What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Chắc phải dành thời gian nghiên cứu côn đảo một chuyến mới được tự dưng thấy cần đi quá mà bác chủ topic cho biết đi mùa nào thì hay và an toàn nhỉ ???
 
Các bác cho hỏi là nếu Tết đi Côn Đảo thì tiết có đẹp không ạ. Lúc trước có đi 1 lần ở SG thì nắng chói chang nhưng máy bay ra đến Côn Đảo thì không đáp được vì mưa gió lớn quá.
 
Các bác cho hỏi là nếu Tết đi Côn Đảo thì tiết có đẹp không ạ. Lúc trước có đi 1 lần ở SG thì nắng chói chang nhưng máy bay ra đến Côn Đảo thì không đáp được vì mưa gió lớn quá.

Hình như câu này mình trả lời cũng nhiều lần trên này lắm rồi bạn, Côn đảo mỗi mùa mỗi vẻ bạn à, nếu bạn rãnh rỗi thì sắp xếp đi du lịch một chuyến. Phải nói một cách dí dõm là " hên xui" và tùy vào cái " duyện" của bạn có được đến với đảo không!

Xin mượn 1 ảnh của một tác giả Đoàn Hoài Trung tặng bạn!

 
Tái hiện cuộc vượt ngục Côn Đảo trên truyền hình

Hiện nay Đoàn làm phim đang khảo sát tư liệu Côn Đảo để thực hiện bộ phim "Cuộc vượt ngục thần kỳ"
Một thời kỳ gian khổ nhưng hào hùng của Cách mạng VN thời chống Pháp được tác giả Đinh Thiên Phúc kể lại khá chân thật trong bộ phim truyền hình mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4/2011.
Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam kết hợp Đài truyền hình TP HCM thực hiện, có tên gọi Cuộc vượt ngục thần kỳ.

Biên kịch Đinh Thiên Phúc cho biết: "Ý tưởng thực hiện bộ phim nảy sinh từ khi tôi nghe anh Trần Đăng Khoa kể về buổi lễ cầu siêu cho các chiến sĩ tại Côn Đảo vào năm 2009. Anh nói, khi cầu siêu, dường như ai cũng có cảm giác như thấy được hình ảnh các chiến sĩ vụt bay lên khỏi mặt nước. Từ đó, tôi muốn tái hiện lại hình ảnh tài hoa, lịch lãm và đầy bất khuất của những con người này".
Chuyện phim xảy ra vào giai đoạn 1948 - 1950. Đảo ủy Côn Đảo chủ trương tìm mọi cách giải thoát cho một số cán bộ xuất sắc trở về đất liền, tham gia kháng chiến. Nhiệm vụ nặng nề này được giao cho Hoàng Bách, là đội trưởng huyện Tân Bình (Sài Gòn - Gia Định).

Bách là chiến sĩ tình báo mưu trí, dũng cảm. Năm 1943, anh bị Pháp bắt và đày ra Côn Đảo. Khi được giao nhiệm vụ giải thoát đồng đội, anh đã sử dụng biệt tài chữa bệnh bằng Đông y để quân địch bớt kìm kẹp bản thân. Nhờ đó, anh có điều kiện móc nối, tổ chức các cuộc vượt ngục.

Thông qua hình ảnh của của người chiến sĩ 28 tuổi này, phim ca ngợi tinh thần kiên cường vượt mọi gian khổ trong hoàn cảnh giam cầm, tra tấn. Phim do NSƯT Vũ Xuân Hưng đạo diễn, ra mắt khán giả vào đúng dịp lễ chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4/2011.

Dung Lâm

 
Sáng nay CLB Xe Đạp Thuận An Bình Dương ( 36 thành viên ) tham quan Di tích Côn Đảo từ ngày 27/11 -29/11/2010. Chứng tỏ thời tiết mùa này biển vẫn còn tốt để các bác tung tăng....




 
Thế đoàn xe đạp có tổ chức chinh phục đỉnh Thánh Giá không bác Nhân?

Chưa có bác ơi, đường lên Núi Thánh Giá ( núi cao nhất Côn Đảo 577m so với mặt nước biển) chỉ có đi bộ khoảng 4 giờ mới tới đình hay xe jeeb thôi, lên đó ta có thể ngắm xuống toàn thị trấn Côn Đảo, xe đạp thì dẫn bộ lên và dẫn bộ xuống chứ sao chạy được bác, dốc đứng lắm.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,929
Bài viết
1,172,563
Members
191,779
Latest member
huuquy2x
Back
Top