Ở nhà trước khi đi, tôi có xem thời tiết 10 ngày bên Nhật, chỉ có duy nhất ngày nắng, còn thì ngày nào cũng thấy mưa, cảm thấy hơi bất công (???) vì chương trình du lịch Nhật Bản có nói tháng 11 là tháng đẹp, 60% là nắng ráo, không lẽ mình kém may mắn đến mức rơi hoàn toàn vào 40% còn lại. Ngày đầu tiên đến Tokyo là ngày nắng thì đến nơi cũng là lúc mặt trời lặn. Ngày thứ hai dạo chơi thủ đô thì đã mưa sập sùi. Ngày thứ 3 đi Nikko thì nắng đẹp đúng như dự báo. Hôm sau nữa, lẽ ra phải mưa thì chỉ hơi nhiều mây. Còn hôm nay Kanazawa mưa, và Shirakawa cũng mưa, tôi đã xác định thế rồi, cụ bị đầy đủ rồi, mưa thì cũng đi thôi, không lẽ nằm trong phòng khóc rồi ngủ. Ấy thế mà sáng ra bạn Iphone lại bảo nắng, mà nắng thật, nắng to lóng lánh luôn. Làm khăn áo mũ mão phải cởi hết ra sau một hồi lên dốc View point. Thấy đời vui lạ, chỉ muốn vừa đi vừa hát. Vì nắng đẹp nên những bức ảnh tôi chụp ở Ogimachi làm tôi rất thỏa mãn, nắng đẹp và trời xanh luôn là back ground tuyệt vời cho mọi bức ảnh.
Không liên quan, nhưng mà củ cải Nhật to thật, củ dài cũng to mà củ tròn cũng to, thấy rồi, cảm giác chuyện "Nhổ củ cải" là có thật
[/URL][/IMG]
Wade-ke House, nhìn từ phía sau. Thực ra tôi đã bỏ qua ngôi nhà này khi đi tút luôn vào trong làng, đến khi quay ra cũng chỉ chụp choẹt từ bên ngoài chứ không vào trong nữa. Đây là nhà của gia đình Wada, một trong những gia đình giàu có nhất ở Ogimachi và cũng là ngôi nhà gassho-zukuri to nhất làng.
[/URL][/IMG]
Những ngôi nhà Mái dốc (là tôi tự gọi vậy), trong tiếng Nhật gọi là gassho-zukuri. Gassho ở đây có nghĩa là chắp tay, theo hình dáng của mái nhà. Những ngôi nhà được làm như thế này là do đây là vùng tuyết rơi rất dày, với mái dốc, tuyết sẽ dễ dàng trượt xuống, ngay cả khi tuyết rơi nhiều, phủ kín mái nhà thì mái dốc này cũng sẽ giảm lực đè nặng khiến nhà không bị sập. Hơn nữa, toàn bộ phần không giác tam giác do mái nhà dốc tạo ra rất rộng rãi, có hai đầu có nhiều cửa sổ đón nắng và gió, trước kia thường để nuôi tằm.
Việc bảo tồn những ngôi nhà gassho-zukuri khá tốn kém, phần mái được lợp từ loại cỏ bông lau (tôi thấy có trồng ở phần ruộng ở đầu làng), được thay mới sau 30-40 năm, theo một kỹ thuật riêng biệt, và thường cần cả làng xúm vào cùng làm.
Tôi may mắn được xem các chú thợ lợp lại một mái nhà trong làng. Cũng chỉ đứng xem một lúc thôi, nhưng có thể hơi hiểu hiểu một chút. Cỏ sẽ được bó thành từng bó lớn, đưa lên phần mái làm dốc có khung và lớp lót, buộc vào sao cho gốc quay xuống và ngọn quay lên, cứ thế ken thành lớp dầy, sau mỗi lớp thì dùng búa chuyên dụng nên cho các bỏ cỏ sít chặt, tạo thành mái nhà dầy sịt ken chắc (chắc vậy, vì không đủ thời gian và kiên nhẫn đứng nhìn mãi).
[/URL][/IMG]
[/URL][/IMG]
[/URL][/IMG]
[/URL][/IMG]