What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Bạn Triệu Nhân mến
Loạt bài Côn Đảo toàn tập của bạn rất tuyệt vời,tôi đang định quay lại Côn Đão nhưng đang ngại giá dịch vụ khá cao ở đây , nhất là các dịch vụ ra các đão, xin bạn vui lòng mách nước cách du lịch đi các đão tiết kiệm nhất.cám ơn
Kim Sơn
 
Anh Sơn mến!
Anh đã từng đi Côn đảo rồi nên anh biết rồi đó.
- Thứ nhất hàng hóa phải chuyển 90% từ đất liền ra đảo do vậy giá cả rất đắt đỏ, tất cả đều đắt nhất là dịp trước và sau tết. Cách đây 2 năm, vào thời điểm đó khi mua 1 bó cải xanh chưa đầy 5 cây đã là 8000. Vừa rồi đoàn mình ra kêu thêm 3 trái đậu bắp luộc của quán Tri kĩ ( quán ăn chứ không phải trong khach sạn), lát tính tiền 30.000. Mình hỏi sao đắt thế, con bé trả lời gọn hơ " Anh Nhân từng sống ở đây thì biết rồi còn gì..."
- Về giá khách sạn 3 sao, thấp nhất bây giờ cũng là 45.USD/ phòng 2 người. Mini thì giá khoảng 200-250.000/ phòng.
- Dịch vụ liên quan tới thuê tàu ra đảo cụng khá cao, vì phải thông qua Vườn Quốc Gia Côn Đảo. Mình từng hỏi cho 1 đoàn đi sang đảo Bảy Cạnh xem Vích đẻ trứng. Chưa tính phí tàu, ăn uống mà chỉ cần XEM con Vích đẻ trứng đã phải trả 200-300 USD/ người. Mình hỏi sao đắt thế, thì cũng chỉ nhận được câu trả lời " bây giờ những dịch vụ đó độc quyền rồi anh ơi, chỉ có Côn Đảo mới có mà...", nếu thuê ca nô hay tàu ra trước Vịnh Côn Sơn tắm và lặng ngắm san hô, nếu là gia đình anh nên đi ghép cùng đoàn khác là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí.
Trên đảo chính cũng có khá nhiều bãi tắm đẹp đó anh, ngoài biển thì còn Rừng nguyên sinh Côn đảo cũng là một trong những điểm sinh thái ít tốn kém mà biết khám phá cũngt rất vui.
Chắc mọi người sẽ đặt ra câu hỏi : Vậy thì người ở đó sao sống với mức giá đó, xin thành thật trả lời là hưởng một ưu đải duy nhất là lương Côn đảo phụ cấp thêm 100%.
Thân.
 
Trường học cách mạng tại Côn đảo





Tài liệu học tập trong tù ( thời Mỹ - Ngụy)



Thời Pháp nhiều hình thức tuyên truyền giác ngộ quần chúng được hình thành, các phong trái làm báo chuyền tay có tên như : Tù Nhân, Tiến Lên, Ý Kiến Chung,...cũng được hình thành. Các tờ báo này viết trên giấy hút thuốc, sau đó khoét rỗng vào 1 đầu đũa ăn, tới khi ăn cơm ngoài hành lang sẽ phát cho những người chủ chốt trong bàn ăn sau đó tối đến cùng nhau trao đổi thảo luận,...

Riêng hoạt văn hóa văn nghệ cũng được phát triển trong các dịp lễ tết, điển hình là tết 1935 chi bộ nhà tù Côn Đảo đã diễn xuất sắc vỡ kịch Napoleon, với sự tham gia của các đồng chí Mười Cúc ( Nguyễn Văn Linh), Pham Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương,...Những vỡ ki6ch diễn bằng tiếng Pháp, nói rất chuẩn đến nỗi những tên gác ngục Pháp còn dẫn cả vợ con đến xem và trầm trồ khen ngợi, sau đó ít đánh tù nhân hơn và trong cách xưng hô cũng bớt đi phần thô tục,...
Việc vượt đảo trở về đất liền cũng được chi bộ quan tâm, với chủ trương chung là những đồng chí nào có mức án từ 15-20 năm hoặc tù chung thân mới nên vượt ngục.
Giai đoạn 1930-1936 có nhiều cuộc vượt ngục do tù chính trị tổ chức nhưng tỉ lệ thành công rất thấp, nhiều cuộc vượt ngục không thành công trong đó có các đồng chí Nguyễn Hới, Ngô Gia Tự, Lương Văn Tỵ,...bị mất tích giữa biển khơi.
Năm 1935, có các đồng chí vượt ngục thành công như : Tống văn Trân, Tạ Uyên, Nguyễn Hữu Tiến,.. vượt đảo thành công về đất liền liên lạc với Đảng, nhờ vậy sau Đại hội Đảng lần I/1935 chi bộ nhà tù Côn Đảo được xem là một chi bộ đặc biệt, chi bộ này trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi trong tù.



Đồ diễn văn nghệ trong tù

 
Giai đoạn 1945-1954
Cách mạng tháng tám thành công, hơn 2000 tù chính trị đã nỗi dậy giành lấy chính quyền và được đón về đất liền tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến.
Niềm vui chiến thắng không bao lâu thì ngày 18/4/1946 Thực Dân Pháp tái chiếm Côn Đảo, lập lại nhà tù và chuyển một số lượng lớn tù nhân ra Côn Đảo. Sau lần tái chiếm này thực dân Pháp hun hãn hơn, họ phát triển nhiều biện pháp nhục hình đẫm máu để đàn áp cao trào đấu tranh của chiến sỹ cách mạng Việt Nam. Họ bắt tù nhân làm việc nặng nhọc ở những nơi khí hậu khắc nghiệt, ăn uống đói khát, tình trạng vệ sinh vô cùng tồi tệ, trong thời gian này có hai căn bệnh tràn lan cả đảo không có thuốc chữa trị : Bệnh sốt rét và kiết lỵ.
Giai đoạn này tù nhân tử vong rất cao, trung bình mỗi ngày có từ 10-15 người tù chết vì bị trọng bệnh, kiệt sức, tai nạn lao động khổ sai và bị xử bắn,....
Trong giai đoạn này Pháp đã đưa chị Võ Thị Sáu, người nữ tử tù chính trị đầu tiên và duy nhất ra xử bắn tại Côn Đảo ( sang thời Mỹ - Ngụy 1985 trờ đi thì hàng loạt nữ tù chính trị chuyển ra đảo)



Đài và bia tại Đại Ngãi -Sóc Trăng, kỹ niệm cách mạng tháng tám thành công, khi những người tù chính trị Côn đảo trở về.

 

Giải chi Sáu ra pháp trường


Con đường mà chị từng bước đi ra Pháp trường


Ngày nay con đường này mang tên Lê Duẩn



Pháp trường - Nơi xử bắn chị Sáu và tù chính trị thời 9 năm kháng chiến. Hiện nay khu này năm trong Banh III chính, nế ta coi trong phìm thì do đạo diễn hư cấu xử bắn chị ngoài biển.




Ảnh chị Sáu - tư liệu từ hồ sơ Pháp
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,828
Bài viết
1,139,216
Members
192,802
Latest member
e2betvipco
Back
Top