What's new

[Chia sẻ] Cổ trấn Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng...và trên hết là qui mô và mức độ tập trung của nhiều dân tộc khác nhau, đã tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc. Mỗi điểm chấm trong bức tranh đó, mà người ta dễ nhận ra nhất là các thành cổ, cổ trấn, làng xã, nơi tập trung những nét tiêu biểu nhất của một vùng đất, một dân tộc, một nền văn hoá. Các thành cổ trung hoa trải dài từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, nhiều nơi đã bị sụp đổ hoặc phá bỏ để xây dựng những thứ hiện đại, nhiều nơi vẫn giữ được phong cách và các giá trị kiến trúc, văn hoá riêng biệt.

Các cổ trấn còn lại:

Vân Nam: quá nổi tiếng với Lệ Giang, Đại lý, Shangrila

Tứ Xuyên: Tứ Xuyên được biết về nhiều hơn với Gấu trúc, Cửu Trại Câu, Hoàng Long, Gongga... các cổ trấn còn giữ được không còn nhiều. Chỉ còn là một chút gì đó ở cổ trấn Langzhong, hay thành Songpan.

Quý Châu: có cổ trấn Guiyang

Hồ Nam: Fenghuang (Phượng Hoàng) Cổ trấn rất có tiếng, còn sót lại một cổ trấn Hongjiang từ thời Thanh đang trên bờ bị phá bỏ

Sơn Tây: Pingyao là một trong những cổ trấn nổi tiếng nhất.

Giang Tô - Tô Châu: mang đậm kiến trúc nhà vườn Tô Châu. Các cổ trấn này thường na ná giống nhau. Đó là Zhouzhuang, Tongli, Hongcun, Luzhi, Wuzhen, Xitang.
 
Last edited:
Bảng màu vẽ

R-Huanglong19.jpg


R-Huanglong21.jpg


R-Huanglong17.jpg


R-Huanglong9.jpg
 
Thác băng, lần đầu tiên trong đời được nhìn thấy.

rhl31.jpg


Hồ trên núi

R-Huanglong15.jpg


Chảy về đâu.

R-Huanglong12.jpg


Một góc bình thường

R-Huanglong14.jpg


Và đi xuống nữa thì đã đến cửa ra, lên xe vựơt núi trở về Thành Đô. Lại tạm biệt Hoàng Long.

Gió đã hết, và lại trở lại với chủ đề cổ trấn. Lần này là những nét kiến trúc riêng biệt của dân tộc Naxi ở Lệ Giang, Vân Nam.
 
@Người dơi: hì, mình không liên quan gì đến kiến trúc đâu. Đi mấy nơi đấy có khác biệt nhiều về nhà cửa,... nên mình mới thấy thôi.
@linh:hì, bao thuốc đấy là của đứa bạn. Còn mình chỉ hút vinataba thôi. đặc sản việt nam đấy. Đi xa mới biết giá trị ;)

-------
Trở về Vân Nam. với thành cổ Lệ Giang. Đặc trưng nhất là phù điêu màu xanh dưới mái. Khi nào xem phim chưởng, thấy các phù điêu xanh này là biết ngay ở Lệ Giang.

rlg115.jpg


Nhìn gần hơn

rlg114.jpg
 
Last edited:
Các bạn TQ có nhiều cảnh đẹp, chỗ đẹp cũng không lạ.

Xét về diện tích, một tỉnh đã bằng cả nước ta. Thế nên mỗi tỉnh có 1 cảnh (kiểu như VN có Hạ Long) thì đã đủ chết dân Phuot rồi.

Về văn hóa lịch sử, xét thực ra VN mới chỉ có khoảng 1 nghìn năm, mà di tích vật thể mới chỉ 500 năm. Còn TQ có đến hơn 3000 năm (các bạn í thì đòi 5 nghìn năm cơ), nên hơn cũng không lạ.
 
Bác Chitto nói 1 nghìn năm nghe buồn quá. Nói 4 nghìn thì hơi thách nhưng 2 nghìn thì chắc là OK. Từ thời trước Hai Bà Trưng thì lịch sử VN cũng viết rồi mà Chit?
Lại nữa, sao di tích vật thể có 500 là sao? Bác check thử ở HN hay đâu đấy có cái nào hơn 500 không? Chitto nói thế làm tớ phân vân quá.
 
Bác Chitto nói 1 nghìn năm nghe buồn quá. Nói 4 nghìn thì hơi thách nhưng 2 nghìn thì chắc là OK. Từ thời trước Hai Bà Trưng thì lịch sử VN cũng viết rồi mà Chit?
Lại nữa, sao di tích vật thể có 500 là sao? Bác check thử ở HN hay đâu đấy có cái nào hơn 500 không? Chitto nói thế làm tớ phân vân quá.

Vâng, có thể mọi người thấy nói thế là hơi quá. Nhưng đôi khi cũng phải chấp nhận phần nào (có thể nhiều người không đồng ý).

Mặc dù lịch sử chúng ta ghi nhận thời Hùng Vương, nhưng thực sự cho đến nay, ngoài một số trống đồng của văn hóa Hòa Bình, chưa có bất cứ bằng chứng xác thực nào của một Nhà nước thời đó cả.

Thời HBT có ghi trong Lịch sử, nhưng những gì HBT để lại, đã không còn hiện diện điều gì trên mảnh đất này nữa, ngoài những truyền thuyết. Truyền thuyết chứ không phải Di tích, di vật. Nghĩa là những cái để có thể nghe, suy luận, luận bàn, chứ không phải để nhìn, để sờ, để ngắm một cách thực tế. Mà ghi chép của các cụ thì không gì đảm bảo chính xác 100%.

Còn tại sao mốc 500 năm, là vì đi rất nhiều các di tích của VN, mà di tích cổ thì tiêu biểu là chùa chiền, đền thờ, miếu mạo, thành quách, thì gần như không có công trình nào lại được xây dựng từ trước 500 năm mà còn nguyên vẹn cả. Những công trình chùa chiền được cho là có tuổi nghìn năm (đời Lý) thực tế đều đã được "trùng tu" - làm lại dưới các thời sau này cả, và trùng tu thì đều thay đổi cấu trúc, thay đổi điêu khắc, phong cách, văn hóa hết...

Những công trình như tháp Phổ Minh làm đời Trần, thì cũng bị đời Nguyễn phủ vữa lên, mất nguyên bản.

Các loại bia đá ghi chép còn lại đến nay hầu như tất cả đều từ năm trăm năm đổ lại. Còn xa hơn thì đã bị giặc Minh phá sạch mất rồi.

Những công trình, di vật đời Trần trở về trước mà tôi đã từng đến thăm, còn nguyên vẹn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

À, còn các công trình của Champa, nhưng không phải là người Việt.
 
Còn tại sao mốc 500 năm, là vì đi rất nhiều các di tích của VN, mà di tích cổ thì tiêu biểu là chùa chiền, đền thờ, miếu mạo, thành quách, thì gần như không có công trình nào lại được xây dựng từ trước 500 năm mà còn nguyên vẹn cả. Những công trình chùa chiền được cho là có tuổi nghìn năm (đời Lý) thực tế đều đã được "trùng tu" - làm lại dưới các thời sau này cả, và trùng tu thì đều thay đổi cấu trúc, thay đổi điêu khắc, phong cách, văn hóa hết...

À, còn các công trình của Champa, nhưng không phải là người Việt.

Đúng là người Việt mình rất kém khoản kiến trúc, xây dựng. Các di tích thường không được phát triển, xây dựng to lớn hơn, mà qua các đời thường được trùng tu với các vật liệu đương thời, chẳng hạn như dùng đèn nhấp nháy thắp thờ tượng Phật Tổ, nhà cửa tạm bợ...
 
Hỏi xem mấy cái nhà hát lớn, cung Việt Xô, cầu Long Biên, xa lộ Hà Nội, hoặc các công trình kiến trúc lớn đương đại là ai xây đã :) Nói làm gì chuyện 500 năm trước.

Hy vọng sau này hậu thế thay đổi, đất nước mở cửa và phát triển ổn định, các nhà hoạch định chính sách thông minh không để bị các chú EHM chơi đểu không thì lại cũng giống Argentina, Venezuela mà thôi.
 
Lệ Giang được coi là thành cổ còn lại đẹp và yêu kiều nhất Trung Hoa lục địa, theo cảm nhận của mình.

Lệ Giang đẹp.
Lệ Giang trong và xanh
Lệ Giang yêu kiều, duyên dáng, khác với cái chân chất của Phượng hoàng.
Lệ Giang duyên dáng, khác với cái nghiêm nghị của chốn thương thành Bình Dao.
Lệ Giang quây quần, ấm áp bên bếp lửa hồng ngày đông, khác với nhà vườn tự lập Tô Châu.
Lệ Giang có bản sắc riêng với nền văn hóa Dongba.

Có thể ngồi cả ngày bên dòng suối này để nhâm nhi cafe.

rlg112.jpg


hay ngồi quán, thưởng thức vài món bánh nướng dân dã.

Oldtownlegiang6.jpg


rồi lang thang ở quảng trường trung tâm

Oldtownlegiang5.jpg
 
Lệ Giang đẹp!
Em lang thang ở đấy 4 hôm liền, từ 28Tết đến mùng 1 Tết, mà không biết chán!
Đâu đâu cũng đèn lồng đỏ! Đẹp mê đi được
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,133
Bài viết
1,173,915
Members
191,955
Latest member
creationinfoways
Back
Top