What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Banh III:
Xây dựng 1928, sau 1954 cũng được chỉnh trang rất nhiều. Trại này có một câu chuyện trao áo cảm động vào thới Pháp,....
Tại trại này 1940, khi mà Bác Lê Duẫn bị giam chung phòng với bác Vũ Văn Hiếu, trong giây phút lâm chung Bác Hiếu thấy mình không qua khỏi cơn bạo bệnh, nên đã trút tấm áo trên mình của mình trao lại cho bác Duẫn và nói" Chú khoác vào đi, tôi không có gì ngoài tấm áo này, tôi tặng lại bác để tiếp tục chiến đấu,..." Bác Duẫn không nhận nhưng bac Hiếu vẫn khoác lên mình bác Duẫn và đã hy sinh trong vòng tay ấm áp của ngưới bạn chung phòng,....



Và trại này góp một phần cảm hứng cho nhà thơ Tố Hữu sau này sáng tác bài thơ " Ba mươi năm đời ta có Đảng"

"....Chết nằm xuống, còn hôn cờ Ðảng
Chết còn trao súng đạn, quên đau
Chết còn trút áo cho nhau
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng...."


Và cũng qua bài thơ và câu chuyện này nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh đoạt giải thưởng ở cuộc thi " Sáng tác tượng cho Nghĩa Trang hàng Dương"sau ngày giải phóng.


tượng đài trao áo bên tay phải


Banh III - Trại 1



Trong Trại 1

 
Đó là toàn bộ trại giam do Pháp xây dựng từ 1862-1954, 4 trại giam chính : banh 1 Banh II, Banh III, và Banh III phụ, toàn bộ trại giam này bằng đá hộc rất kiên cố, bên ngoài còn bao bọc bởi 1 bức tường đá cao 4-5m và nhiều trạm gác. Ngoài ra có 1 khu Chuồng Cọp Pháp, bao gồm 120 Chuồng Cọp và 60 phòng tắm nắng.


Chuồng cọp Pháp


Phòng tắm nắng



Tù nhân trong chuồng cọp Pháp




Cách mà địch thường tra tấn tù nhân ở Chuồng cọp là, không cho tù nhân đi đổ thùng vệ sinh hàng tháng trời, không cho tù nhân tắm giặt, thường xuyên rắc vối bột và dội nước từ lối đi bênh trên xuống, cho tù nhân lỡ loét da thịt. Đối với phụ nữ thường tra tấn bằng cách lợi dụng đặc điểm sinh lý phụ nữ không cho dội rữa, không cho tắm giặt,....
 
Last edited:
Khu phòng tắm nắng có 60 phòng nằm chung khu Chuồng cọp, trên không máy che, dưới nền cát nóng bỏng. Cách tra tấn thường xuyên nhất là lôi người tù ra phơi nắng phơi mưa, phơi sương, phơi gió,....và tra tấn " tứ trụ"


1dãy phòng tắm nắng - có tất cả 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng



Tứ trụ



Nữ tù Côn Đảo đấu tranh- 1958 Chị Nguyễn Thị Bé - phải đối chế độ khốc liệt của Chuồng cọp chị đã dùng dao lam tự mỗ bụng mình, cắt 1 khúc ruột và quăng vào mặt tên đại úy Nguyễn Phúc Trân



 
Ngoài ra, thời Pháp có những sở lao dịch khổ sai bố trí trên toàn Côn Đảo, vì người tù không những bị giam giữ mà con đi lao dịch khổ sai khắp cả Côn đảo, bình quân có 18 sở tù trên toàn Côn Đảo, Sở lưới bắt tù nhân đánh bắt cá, vá lưới,...Sở là vôi, bắt tù nhân lặn hụp dưới biển hàng ngày mò lấy san hô đen về nung thành vôi bột, trộn với mật mía và bắt tù nhân đập đá xây nhà tù,.....Công việc cũng rất nặng nhọc vì 1 suất lao dịch khổ sai phải nặng từ 4-5 lần suất lao động bình thường,...



Sở lò Vôi ( nay và xưa)




Sở Lưới


Sở Muối


Sở Tiêu
 
Có hai thành phần tù mà thực dân Pháp giam giữ là : Tù chính trị và tù thường phạm.
Từ năm 1908-1930, tù chính trị phần lớn là các sĩ phu yêu nước Việt Nam thuộc các phong trào cần Vương, Văn Thân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Văn Thân,....
Từ 1930-1945: Bên cạnh các chiến sĩ yêu nước còn có tù Quốc Dân Đảng và một số Đảng phái khác.
Thực dân pháp có mưu đồ rất thâm độc" Dùng tù trị tù", họ sử dụng những người tù thường phạm đàn áp tù chính trị, nhưng kết quả thường ngược lại. Những người tù chính trị cảm hóa được tù thường phạm, sau này ra tù có nhiều người trở thành Đảng viện đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cuối 1932 Chi bộ nhà tù Côn Đảo được tổ chức có các đồng chí : Nguyễn Hới , Tôn Đức Thắng, Tống Văn Trân, Phạn Thăng, Tạ Uyên,.....
Tháng 5/1933, có thêm các đồng chí bị đày ra Côn Đảo như : Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Ngô Gia Tự,....Một ban lãnh đạo toàn đảo dược hình thành với chủ trương chung là biến nhà tù thành "Trường học cách Mạng"
 

bác Tôn
Bác ở nhà tù Côn đảo lâu nhất trong số những nhà lãnh đạo nhà nước ta. (trên 15 năm) ngày 2.7.1930 bác bị đưa ra Côn Đảo đến 23.9.1945 bác được về đất liên khi Cách Mạng Tháng Tám thành công.


Đồng chí Nguyễn Hới - bí thư chi bộ đầu tiên tại nhà tù Côn Đảo


Hoàng Quốc Việt


Đồng chí Tạ Uyên


Lê Văn Lương


Ngô Gia Tự
 

Phan Chu Trinh


Ngô Đức Kế


Huỳnh Thúc Kháng
Hôm qua chủ nhật coi chương trình " Rung Chông Vàng" phát lại trên tivi, có một câu hỏi về lịch sữ cho ra 3 dữ liệu:
1. Ông đỗ tiến sĩ 1904
2. Ông là người lãnh đạo phong trào Văn Thân chống Pháp
3. 1946 Ông giữ quyền Chủ tịch nước.
Cuối cùng không một ai vượt qua câu hỏi này cả. Đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng.


Tiểu La Nguyễn Thành


Lê Văn Huân
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,412
Members
192,520
Latest member
donagift
Back
Top