What's new

[Chia sẻ] Con đường tơ lụa – đi về nơi xa lắm….

Mỗi năm chỉ có một mùa thu...

- Đọc sách Tàu thấy phán nôm na là: Chưa đi đến Tây Tạng, chưa đến Tân Cương thì chưa gọi là đến Trung khoa dân mỉn cung khở của;
- Lại nghe bảo: Muốn hiểu tận cùng Trung Hoa thì phải đến Tây An.
- Mình yêu màu tím, thích thuỷ chung, tôn trọng tình bạn, lại rất cả tin.
Vậy là, ủ mưu, rồi lên đường thôi nhỉ?

Con đường tơ lụa: từ điểm khởi đầu đến đỉnh Hữu Nghị tuyết phủ trắng tinh, nơi biên giới 4 nước vùng Trung Á…
Trên sa mạc cát bỏng và thảo nguyên mênh mông…
Nay tàu, mai xe, ngày kia cuốc bộ…
Hết đu biếu lạc đà lại ghìm cương ngựa…

Hành trình đi về nơi xa lắm nó đại loại như thế (NT)
 
Tớ phóng nhanh qua Tây An để đến Tân Cương - hồ Kanas nhé. Cũng vật quá rồi.

2 ngày chạy show ở Tây An
Hôm sau, chúng tớ thuê xe đi western tour Tây An (800Y/ngày), đây là tour... thăm mộ, gồm: Bảo tàng Tây An, mộ Hán Vũ Đế, mộ Dương Quý Phi, mộ công chúa Nhất Đức, Càn lăng (mộ Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông), Chùa Pháp môn.
Mở đầu là dãy tượng đài Thương lữ đại đạo. Đi vội quá tớ chẳng kịp đếm, nhưng đọc báo thấy nói là dãy tượng khởi đầu con đường tơ lụa này có 12 con lạc đà, 3 con chó, 2 con ngựa và 6 người đàn ông. Kém chúng tớ, có 9 gái cũng mon men theo con đường tơ lụa với 9 con lạc đà, 7 con ngựa, năm bảy cái taxi, vài ba cái xe bus, 1 cái tàu hoả và 2 cái máy bay, oách hơn nhiều.
Có 10 phút ở đây để chụp ảnh, ngắm nghía, rồi xe lao vun vút giữa con đường rợp bóng cây, 40 phút sau đã đến Bảo tàng Tây An. Trông ngoài cổng cứ như cái chùa, tô vẽ xanh xanh đỏ đỏ.
picture.php


Mất 20Y vé vào cửa. Bảo tàng này có những khu nhà giới thiệu đầy đủ về di tích lịch sử, văn hoá ở Tây An, nhưng vì sợ cái tiếng Anh như chim hót của em hướng dẫn Aimee, nên em ý đi xuôi thì chúng tớ đi ngược. Kết quả là chả hiểu và chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ là có hai dãy nhà dài có nhiều tượng người – ngựa đất nung, thi nhau bấm máy nhưng tối nên rung tít mù.
picture.php


Và nhớ là ngoài sân bảo tàng có nhiều cụm tượng đá khá đẹp. Thế là có màn múa cột đá.
picture.php


10h đến mộ Hán Vũ Đế, vị Hoàng đế thứ 5 của triều Tây Hán. Lên ngôi từ năm 16 tuổi, trị vì 54 năm, Hán Vũ Đế là một vị vua hùng tài đại lược, nhưng cũng nổi tiếng hung bạo. Hung bạo thế nhưng ông vua này vẫn ưu ái SV, giảm giá một nửa còn 23Y vé vào cửa.
Mộ Hán Vũ Đế to và đẹp, có hồ nước phía trước. Hai bên là hai hành lang đặt những bức tượng bò, ngựa, voi... khắc từ đá nguyên khối rất đẹp.
picture.php


Tiếp theo là 2 dãy cột đá chạy dài hun hút nhưng cụt đường, chả dẫn đi đâu.
picture.php


Đi chán hai dãy hành lang, rồi leo lên tháp theo con đường lát gạch rợp bóng cây, có lan can chạm trổ rất đẹp. Phía sau tháp là toà ngang dãy dọc. Vẫn chả thấy mộ đâu, hỏi thì các bạn Tàu chỉ tay ra ngọn đồi phía xa xa. Giữa trưa nắng, chả dại gì mà leo lên đấy.
picture.php


Rời mộ Hán Vũ Đế, chúng tớ đi thăm mộ Dương Quý Phi. Mộ Dương Quý Phi nhỏ hơn, vắng người, vé vào cửa cũng rẻ hơn, 20Y. Nhưng bà Dương Quý Phi này không giảm giá cho SV.
picture.php


Có một dãy hành lang vẽ tranh tường kể lại chuyện Đường Minh Hoàng – Dương Quý Phi, và rất nhiều dãy hành lang treo đèn lồng để trống. Mộ Dương Quý Phi chỉ là một ụ ximăng nhỏ.
picture.php


Ra khỏi cửa rồi, em Aimee mới kể chuyện trước đây mộ đắp đất, có cô gái xấu xí đến vật lộn than khóc với Dương Quý Phi, sau một đêm lấm lem bụi đất đã trở nên xinh đẹp. Từ đó nhiều người đến đây lấy đất bôi lên mặt để cho xinh đẹp làm mộ cứ nhỏ dần, nhỏ dần, nên sau này phải xây bằng ximăng. 9 gái ngẩn người tiếc vì không xoa cái ụ ximăng ấy, nhưng rồi tự bảo nhau: Mình là mình không bon chen ba cái chuyện nhan sắc tầm thường này nhé, vì... có giai ngắm đâu mà phải bon chen :(
 
Last edited:
Tớ phóng nhanh qua Tây An để đến Tân Cương - hồ Kanas nhé. Cũng vật quá rồi.

Thôi topic này cứ để từ từ kể chuyện Con đường tơ lụa đi bạn. Để tớ mở topic khác về Núi rừng và thảo nguyên nhé ;), đằng nào thì nó cũng ko thuộc con đường tơ lụa mà. Mỗi cái 1 kiểu. Nhé? Sau này thích thì gộp vào sau. Chứ chuyến đi 17 ngày cũng dài kinh lắm.
 
Rời mộ Dương Quý Phi đã hơn 12h, đi tiếp đến mộ công chúa Nhất Đức, cháu Võ Tắc Thiên. Bên cạnh là một nhà hàng, ăn trước rồi xem sau. Mộ cô công chúa mất từ năm 17 tuổi chả ai biết này thu vé vào cửa còn đắt hơn Dương Quý Phi, những 26Y.
Đây là một hầm mộ nhỏ.
picture.php


Có những ô hầm nhỏ đặt các bức tượng đất nung bé bằng nắm tay, là đồ táng trong mộ. Nhưng cái giá trị nhất ở đây là những bức tranh tường từ thời xửa xưa vẫn còn lưu giữ được.
picture.php


Cuối hầm mộ là một quan tài bằng đá đen to tướng sau hàng rào inox, trông lạnh cả người.
Có thể bỏ qua chỗ này. Thật ra các bạn tour dắt chúng tớ đến đây để ăn trưa là chính.

Ngay gần đó là Càn lăng (mộ Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông). Bà Võ Tắc Thiên cũng không ưa SV, mà vé thì đắt, những 70Y. Cửa vào nằm ở đoạn giữa một con đường rộng, dài đến cả cây số, hai bên là hai hàng thông thẳng tắp và hai dãy tượng đá. Một đầu con đường dẫn xuống lưng chừng núi thì cắt cụt, nhìn xuống thung lũng phía dưới, đầu kia dẫn lên một ngọn núi, là mộ Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông.
picture.php


Chúng tớ thơ thẩn đi dọc con đường, nắng quá nên chui vào sau hàng thông, và nhìn thấy nhà dân bên cạnh. Mái ngói, cửa ra vào che vải, những cái chậu tráng men, ớt khô phơi bên hiên nhà... như xem phim về thời cách mạng văn hoá.
Đến chỗ có hai cái tháp to tướng, chỗ “7 e-le-phần” như imim nói, chả tìm thấy e-le-phần, các bạn tranh thủ dang chân dang tay chụp ảnh.
picture.php


Trên đường về, chúng tớ ghé vào một nhà trồng táo bên đường. Ngay từ lúc đi, ngang qua những vườn lê, táo trĩu quả, chúng tớ đã thèm lắm rồi. Chiến lợi phẩm sau một hồi vừa hái vừa ăn là 7kg cả nho, lê, táo. Báo hại bạn bétý hôm sau lặc lè vác lên tàu.
picture.php


Gần 5h thì xe đến cổng chùa Pháp Môn.
picture.php


Vừa lúi húi chui ra khỏi xe, thấy một bạn Tàu chạy đến gần, rồi quay lại hò hét ó với bạn gác cửa tít đằng xa. Đang ngơ ngác tưởng... oánh nhau, thì thấy mấy bạn đi trước cũng hò hét và ù té chạy vào cổng. Tớ cũng ù té chạy theo. Hoá ra không phải oánh nhau, mà là bạn Tàu ấy bảo bạn gác cửa đừng đóng cửa, cho chúng tớ vào nốt.
Chùa Pháp Môn rất rộng và đẹp, và cũng thu tiền, 28Y. Nhưng SV đi lễ chùa thì được giảm một nửa. Đầu tiên là một cái tháp, thấy bảo là nơi lưu giữ ngón tay của Đức Phật. Không được chụp ảnh ở bên trong tháp.
Đi qua một dãy hàng lang treo đèn lồng đỏ là vào sân sau. Hôm đó là rằm Trung thu, sân chùa đang bày lễ để tối cúng rằm.
picture.php


Vì chúng tớ đến muộn nên chùa chính đã đóng cửa, ở trong có mấy bức tượng Phật rất to, chỉ kịp ngó ngó qua cửa. Lang thang trong sân chùa, chụp ảnh, ngồi chơi, chúng tớ lại là những người khách cuối cùng rời chùa.

Tối về trung tâm Tây An, kéo nhau ra chợ Hồi. Đến hàng này thì mắt mũi ai cũng sáng rực.
picture.php


Đoán rằng đấy là mỳ, 7 bạn đánh liều mua 2 bát, vừa đi vừa xì xụp làm các bạn Tàu cứ trố mắt nhìn.
picture.php


Lướt qua hàng bánh, hàng lẩu, hàng đồ nướng... cái gì cũng muốn thử. Sau một vòng chợ, các bạn hạ cánh ở một hàng lẩu. Thịt, rau, nấm... nhúng lẩu được xiên vào từng que. 7 bạn ăn xong đứng dậy, bó que dưới chân đủ để làm một cái chổi. Xong là hỉ hả ra về, kết thúc một ngày bằng một bữa no.
 
picture.php


Ra khỏi cửa rồi, em Aimee mới kể chuyện trước đây mộ đắp đất, có cô gái xấu xí đến vật lộn than khóc với Dương Quý Phi, sau một đêm lấm lem bụi đất đã trở nên xinh đẹp. Từ đó nhiều người đến đây lấy đất bôi lên mặt để cho xinh đẹp làm mộ cứ nhỏ dần, nhỏ dần, nên sau này phải xây bằng ximăng. 9 gái ngẩn người tiếc vì không xoa cái ụ ximăng ấy, nhưng rồi tự bảo nhau: Mình là mình không bon chen ba cái chuyện nhan sắc tầm thường này nhé, vì... có giai ngắm đâu mà phải bon chen :(

Hì mình bảo các bạn rồi, đừng có tiếc, chả biết xoa lên cái ụ xị măng đó có xinh đẹp lên tẹo nào không mà về lại viêm cánh như Dương Quý Phi rồi phải xây Hoa Thanh Trì để tắm suốt ngày thì toi =))
 
Bạn Aui chạy nhanh quá làm mình phải cưỡi ngựa đuổi theo đây này ;)

Phải đấy, bạn Ayui làm gì mà như ngựa lồng ở thảo nguyên thế? Chốn văn hóa là thế mà bạn phi nước đại làm sóc tưng cả lên rồi đây này =))
 
Khu lăng mộ Hán Vũ Đế có kiến trúc vững chãi, cả bọn hì hục leo lên đến chỗ cao nhất, xung quanh toàn các bạn Tàu xí xố xì xộ, chắc cũng chả biết mộ Hàn Vũ đế nằm đâu nên lúc thì thấy đứa chỉ sang quả đồi bên trái, lúc lại thấy đứa chỉ sang quả đồi bên phải :D. Cái lúc này cần em hướng dẫn thì chả thấy bóng em đâu, lúc không cần thì em lại cứ giảng giải, bắn pằng pằng như liên thanh vào tai, đến khổ :(

Trời nắng chang chang mà bạn H cũng theo chân các bạn Tàu leo tiếp lên quả đồi trước mặt :LL
picture.php


Em nghĩ chả tội gì leo cho mệt, đứng đây ngó nghiêng là đủ rồi, một lúc sau thấy chị Tờ báo cáo là mộ nằm ở quả đồi này cơ :)

picture.php
 
Càn Lăng

Điểm đến tiếp theo là Càn Lăng - nơi có mộ vua Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng đế Võ Tắc Thiên. Càn Lăng có 3 điểm đặc biệt mà không một ngôi đế lăng nào có được; Thứ nhất, đây là lăng mộ duy nhất trong lịch sử Trung Hoa và cả thế giới hợp táng hai vị đại Hoàng đế có quốc hiệu khác nhau (Lý Trị là hoàng đế Đại Đường và Võ Tắc Thiên là hoàng đế Đại Chu). Thứ hai, Càn Lăng là lăng mộ của nữ hoàng đế duy nhất Trung Hoa. Thứ ba, Càn Lăng là lăng mộ duy nhất trong quần thể 18 lăng mộ nhà Đường chưa bị khai quật vì cấu trúc quá kiên cố.

Trong Càn Lăng có gì?
- sưu tầm-

Tháng 7 năm 1971, Mỹ phóng thành công phi thuyền Apollo. Khi bay vào quỹ đạo của mặt trăng, một nhà du hành vũ trụ nhìn về trái đất đã phát hiện phía nam Vạn Lý Trường Thành có 9 đóm đen khả nghi. 9 đóm đen sắp xếp theo hàng ngang và đóm sau cùng là lớn nhất. Nghi ngờ đó là nơi chứa vũ khí bí mật nên lập tức các phi hành gia chụp ảnh và gửi về Washington. Trong thời gian đó đang diễn ra chiến tranh lạnh, quan hệ của Mỹ và Trung Quốc vô cùng gay gắt nên các thông tin đều được bảo mật. Sau đó, năm 1981, một phi hành gia người Mỹ đến Trung Quốc trong chuyến du lịch, ông quyết định tìm 9 điểm đen trên ở cao nguyên Vị Bắc và kết quả làm ông vô cùng ngạc nhiên. Thì ra đó không phải là nơi cất giấu vũ khí bí mật hay bệ phóng gì mà chính là quần thể những ngôi đế lăng thời Hán Đường. Ngôi mộ cuối cùng và là ngôi sáng nhất mà các phi hành gia Mỹ nhìn thấy chính là Càn Lăng – Lăng mộ của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông Lý Trị.

Sở dĩ lăng mộ trên được gọi là Càn Lăng là vì từ thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân, hoàng đế các đời đều tuân theo nguyên tắc “Dĩ sơn vi lăng” nên các ngôi mộ đế vương đều có thế dựa lưng vào núi. Càn Lăng là ngôi mộ quy mô nhất nằm trên vùng núi Lương Sơn, phía tây cao nguyên Vị Bắc, thuộc hướng Tây Bắc thành Trường An. Hướng Tây Bắc thuộc cung Càn (hay Kiền) nên đây được gọi là Càn Lăng. Tuy nhiên, điều làm cho nhà du hành người Mỹ ngạc nhiên là vì sao những ngôi mộ này lại xuất hiện trước ống kính của phi thuyền trong vũ trụ cách xa trái đất đến hàng vạn dặm? Có người cho rằng lăng mộ của Võ Tắc Thiên có phần giống lăng của Tần Thủy Hoàng với những dòng chảy thủy ngân bên trong nên mới xuất hiện đóm đen. Ý kiến khác lại cho rằng trong lăng mộ có quá nhiều vàng bạc và châu báu làm phát sáng nên xuất hiện trong ống kính của phi thuyền xa hàng vạn dặm. Có thật như thế không?

Theo giới nghiên cứu thì nhà Đường là triều đại phát triển cực thịnh của Trung Hoa cổ đại. Tiếp nối là Đại Chu do nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên trị vì cũng phát triển không kém. Cho nên việc suy đoán, trong Càn Lăng có nhiều châu báu là hoàn toàn có lý.

Mặt khác, theo lời nhà văn hóa lỗi lạc Trung Hoa Quách Mạt Nhược thì trong Càn Lăng chắc chắn có nhiều thư tích, bích họa, thư pháp và nhiều ngọc ngà châu báu. “Nếu khai quật Càn Lăng, không biết chừng sẽ có thể thấy được 100 quyển Thùy củng tập và 10 cuốn Kim luân tập của Võ Tắc Thiên, hoặc có cả họa tượng của Võ Hậu, bút tích của Thượng Quan Uyển Nhi.”. Trong cuộc đời trị vì, Võ Tắc Thiên đã “gây ra” không biết bao nhiêu sự ghen ghét của người đời, chắc chắn bà có rất nhiều tâm sự. Bà có viết lại trong hai cuốn là Thùy củng tập và Kim luân tập, tuy nhiên, khi bà băng hà thì không ai tìm thấy hai tập sách trên. Quách Mạt Nhược nhận định rằng hai cuốn ấy “đang nằm cùng chủ nhân trong Càn Lăng?”

Ngoài ra, cũng không tìm thấy tập thư pháp Lan Đình tự. Tập Lan Đình tự nổi tiếng của thánh thủ Vương Hy Chi, là tập sách mà vua cha Lý Thế Dân cực kỳ yêu thích, có di chiếu là phải đặt tập thư pháp này nằm theo Thiệu Lăng (Lăng của Lý Thế Dân). Nhưng khi khai quật Thiệu Lăng, không ai phát hiện có Lan Đình tự. Trong khi đó, Đường Cao Tông Lý Trị cũng cực kỳ mê thư pháp, thư họa…và cũng có di chiếu là mang tất cả các thư pháp thư họa mà ông thích xuống mồ. Có lẽ Lan Đình tự đang nằm cùng ông chăng?

Một câu hỏi khá hay đặt ra là hiện tại trong Càn Lăng có khoảng bao nhiêu châu báu? Theo giáo sư Lưu Hậu Tân – người nghiên cứu lịch sử Trung Quốc lâu năm cho biết, nhà Đường là triều đại phát triển cực thịnh. Sinh hoạt của các vị vua trong thời đại này cũng thoải mái và xa xỉ hơn nhiều đời khác, do đó, số châu báu được bồi táng theo chắc chắn sẽ nhiều hơn. Một phép tính nhỏ được ông thực hiện là nếu lấy khoảng không gian nơi đặt quan tài của Càn Lăng là 5.000 mét khối, theo cách tính thông thường đồ bồi táng theo là ¼, do đó, thể tích của đồ bồi táng lên đến khoảng 1.200 mét khối. Ít nhất cũng…500 tấn (!).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,672
Bài viết
1,134,973
Members
192,355
Latest member
Nguyenvantung99
Back
Top