What's new

[Chia sẻ] Chuyện nhặt ở UK

Tớ Zorzo đăng ký tên ở Phượt đã lâu. Thậm chí ban đầu còn là Mod, cũng có dịp xóa được 1 bài (chả nhớ của ai khà khà) rồi thấy mất màu chả biết lúc nào. Cơ bản do tớ toàn vào đây hóng chuyện chả chịu hoạt động gì. Xem các bác Dudi, anh Già, anh Net, bạn Chit, bạn Toet, bạn Xu, em Black, em Rosy, bạn v.v. viết bài ác liệt mà tớ cắn rứt quá. Phần vì cũng thích viết bài, phần vì dữ liệu trong máy cũng lưng lưng mà chả biết để làm gì, tớ nghĩ đem chia sẻ chắc sẽ tốt hơn. Topic đầu tiên tớ mở ở Phuot này tự dưng thấy bỡ ngỡ ghê :)

Cách đây mấy năm khi công việc đang suôn sẻ, tớ chẳng có mảy may ý định đi Tây bao giờ. Đời nhiều khi xoay một cái không tính trước được, tự nhiên rũ toẹt mọi thứ ở nhà bay đi UK, may đến giờ vẫn sống. Thời gian như chó chạy, thoáng cái tớ đã ở UK ngót 1 năm. Cũng chả biết sẽ ở đây thêm bao lâu: 1 năm? 3 năm? 5 năm để xin cư trú? Hay lâu hơn nữa? Chịu.

Cái tính ham đi đủ cho tớ đi lên xuống, ngang dọc cái đảo này, thậm chí tiền tiêu cho đi đủ mua mấy đời máy ảnh, mà vẫn cứ phải dùng cái cũ. Cái nhìn của tớ chắc khác bạn Chit với cái đầu nghiên cứu, khác bạn Xu bạn Kẹo Mút như những người du lịch ngắn ngày. Tớ để mắt đến những gì tớ quan tâm, tớ lang thang chui rúc nhiều xó xỉnh, tiếp xúc với cả mặt trước và sau của UK, nên những câu chuyện nhặt có khi nhăng nhít không đầu không cuối, các bạn đừng cười.
 
Last edited:
Theo tôi nhớ về lịch sử nước Anh thì những nhà thờ bị bỏ hoang này bắt đầu khoảng 500 năm trước, vào thời của Cromwen, khi ông Chấp chính "Lord Protector" này theo Thanh giáo và ghét các nhà thờ xa hoa Công giáo.

Ngày nay những phế tích của các nhà thờ thời này còn gặp ở York, Scotland khá nhiều.

Một số nhà thờ đổ nữa là thời Thế chiến, như nhà thờ ở Coventry.

Dân Anh cũng đông, nước Anh cũng không lớn, nhưng sao cảm thấy thưa thớt, khác hẳn với nước mình, đi khắp vùng đồng bằng đâu đâu cũng thấy người.

Chính xác là Henri VIII theo chủ trương bãi bỏ các tu viện trên nước Anh, nên hiện giờ còn lại rất nhièu phế tích các tu viện nhất là tại Yorkshire.
 
Chính xác là Henri VIII theo chủ trương bãi bỏ các tu viện trên nước Anh, nên hiện giờ còn lại rất nhièu phế tích các tu viện nhất là tại Yorkshire.

Đoạn trên tôi cũng nhầm về thời gian, giai đoạn Thanh giáo của Cromwell là khoảng 1650, cách đây 350 năm chứ không phải 500 năm.

Theo tôi, tuy thời Henry VIII chủ trương bỏ bớt tu viện, nhưng cũng không tàn phá tu viện. Henry VIII chỉ lập Anh giáo độc lập với Công giáo, nhưng hệ thống giáo sĩ nào chịu theo ông thì vẫn có thế mạnh. Đến thời con là Mary I lại khôi phục Công giáo. Do đó các tu viện đổ nát không phải từ thời Henry VIII.

Đến thời Cromwell chấp chính, thậm chí xử tử cả vua, và ông cũng rất mạnh tay với giới Giáo sĩ theo phái Trưởng lão, thì mới có việc tàn phá các tu viện phía bắc (theo Trưởng lão phái), và là tàn phá thực sự chứ không phải chỉ là không phát triển như thời Henry.

Những tu viện phía bắc UK bị tàn phá là thời Cromwell, còn một số phía nam là do chiến tranh gần đây hơn.

Thời Cromwell, tôn sùng Thanh giáo, tất cả những thứ gì thuộc về tiêu phí, hưởng thụ đều bị cấm đoán tối đa: cấm lễ lạt, cấm rượu chè, cấm nhà hát, cấm nghệ thuật trình diễn, cấm ăn mặc đẹp,...

Phong trào Thanh giáo phát triển từ thời Cromwell vẫn còn đến nay ở Mỹ.
 
Mình thật....các bạn cứ bi bô chuyện đâu đâu. Mình chỉ nhớ Henry VIII 12 tuổi đã yêu chị dâu 16 tuổi (Catherine of Aragon). Anh chết cưới luôn chị dâu. Cưới 6 bà vợ thì chặt đầu 2 bà, ruồng rẫy 2 bà, một bà dặt dẹo đẻ được thằng cu cũng chết luôn. Mình chỉ nhớ những chuyện thú vị vậy thôi :D
 
Last edited:
Mình thật....các bạn cứ bi bô chuyện đâu đâu. Mình chỉ nhớ Henry VIII 12 tuổi đã yêu chị dâu 15 tuổi (Catherine of Aragon). Anh chết cưới luôn chị dâu. Cưới 6 bà vợ thì chặt đầu 2 bà, ruồng rẫy 2 bà, một bà dặt dẹo đẻ được thằng cu cũng chết luôn. Mình chỉ nhớ những chuyện thú vị vậy thôi :D

Hí hí, Henry VIII còn có một thứ "để đời" khác nữa là THỜI TRANG của ông ta.

Cực kỳ shock và đặc biệt !!!
 
Lịch sử vẫn rất thú vị, đúng không ạ.

Nước Anh cũng có một bề dày lịch sử đáng quan tâm. Để đạt được những thành tựu kỹ thuật, kinh tế, định hình các giá trị về dân chủ, tự do, xây dựng nên những thể chế xã hội hiện đại, họ cũng phải trải qua rất nhiều sai lầm. Cái giá phải trả không chỉ những xáo trộn các xã hội những hư hại các di tích, mà còn những thay ngôi đổi chủ với rất nhiều máu đã đổ trong các cuộc chiến tranh. (Đôi khi Âu Mĩ có ý kiến với các nước đang PT về các giá trị dân chủ, nên hiểu rằng họ đã trả giá đắt để đạt được sự phát triển đó. Học tập theo họ có thể sẽ đỡ phải tốn quá nhiều như quá khứ)

Dấu ấn của những lần nồi da xáo thịt đó ngày nay vẫn còn nhiều ở nước Anh mà Tintern Abbey, ngôi tu viện tôi nói ở post trước, là một ví dụ.

Tintern2.jpg



Tu viện Abaty Tydyrn - viết bằng tiếng Celtic (tiếng của người Celts- người xứ Wales) - được xây dựng đầu tiên bởi lãnh chúa xứ Chepstow năm 1131. Nó tiếp tục được xây dựng tu bổ trong suốt quá trình hoạt động 400 năm, hình dạng hiện nay chủ yếu được xây dựng vào thế kỷ 13.

Tintern12.jpg


Tintern7.jpg



Vị trí của tu viện rất đẹp, lọt trong một thung lũng xinh xắn bao quanh bởi những dãy núi thấp, bên bờ con sông Wey nhỏ bé. Vì là một tu viện đi theo dòng tu kín, lại tách biệt xa các thành phố, tu viện không có nhiều biến động.
Sông Wey:

Tintern1.jpg


Nhà nhỏ kề bên:

Tintern14.jpg



Lịch sử hiền hòa của ngôi tu viện chấm dứt khi vua Henry VIII đột ngột ban bố quyền điều khiển nhà thờ, không chỉ vì những xung khắc về tôn giáo mà còn vì sự giàu có của nhà thờ khi đó. Năm 1536, ngôi tu viện đã bị “chiếm”, các bảo vật bị xung công, thậm chí đến mái và cửa kính cũng bị dỡ bỏ đem bán, con đường đến tu viện bị phá hủy, các nhà tu bị buộc phải rời đi đánh dấu chuỗi ngày tàn của một công trình quy mô.

Tintern4.jpg


Tintern9.jpg
 
300 năm sau đó, tu viện chìm trong quên lãng, trong sự bỏ rơi của một nước Anh khao khát chinh phục thế giới và KHKT, trong sự xâm lăng của thực vật, trong sự vô ý thức của một số người địa phương hay công nhân. Khi đó, để đến được với bà già mấy trăm năm tuổi ngủ quên trong hoang hóa này, người ta chỉ có thể đi bằng đường sông hoặc bằng các con đường mòn xuyên núi. Thời gian dù tàn phá nhan sắc của ngôi tu viện đến tàn tạ, nhưng ngược lại cũng có thể thấy sức mạnh kì diệu của gạch đá, của công sức những nghệ nhân Wales trung cổ, đã vượt thời gian hơn nửa thế kỷ rất vững vàng.


Tintern6.jpg



Cho đến thế kỷ 19, khi đường bộ được mở, ngôi tu viện được đầu tư sửa chữa, trở thành một biểu tượng của khu vực và là nơi cho khách đến tham quan.

Tintern11.jpg



Khi chúng tôi đến, ban đầu ban quan lý không cho vào, bởi hôm trước Wales có tuyết rơi dày, họ e rằng khách tham quan sẽ dễ bị ngã do trơn trượt khi vào thăm. May mắn sau đó họ lại mở cửa, chúng tôi là một trong số ít những người biết để vào thăm, cũng may mắn nữa là đúng lúc đó nắng bừng lên, đủ để ngôi tu viện phô bày những dấu ấn thời gian một cách hoàn hảo.

Tintern8.jpg


Tintern10.jpg



Lang thang lên xuống bên những khu bếp và nhà phụ trợ đổ nát, chui xuống những bậc cầu thang lởm chởm hay ngửa đầu nhìn lên ngắm mây trời qua khung những cửa sổ khổng lồ, bạn có thể thấy lặng người vì cảm giác lịch sử đang cô đặc dồn nén tại đây. Đã có biết bao lượt người bước trên cùng một bậc đá này hơn 900 năm trước, đã bao lần những khuôn mặt đá kia được thắp sáng bằng những ngọn nến hay đuốc lung linh trong những đêm hành lễ?

Tintern3.jpg


Tintern13.jpg


Vẳng bên tai tôi là tiếng gió vi vút thổi qua những cây lau trắng, là tiếng con sông Wey lạng lẽ rì rào? Không, dường như là tiếng vọng về từ quá khứ của những bài thánh ca xen với tiếng đàn phong cầm trầm bổng. Phải chăng những bức tường đá xám lặng câm kia đang kể với tôi về những hồi ức huy hoàng.

Tintern5.jpg
 
Những nhà thờ ở UK với kiến trúc Gothic cổ điển mang một vẻ rất riêng. Rất vững chãi kiên cố, nhưng màu sắc u tối, nặng nề, nhiều lúc trông khắc khổ.

Nhưng chính vì thế mà nó rất riêng, rất riêng.

Đặc trưng nhà thờ ở UK cũng rất rõ, đó là lòng nhà thờ được chia làm đôi bởi những lớp gỗ trang trí cầu kì, ngăn cách phần ngoài (gồm cánh dài từ cửa, 2 cánh ngang) và phần trong (gồm cánh ngắn ở đầu bàn thờ). Phần trong dành cho tu sĩ và giới quý tộc, bên ngoài dành cho thường dân hoặc giới ít quan trọng hơn. Đàn đại phong cầm thường để trên nóc của phần chắn bằng gỗ đó.

Đặc trưng này hình như của riêng Anh, nhà thờ nước khác không như thế ???
 
Tối 1-4-09 giờ GMT sẽ chính thức khai mạc hội nghị G20 bàn về chuyện toàn cầu hóa và chống khủng hoảng. Tuy nhiên từ vài ngày nay London đã chuẩn bị đón tiếp vài chục nguyên thủ. Bạn Thegioixe hôm trước vừa ăn tối ở nhà bọn tớ, đã chụp rất nhiều về một lễ đón nguyên thủ.

Ốm (chắc tại hôm cưỡi ngựa cả ngày ngoài trời) nhưng vẫn tò mò, tớ ôm máy ảnh chạy ra xem có gì hay.

Đây là khu vực Regent’s Park, nơi ông Obama ở. Ông ta bị rào kín trong cảnh sát, hàng rào và barie di động, những hàng rào này đều có cáp chống xe, chưa kể rada, đèn chiếu nữa.

_MG_5548.jpg



Sáng nay, ông Gordon Brown và Obama có cuộc gặp trước. Phố Downing – nơi ông Gordon Brown ở và làm việc, đông cảnh sát đứng bất thường:

_MG_5555.jpg



Vũ khí đầy đủ. Theo BBC, cảnh sát được chuẩn bị cho kể cả những tình huống như tấn công bằng hóa chất và tên lửa. Việc bảo vệ London này tốn tới 7,5 triệu bảng


_MG_5583.jpg



Cùng với máy bay trực thăng điếc tai là những đội đi tuần:

_MG_5572.jpg



Cánh phóng viên nhốn nháo khi xuất hiện đoàn có 2 chiếc xe Cadillac One:

_MG_5564.jpg



Chả hiểu bạn này làm sao bị hai cảnh sát này kéo ra một góc quây lại, hỏi han mãi, khám người kĩ lưỡng. Cẩn nên tớ cứ phải hỏi CS trước khi chụp ảnh, kẻo bị lôi thôi:

_MG_5584.jpg



Cũng là dịp để các bạn phản đối đem đồ ra biểu tình. Mệt.

_MG_5575.jpg
 
Những nhà thờ ở UK với kiến trúc Gothic cổ điển mang một vẻ rất riêng. Rất vững chãi kiên cố, nhưng màu sắc u tối, nặng nề, nhiều lúc trông khắc khổ.

Đặc trưng này hình như của riêng Anh, nhà thờ nước khác không như thế ???
Chính xác là như thế ạ. Thằng bạn em học kiến trúc còn xin làm cả một project chuyên ngành chỉ để chứng minh "Stonehenge khơi nguồn cho British Gothic architecture", dù cả thế giới này đã công nhận kiến trúc Gothic là bắt nguồn từ kiến trúc Roman, hix... Nhưng mà em đọc cũng thấy có lý =))
Sau khi dịch hộ nó một... cơ số tài liệu, phát hiện ra mình hiểu về "thần học" và kiến trúc cũng kha khá :D
Em cũng công nhận kiến trúc cổ điển ở Anh ko hiểu sao cứ có một cái gì đó già nua, nghiêm trang và thần bí thế nào ấy.
Cám ơn ảnh của bác Zorro, em down về làm thuyết trình hết ý :L
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,774
Bài viết
1,137,874
Members
192,684
Latest member
bigwin29com
Back
Top