What's new

[Chia sẻ] Cổ trấn Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng...và trên hết là qui mô và mức độ tập trung của nhiều dân tộc khác nhau, đã tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc. Mỗi điểm chấm trong bức tranh đó, mà người ta dễ nhận ra nhất là các thành cổ, cổ trấn, làng xã, nơi tập trung những nét tiêu biểu nhất của một vùng đất, một dân tộc, một nền văn hoá. Các thành cổ trung hoa trải dài từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, nhiều nơi đã bị sụp đổ hoặc phá bỏ để xây dựng những thứ hiện đại, nhiều nơi vẫn giữ được phong cách và các giá trị kiến trúc, văn hoá riêng biệt.

Các cổ trấn còn lại:

Vân Nam: quá nổi tiếng với Lệ Giang, Đại lý, Shangrila

Tứ Xuyên: Tứ Xuyên được biết về nhiều hơn với Gấu trúc, Cửu Trại Câu, Hoàng Long, Gongga... các cổ trấn còn giữ được không còn nhiều. Chỉ còn là một chút gì đó ở cổ trấn Langzhong, hay thành Songpan.

Quý Châu: có cổ trấn Guiyang

Hồ Nam: Fenghuang (Phượng Hoàng) Cổ trấn rất có tiếng, còn sót lại một cổ trấn Hongjiang từ thời Thanh đang trên bờ bị phá bỏ

Sơn Tây: Pingyao là một trong những cổ trấn nổi tiếng nhất.

Giang Tô - Tô Châu: mang đậm kiến trúc nhà vườn Tô Châu. Các cổ trấn này thường na ná giống nhau. Đó là Zhouzhuang, Tongli, Hongcun, Luzhi, Wuzhen, Xitang.
 
Last edited:
Một góc khu phố mới.

rlg111.jpg


Từ Lệ Giang đi Ngọc Long, bên đường là những khu villa mới được quy hoạch và xây dựng với kiến trúc đặc trưng Lệ Giang, nhìn cực kỳ tuyệt vời. Tiếc là không chụp được tấm nào.

Lệ Giang còn gìn giữ được là bởi vì có sự ngăn cách rạch ròi giữa khu phố mới và khu thành cổ. Đó là 2 thung lũng được nối với nhau qua eo giữa 2 ngọn đồi. Từ trên đỉnh tháp cao nhất trên đồi, có thể thấy được 2 khu này. Toàn cảnh từ trên đồi chụp xuống.

rlg3copy.jpg
 
Tấm này mang tính tư liệu là chính, để thấy tại sao mức độ tập trung nhà cổ, không bị lô nhô, lổn nhổn nhà mới như những khu thành khác. Ở Lệ Giang, kể cả các ngôi nhà mới xây, cũng phải theo quy hoạch và kiến trúc cổ (dù là hàng nhái) nhưng chung quy lại tổng thể thì vẫn là cổ. Nhìn khu phố mới thấy cái nhà mấy chục tầng lại thấy chán.

LeGianker-1.jpg
 
Last edited:
Những con phố. Thích nhất là những con dốc lát đá tấm.

Oldtownlegiang13.jpg


Oldtownlegiang15.jpg


Lệ Giang, hay những thành cổ khác, đều giữ được những con đường đá nguyên thuỷ. Nếu chẳng may, một lúc nào đó, những tấm đá này bị thay bằng đường bê tông, bằng xi măng như ở chùa Hương thì ko biết còn ai đi nữa không.

Oldtownlegiang21.jpg
 
Last edited:
Bao quanh Lệ Giang vẫn là bức tranh sơn thuỷ. Đi ra ngoài Lệ Giang một đoạn, cảnh vật mùa đông có nét lãng mạn ghê gớm. Chỉ tiếc là lúc đi lên Shangrila, nhìn bên đường thấy mấy hồ lớn, xanh biếc như da trời, tiếc vì không biết, không nghiên cứu và không còn thời gian để vào.

Nào núi, nào tuyết

ngoclongtuyetson16.jpg


Khung cảnh nên thơ bên ngoài thành cổ
(ảnh do LG6 chụp)

NgoaioLegiang5.jpg


NgoaioLegiang6.jpg
 
Cuối tháng 12 tới này tớ đi lại Lệ Giang, có ai đi cùng đợt này không, mình có thể share xe cộ, tớ chỉ định tới Shangrila thôi, thời gian ở LG đã book vé máy bay, từ 20 đến 26/12.
 
Thành Đô ấn tượng với sương mù. Sương tháng 11 mù mịt, kéo dài đến tận chiều.

Phố đi bộ Jinli Street, cạnh có đền thời Gia Cát Lượng.

R-JinliStreet.jpg


Green Ramp Temple

R-GreenRamTemple2.jpg


R-GreenRamTemple.jpg
 
Thành Đô mùa thu có không khí mát mẻ, sương mù, ít nắng. Thế nên con gái, cô nào nhìn cũng na ná giống nhau với khuôn mặt hao tròn, da trắng mịn, tóc dài, đi boot, mặc áo khoác dài. Đi trong cái trời mù sương nơi đây, thả bộ, bắt gặp vài dáng đi ngược chiều, tự nhiên thấy thinh thích.

Một tối ở gần quảng trường

R-chengdu1.jpg


R-chengdu2.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,749
Bài viết
1,136,881
Members
192,574
Latest member
meeylandbatdongsan
Back
Top