truyền bá đạo pháp không dùng nhiều lời nhưng người nghe vẫn thông (hiểu) được. Vào năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất thời Đường (860), sư Cảm Thành không bệnh mà nhập diệt, truyền trao y bát cho Thiền sư Đa Bảo. Đến thế kỷ XI-XIV, từ phái Vô Ngôn Thông phát triển thành một nền thiền học Việt Nam vô cùng rực rỡ, mỗi nhà sư đều trở thành những thi sĩ.

tamquanchuakienso.jpg


Kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ tạc thô sơ, tuổi ít nhất 400 năm. Ni sư Thích Đàm Truyền, trụ trì chùa cho biết: "Tôi về trụ trì chùa từ năm 1971 đã thấy khánh đá bị vứt nằm chỏng chơ trong nhà Tổ, cột treo khánh bị gãy hết cả. Mãi tới cách đây 10 năm, nhà chùa mới xây mới 2 cột trụ phía trước tiền đường, rồi đem khánh đá ra treo".

Gây ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa động liên hoàn bằng đất thó, tuổi hơn 200 năm. Đây là tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm gồm 5 tòa động liên hoàn. Hai bên hông gồm: động tội tái hiện tích truyện Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ Ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục; và động Tây Du Ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ba tòa động chính đều có vòm là những mây, rồng xoắn xuýt tạo thành, ngự trên mây có rất nhiều chư Phật, Bồ tát, A Di Đà và các thần tướng nhà trời. Nếu như trung tâm của các tòa Cửu Long bao giờ cũng là Đức Thích Ca sơ sinh, nhưng ở các tòa động nơi đây đã được biến thể khác biệt. Trung tâm của động bên trái là Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; ở tòa động bên phải là Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ phong phú, bài trí thành 7 lớp tượng. Trong cùng của chánh điện có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tọa lạc bộ Tam thế Phật, niên đại thế kỷ XVII. Bộ tượng Tam thế được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền nhập định trên 3 tòa sen. Áo tượng nhiều nếp gấp chồng lên nhau, phủ kín lòng đùi. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tòa sen không có đế bệ (có lẽ đã bị mất) hiện đã bong tróc hết sơn, kết cấu với 3 tầng cánh sen úp. Phật điện được đặt tách rời ra phía trước khỏi bộ Tam thế, với 6 lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng thứ 1 là tượng A Di Đà; hàng thứ 2 gồm 5 pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa); hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải; Đức Thích Ca niêm hoa tôn trí ở hàng thứ tư; kế đến tượng Ngọc Hoàng; dưới cùng có tòa Cửu Long.

Bên trong Thượng điện, thẳng hàng với 5 vị Diêm vương phía bên phải, có các pho tượng vô cùng giá trị: tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng vua Lý Công Uẩn và thân mẫu của nhà vua. Thiền sư Vô Ngôn Thông với thân hình mập mạp, đầu trần để lộ lớp tóc đen rất mỏng, tai to, mũi rộng, trên mép có hàng ria con kiến. Ngài mặc 2 chiếc áo: áo lót bên trong chỉ từ bụng trở xuống, để hở toàn bộ mảng ngực trần; áo khoác ngoài với rất nhiều nếu gấp uốn lượn đăng đối. Chân Ngài xếp bằng tròn, tay để trên đùi trái, tay phải cầm phất trần.

chua3.jpg


Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực. Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, người dân ở đây còn truyền tụng nhau sự tích về vua Lý Công Uẩn.

Tương truyền vào thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi. Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Phù Đổng lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật. Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Một đêm, Công Uẩn đang ngủ say trong hầm thì mơ thấy một người hiện lên, tự xưng Thánh Gióng là Thành hoàng của làng Phù Đổng. Thánh Gióng nói cho Công Uẩn biết rằng sau này sẽ thành đại sự và Thánh đọc cho câu sấm: "Nhất bát công đức thủy/Tùy duyên hóa thế gian/Quang Quang trùng chúc chiếu/Một ảnh nhật đăng san". Lúc đó, Công Uẩn không hiểu bài sấm này nói gì, nhưng vài trăm năm sau dân gian đã giải được nghĩa rằng, bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (tức vua Lý Huệ Tông tên là Sảm).

Ngay sau khi Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho trùng tu chùa Kiến Sơ và xây dựng đền Phù Đổng cạnh đó để tôn thờ Đức Thánh Gióng. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời Thiền sư Đa Bảo về Thăng Long bàn luận. Như vậy có thể nhận định rằng, truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời sư Đa Bảo, được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại vương, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương.

Nguồn bài viết: Chương Phượng - Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tham khảo thêm về dòng thiền Vô Ngôn Thông tại: http://www.thuvien-thichnhathanh.or...chng-02-2-3-thin-phai-vo-ngon-thong?showall=1
 
Last edited by a moderator:
@misshana: Anh C đã gửi ảnh cho em chưa? Chị cũng muốn xem đấy nhé ;))

@firework: Cũng may mắn vì hôm qua bạn đã thông báo ko nhận ưu đãi hôm nay mà chuyển sang ngày mai =))
2 buổi diễn hôm qua đã diễn chậm 1,5 tiếng. Tớ đến muộn, nhìn thấy mấy người đang ăn ăn uống uống, bảo là đc thông báo là sẽ muộn 30'. Sau 30' thì bọn tớ vào. Lại chờ thêm 1 tiếng nữa thì mới thấy te te te.
Cũng ko vấn đề gì, vì đc nói chuyện vui vẻ, hỏi han và đi đi lại lại xem mọi người làm gì và làm như thế nào.
Nhưng mà đói quá!
 
Tớ search vài thứ phục vụ cho bạn firework vì đã đi xe đạp mà ko nhận ưu đãi nhé :LL (nguồn: wikipedia)
(Đây là buổi đầu tiên vì cái thứ hai tớ chưa kịp hỏi họ định nói gì và tớ cũng ko hiểu gì và cũng ko có gì đâu mà hiểu :D)

* Ko biết năm nào (năm nay hoặc năm ngoái hoặc năm trc nữa tớ hông nhớ), ĐSQ Brazil có làm liên hoan phim ảnh gì đó và trong đó có cái phim liên quan đến cái truyền thuyết này chiếu khai mạc. Họ dịch tiếng Việt là "một chuyện tình".


Tristan und Isolde (Tristan and Isolde, or Tristan and Isolda) is an opera, or music drama, in three acts by Richard Wagner to a German libretto by the composer, based largely on the romance by Gottfried von Straßburg. It was composed between 1856 and 1859 and premiered in Munich on 10 June 1865 with Hans von Bülow conducting.

Wagner's composition of Tristan und Isolde was inspired by his affair with Mathilde Wesendonck and the philosophy of Arthur Schopenhauer. Widely acknowledged as one of the peaks of the operatic repertory, Tristan was notable for Wagner's advanced use of chromaticism, tonality, orchestral colour and harmonic suspension.

The opera was profoundly influential amongst Western classical composers and provided inspiration to composers such as Gustav Mahler, Richard Strauss, Karol Szymanowski, Alban Berg and Arnold Schoenberg. Many see Tristan as the beginning of the move away from conventional harmony and tonality and consider that it lays the groundwork for the direction of classical music in the 20th century.[1]

There are two main traditions of the Tristan legend. The early tradition comprised the French romances of two poets from the second half of the twelfth century, Thomas of Britain and Béroul. Their sources could be traced back to the original, archetypal Celtic romance. Later traditions come from the Prose Tristan (c. 1240), which was markedly different from the earlier tales written by Thomas and Béroul. The Prose Tristan became the common medieval tale of Tristan and Iseult that would provide the background for the writings of Sir Thomas Malory, the English author, who wrote Le Morte d'Arthur (c. 1469).

The story and character of Tristan vary from poet to poet. Even the spelling of his name varies a great deal, although "Tristan" is the most popular spelling. Most versions of the Tristan story follow the same general outline.

After defeating the Irish knight Morholt, Tristan goes to Ireland to bring back the fair Iseult for his uncle King Mark to marry. Along the way, they ingest a love potion that causes the pair to fall madly in love. In the "courtly" version, the potion's effects last for a lifetime; in the "common" versions, however, the potion's effects wane after three years. Also, in some versions, they ingest the potion accidentally; in others, the potion's maker instructs Iseult to share it with Mark, but she deliberately gives it to Tristan instead, who is unaware of what is happening. Although Iseult marries Mark, she and Tristan are forced by the potion to seek one another out for adultery. Although the typical noble Arthurian character would be shamed from such an act, the love potion that controls them frees Tristan and Iseult from responsibility. The king's advisors repeatedly try to have the pair tried for adultery, but again and again the couple use trickery to preserve their façade of innocence. In Béroul's version, the love potion eventually wears off, and the two lovers are free to make their own choice as to whether they cease their adulterous lifestyle or continue.

As with the Arthur-Lancelot-Guinevere love triangle, Tristan, King Mark, and Iseult all hold love for each other. Tristan honors, respects, and loves King Mark as his mentor and adopted father; Iseult is grateful that Mark is kind to her, which he is certainly not obliged to be; and Mark loves Tristan as his son, and Iseult as a wife. But every night, they each have horrible dreams about the future. Tristan's uncle eventually learns of the affair and seeks to entrap his nephew and his bride. Also present is the endangerment of a fragile kingdom, the cessation of war between Ireland and Cornwall. Mark gets what seems proof of their guilt and resolves to punish them: Tristan by hanging and Iseult by trial by ordeal and then putting her up in a lazar house (a leper colony). Tristan escapes on his way to the stake by a miraculous leap from a chapel and rescues Iseult. The lovers escape into the forest of Morrois and take shelter there until they are discovered by Mark one day. However, they make peace with Mark after Tristan's agreement to return Iseult to Mark and leave the country. Tristan then travels on to Brittany, where he marries (for her name and her beauty) Iseult of the White Hands, daughter of Hoel of Brittany and sister of Sir Kahedin.

In the Prose Tristan and works derived from it, Tristan is mortally wounded by Mark, who treacherously strikes Tristan with a poisoned lance while the latter is playing a harp for Iseult. The poetic versions of the Tristan legend offer a very different account of the hero's death, however. According to Thomas' version, Tristan was wounded by a poison lance while attempting to rescue a young woman from six knights. Tristan sends his friend Kahedin to find Iseult, the only person who can heal him. Tristan tells Kahedin to sail back with white sails if he is bringing Iseult, and black sails if he is not. Iseult agrees to return to Tristan with Kahedin, but Tristan's jealous wife, Iseult of the White Hands, lies to Tristan about the colour of the sails. Tristan dies of grief, thinking that Iseult has betrayed him, and Iseult dies swooning over his corpse. Several versions of the Prose Tristan include the traditional account of Tristan's death found in the poetic versions. In some sources it states that two trees (hazel and honeysuckle) grow out of their graves and intertwine their branches so that they cannot be parted by any means. It was said that King Mark tried to have the branches cut 3 separate times, and each time, the branches grew back and intertwined, so therefore he gave up and let them grow.


Iseult swooning over the dead body of Tristan, just before she dies of griefA few later stories record that the lovers had a number of children. In some stories they produced a son and a daughter they named after themselves; these children survived their parents and had adventures of their own. In the romance Ysaie the Sad, the eponymous hero is the son of Tristan and Iseult; he becomes involved with the fay-king Oberon and marries a girl named Martha, who bears him a son named Mark.
 
Last edited:
Thông tin cuối cùng trước khi đi ăn là để phục vụ cho tình yêu hội họa của các bạn, bạn nào đã quyết định chiều nay đi xem triển lãm tranh xin đến đúng giờ.
Khi đến nơi, sẽ có một số "hướng dẫn viên" phục vụ các bạn. Với điều kiện là các bạn muốn tìm hiểu thật sự, sẽ ko có ai làm guide :D cho bạn nếu bạn chỉ cần một người nói chuyện :)
 
Tuần vừa rồi lại một lần nữa lỡ hẹn với thứ Bảy :), và cuối cùng trong số những người đi.... không có tớ :(
Cuối tuần này mọi người có ý tưởng là đi đâu ko?

Đường Lâm vừa mới đi xong, để vài tuần nữa đã nhé.
Bát Tràng nếu đi chơi chơi thì chỉ cần nửa ngày thôi, vì vậy cần nghĩ điểm đến khác thêm vào :)
 
Các bạn thường đi ngày nào? Nếu là t7 thì mình không tham gia được rùi, tiếc thế :-/
Mình biết một địa điểm thích hợp để đi vào ngày cuối tuần, đó là chùa Trầm ở Chương Mỹ, cách trung tâm HN 25 km.
Ngôi chùa cổ kính tựa lưng vào ngọn núi Trầm, leo lên đó ngắm cảnh cũng rất tuyệt, có thể gọi là du lịch tâm linh kết hợp cả khám phá mạo hiểm, cũng khá thú vị đấy :)
Ngoài ra còn có rất nhiều địa điểm nếu đi lên mạn Sơn Tây, Đồng Mô, Khoang Xanh, Thác Đa, Đầm Long v.v...
P/s: Bao giờ đi Đường Lâm thì ới mình nhé ^^
 
thứ 7 mình cũng không tham gia được,hix
@dom dom :mình cũng thích đi chùa Trầm ,đc xem ảnh ng bạn chụp ở đó muốn 1 lần được tới mà chưa có dịp..
 
Một vài tháng nữa nữa :D sẽ đi lại Đường Lâm, bạn theo dõi trên này hoặc trên Facebook page nhé
Các bạn thường đi ngày nào? Nếu là t7 thì mình không tham gia được rùi, tiếc thế :-/
Mình biết một địa điểm thích hợp để đi vào ngày cuối tuần, đó là chùa Trầm ở Chương Mỹ, cách trung tâm HN 25 km.
Ngôi chùa cổ kính tựa lưng vào ngọn núi Trầm, leo lên đó ngắm cảnh cũng rất tuyệt, có thể gọi là du lịch tâm linh kết hợp cả khám phá mạo hiểm, cũng khá thú vị đấy :)
Ngoài ra còn có rất nhiều địa điểm nếu đi lên mạn Sơn Tây, Đồng Mô, Khoang Xanh, Thác Đa, Đầm Long v.v...
P/s: Bao giờ đi Đường Lâm thì ới mình nhé ^^

Ngoài chùa Trầm thì mọi người có muốn đi đâu khác nữa ko ạ?
thứ 7 mình cũng không tham gia được,hix
@dom dom :mình cũng thích đi chùa Trầm ,đc xem ảnh ng bạn chụp ở đó muốn 1 lần được tới mà chưa có dịp..
 
Em cũng muốn đi mà cuối tuần này kẹt về quê ăn cưới rùi.
Hẹn chị và mọi người chủ nhật tuần sau chuyến Phù Lãng nhé...Ui háo hức ghê!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top