What's new

[Chia sẻ] Côn Đảo - Toàn tập

Các Bác thân mến, khi nhắc đến hai từ Côn Đảo gần như ai trong chúng ta cũng nghĩ tới nhà tù và Chuồng Cọp, nhằm để cho các Bác biết một cách khái quát thêm về mãnh đất từng được mệnh danh là “Địa Ngục Trần Gian” năm xưa, cùng với thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Tôi đã tập hợp gần 300 tư liệu ảnh từ Phòng Nghiệp Vụ Bảo Tàng Côn Đảo trong thời gian tôi còn là thuyết minh tại đây cùng với một số ảnh của bạn bè, để làm thành một đề tài mà có thề tạm gọi là “ CÔN ĐẢO TOÀN TẬP”,tôi sẽ giới thiệu khái quát đến các Bác hai phần sau:

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO
Phần 2: LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
Trong bài viết có sử dụng tư liệu thuyết minh của Bảo tàng Côn Đảo, cùng một số sách có liên quan nên lời lẽ hơi nặng về chính trị, mong các Bác thông cảm.

Phần 1: ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – NHÂN VĂN CÔN ĐẢO

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa láy vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.
Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.
Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.

Bản đồ tổng quan Côn đảo

Côn đảo
1.Hòn Chính:
Là hòn đảo lớn nhất nằm ở giữa có tên gọi Côn Lôn hay còn được gọi bởi nhiều tên qua từng thời kỳ như:
- Thời thực dân Pháp cai trị gọi là Poulo Condor
- Thời Mỹ - Diệm đồi tên đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn
- Sau khi hiệp định Paris được kí kết 1973, Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước đổi tên đảo là Thị Xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định
- Tuy nhiên đối với các tù nhân cách mạng Côn Đảo qua nhiều thế hệ và nhân dân cả nước Việt Nam trước sau có một tên gọi rất quen thuộc là Côn Đảo.
- Ngày nay huyện Côn Đảo trực thuộc tình Vũng Tàu
- Hòn Chính có chiều dài 15km, chổ rộng nhất 9km, và hẹp nhất là 1km.
- Với diện tích đảo chính là 51,52km2, chiếm gần 2/3 diện tích toàn đảo.

Hồ nước ngọt An Hải


Bình minh Côn đảo
 
Mấy ảnh này đẹp quá, nhưng mà có "cao tay Sốp" không vậy cưng?
Với lại, cưng chỉ post ảnh mà không chú thích gì à? Vậy người đọc có biết nó là chỗ nào trên Côn Đảo đâu?

Cảm ơn Bác Lúa, em thề với bác là không " Cao tay sốp" hehehe,...bác cũng biết trình độ vi tính em mà. Vì em lấy chung 1 cảnh nhưng nhiều loại mái khác nhau và nhiều thời điểm nữa đó. Vậy bác nhé,....!



Chúc Mừng Năm Mới
 
Last edited:
Chuyên đề rất bổ ích. Cảm ơn anh Nhân. Em góp ý với anh là anh cần phải rèn lại về chính tả Tiếng Việt đi ạ. Các lỗi như: "t" và "c" trong các từ như: "xâm lượt", "son sắc" hay lỗi "y" và "i",...rất nhiều.
Anh nên khắc phục vì hình như anh Nhân là Thuyết minh viên.
 
Chuyên đề rất bổ ích. Cảm ơn anh Nhân. Em góp ý với anh là anh cần phải rèn lại về chính tả Tiếng Việt đi ạ. Các lỗi như: "t" và "c" trong các từ như: "xâm lượt", "son sắc" hay lỗi "y" và "i",...rất nhiều.
Anh nên khắc phục vì hình như anh Nhân là Thuyết minh viên.

Cảm ơn bác nhiều- mình sẽ rút kinh nghiệm- thông cảm cho người ở đảo lâu quá nên sai chính tả hihihi...
Tặng bác một cành Đào đón tết vui vẻ.


 
Theo nguồn tin từ báo Thanh Niên, cách đây vài tháng trước :

"...Nhiều người sống ở Vũng Tàu cũng không biết thành phố của mình có hoa đỗ mai, vì cây hoang dã, thường chỉ mọc trên núi đá và nở hoa trong thời gian ngắn. Những người khác thì gọi đỗ mai là anh đào, có lẽ bởi hoa nở rộ khi xuân về, và màu hoa cũng dịu dàng tựa như sắc hoa anh đào...." - trích từ báo.

 
Theo nguồn tin từ báo Thanh Niên, cách đây vài tháng trước :

"...Nhiều người sống ở Vũng Tàu cũng không biết thành phố của mình có hoa đỗ mai, vì cây hoang dã, thường chỉ mọc trên núi đá và nở hoa trong thời gian ngắn. Những người khác thì gọi đỗ mai là anh đào, có lẽ bởi hoa nở rộ khi xuân về, và màu hoa cũng dịu dàng tựa như sắc hoa anh đào...." - trích từ báo.


Tiếp lời anh Nhân: Hoa này có nhiều ở vùng đèo Nước Ngọt, Long Hải (đường từ Long Hải qua Phước Hải). Hoa mọc thành rừng bên đường, nở rộ vào dịp trước Tết nguyên đán. Đi vào dịp này rất đẹp. Cách đây vài năm vùng này bị tán phá nặng nề do bão, không biết đến giờ đã khôi phục lại chưa. Tết này mình sẽ đi thử.
 


Hoa này người ta thường gọi hoa " Hiết Bỗng" ( hổng biết)- Có một bạn vừa thông tin hoa này là hoa Sồi Cam Đỏ.

Cây hổng biết có tên là cây hoa Chuông Đỏ. Theo Nguyễn Ngọc Quang, "Cây hoa chuông đỏ, còn có tên là Hồng Kỳ, Hoàng Đế, Sò Đo Cam ... cây xuất xứ từ Phi châu, ra hoa tựa hoa Tulip nên còn có tên là African Tulip; tên khoa học của Chuông Đỏ là Spathodea campanulata thuộc họ thực vật Bignoniaceea. Tại Bảo lộc hiện có giống ra hoa sớm, cây được ươm từ hạt sau 18 tháng đã cho hoa, với lợi điểm cây tạo dáng sớm, tàng thấp không ảnh hưởng đến hệ thống dây tải điện bên trên. Qua quá trình theo dõi có thể khẳng định loại cây này có thể dùng trồng trang trí dọc đường phố dựa vào các ưu điểm sau:
- Cây phát triển nhanh, thích hợp nhiều vùng khí hậu (tiêu biểu như ở Đà lạt và TP.HCM đều phát triển tốt).
- Cho hoa đồng bộ, mùa hoa dài 5-6 tháng. Đặc biệt là Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán đều nằm trong thời gian cây cho hoa rộ nhất.
- Cây luôn luôn xanh, tán không rộng, ít rụng lá...
- Nhiều hoa nhưng ít đậu quả, quả nhỏ, hạt nhiều và mỏng nên khi rơi rụng không "xả rác" mặt đường, vỉa hè như Phượng vỹ, Bằng lăng, Viết, Bàng...
- Hạt không thể nảy mầm ở điều kiện bình thường, do đó sẽ đỡ tốn công nhổ bỏ, dọn dẹp, cây con không mọc tự nhiên như những loại cây khác.
- Cây sau xén tỉa phục hồi lại nhanh, nếu dinh dưỡng đúng mức, xén tỉa đúng kỳ, mùa hoa sẽ nhiều, bởi vì cây thuộc họ ra hoa ở đầu ngọn.
- Hoa đẹp rực rỡ nhưng khi rời cành lại héo ngay nên chắc chắn sẽ không bị chiếu cố của các bạn trong lứa tuổi học trò như đối với Phượng Vỹ, Bằng Lăng...
tham khảo thêm tại đây: http://www.nlsbaoloc.net/index.php?...:nhng-con-ng&catid=28:trng-xa-bn-c&Itemid=124
 
Sau đây mình xin tiếp tục viết về phần Lịch sử nhà tù Côn đảo sang thời Mỹ Ngụy.( Giai đoạn 1954-1975)

Sau khi hiệp định Gionevo được kí kết 7/1954
Tháng 3.1955 Thực dân Pháp bàn giao nhà tù Côn đảo cho Ngụy quyền Sài Gòn. Hải đảo Côn Lôn thành tỉnh Côn Sơn, sau đó ( 1957) có quyết định thành lập tỉnh CÔN SƠN ( một tỉnh chỉ có duy nhất nhà tù và bộ máy cai trị tù, không có dân thường). Nhà tù Côn đảo trờ thành Trung Tâm Cải Huấn côn Sơn- tên gọi của một trại giam lớn nhất Đông Dương cùng với chế độ giam giữ và lao dịch mới vô cùng tàn ác và tinh vi.
Ngoài 4 trại giam và một khu biệt lập Chuồng Cọp do thực dân Pháp cho xây dựng, từ 1962-1975 Mỹ Ngụy lần lượt cho xây thêm các trại. Trại 5, Trại 6, Trại 7, Trại 8, Trại 9.







Trại 5 ( xd 1962)




Trong Trại 5

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,485
Members
192,527
Latest member
8xbetirish
Back
Top