What's new

Cuba

Thấy có bạn muốn tìm hiểu về Cuba mình mới nhớ ra mình cũng đã đặt chân đến, vội dùng anh gú gồ tìm lại bài viết lúc trước đăng trên báo Thanh niên đăng lại ở đây nhưng có kèm theo nhiều ảnh hơn và cả Behind the Scene cũng như các thông tin đi đứng cho bà con lượt phượt

http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178225&ChannelID=100

-----------------------------------------------------------
CUBA


Cuba, đảo quốc vùng Caribbean nằm ngay sát Mỹ, chỉ cách mũi Key West ở Florida mấy chục hải lý, đã từng một thời là thuộc địa của Mỹ, nhưng kể từ khi giành độc lập năm 1959 đến nay, trải qua bao biến cố vẫn đứng vững độc lập. Tôi nhớ trong các bài học khi xưa, Cuba chính là một trong những tiền đồn xã hội chủ nghĩa quan trọng, chiến trường của cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa, suýt nữa đưa cả thế giới đến chỗ có thể diệt vong với cuộc chiến tranh hạt nhân. Chuyện oái oăm, trái khoáy là ngay trên đất Cuba lại có căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ hải quân Guatanamo, nổi tiếng thế giới với các trại giam giữ không tuân thủ theo Hiệp định Geneva, tù binh chiến tranh vùng vịnh, (tù binh Afghanistan, Iraq), các phần tử khủng bố được đưa lên các chuyến bay bí mật về giam cầm ở đây. Theo bản khế ước có nguồn gốc từ cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha được ký kết từ năm 1903, Mỹ được toàn quyền sử dụng vùng đất này cũng như không phận và hải phận. Mỗi năm chính phủ Mỹ vẫn ký một tờ séc khoảng $4000 để trả tiền thuê đất cho căn cứ rộng 116 cây số vuông này cho một năm. Từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, Cuba hoàn toàn không lĩnh số tiền đó vì không công nhận khế ước thuê đất đó với lý do vi phạm Hiệp ước Vienna. Những tờ séc trả tiền thuê đất vẫn gửi đi đều đặn để rồi nằm yên lắng bụi trong một ngăn kéo nào đó, nhưng khu đất Mỹ thuê vẫn tồn tại đó trên đất Cuba. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, căn cứ hải quân trên ngoài ý nghĩa chính trị, không có giá trị mấy về mặt chiến lược, quân sự và kinh tế vì chỉ cách Mỹ có mấy chục dặm, nằm ngay sát các căn cứ khác của Hoa Kỳ, trong khi chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. Mỗi năm chính quyền Hoa Kỳ phải tiêu tốn một khoản ngân sách lớn để bảo trì căn cứ này. Nghe nói lúc trước nước sinh họat ở đây phải nhập khẩu từ Jamaica và được chở đến bằng xà lan hàng tuần để đổ đầy những bể chứa, mọi người phải dùng nước theo chế độ tiết kiệm khẩu phần sau khi Fidel Castro cho cô lập căn cứ, biến thành một khu vực chết, không người ở, không điện nước sinh hoạt. Ngày nay, căn cứ có hệ thống độc lập xử lý nước biển thành nước ngọt, trị giá nhiều triệu đô la, một trạm sản xuất điện bằng sức gió mới được xây dựng bên cạnh một trạm sản xuất điện chạy dầu diesel. Ngoài ra, thậm chí còn có một tiệm bán đồ ăn nhanh McDonald và một tiệm Subway để phục vụ lính Mỹ trong trại. Đây cũng là hai cửa hàng bán đồ ăn nhanh (fastfood) duy nhất ở Cuba. Để đi thăm quan căn cứ du lịch này không phải dễ vì nó nằm ở tận cùng phía Đông Nam của Cuba, người dân Cuba không được phép đến đây, ngoài những người có hợp đồng lao động từ trước năm 1959 và hàng ngày được chở từ nhà vào trong căn cứ qua hàng chục trạm kiểm soát của hai bên. Cho đến thời điểm hiện tại 2006, chỉ còn hai người Cuba làm việc tại căn cứ này. Hàng ngày vẫn có một chiếc xe bus chạy từ căn cứ ra có một nhiệm vụ duy nhất là chở hai công dân mang quốc tịch Cuba vào căn cứ đi làm cho Mỹ. Chiếc xe bus phải chạy bao cây số, qua một hàng rào bằng cây xương rồng nổi tiếng thế giới, từng được ví với bức tường Berlin, qua một khu vực người không được phép ở và là bãi mìn lớn thứ hai trên thế giới để vào làm việc trong khu vực do Mỹ kiểm soát này. Dân du lịch muốn đến tham quan phải mang hộ chiếu để xuất trình tại các trạm kiểm soát, rồi chỉ được phép đứng từ xa, trên một đài quan sát dùng ống nhòm nhìn vào căn cứ Guatanamo mà thôi. Nghe nói có một khách sạn ở gần căn cứ, có thể nhìn thấy rõ sinh hoạt trong căn cứ nhưng muốn đến phải qua thêm vài trạm kiểm soát gắt gao hơn, và phải có giấy chứng nhận đặt phòng từ trước và vẫn có thể bị từ chối không cho đến ở khách sạn.


Hiện tại, về mặt luật pháp Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba và công dân Mỹ không được phép đến Cuba đầu tư cũng như du lịch. Tuy nhiên trên thực tế khi tôi tìm hiểu về du lịch Cuba thấy có một số tour du lịch Cuba trực tiếp từ Mỹ nhưng giá tour rất đắt để lấy giấy phép đặc biệt, hoặc đóng tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, quỹ thiện nguyện nhà thờ, v…v. Một số người Mỹ gốc Cuba cũng được phép về thăm Cuba, và cũng đã có một số chuyến bay hợp đồng, bay thẳng từ Florida đi Cuba. Ngoài ra, dân Mỹ muốn tò mò đi Cuba thường đi qua nước thứ ba như Mexico, Canada hoặc các nước thuộc vùng biển Caribbean để đến Cuba. Cuba cấp chiếu khán (visa) rời với giá 15 peso chuyển đổi (Cuban Convertible Peso), khoảng 15 Euro hoặc US$20, ngay tại cửa khẩu và không đóng dấu vào hộ chiếu để hy vọng thu hút thêm dân du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đảo quốc đang bị cấm vận này. Ngay trên chuyến máy tôi đi có khá nhiều người Mỹ đến từ Boston, Chicago, Detroit, có cả một đoàn dân chơi motor thuộc Hell Angles phân nhánh Virginia.

Cuba là một đất nước đẹp, khí hậu tuyệt vời. Tôi đến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, thời điểm bắt đầu mùa khô. Thời tiết ấm, hoàn toàn không có cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới, buổi sáng và buổi chiều mát mẻ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 25 độ C, giữa trưa vẫn có những cơn gió biển mát mẻ thổi vào xua đi cái nóng do ánh nắng chói chang của mặt trời.

Kiến trúc của Cuba pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Liên Xô. Những tòa nhà với kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa TâyBan Nha cầu kỳ, kiểu cách được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ bên cạnh những tòa nhà thiết kế kiểu hình hộp vuông như những bao diêm để chồng lên nhau được xây dựng với kết cấu bê tông đúc sẵn. Ngoài ra, cũng có một số nhà kiểu Mỹ đặc biệt là nhà gỗ kiểu Mỹ ở một số vùng của Cuba như Matanzas, Varadero.

Cơ sở hạ tầng đường xá ở xung quanh thủ đô Habana có thể nói khá tốt trong hoàn cảnh bị cấm vận, đường cao tốc cho phép chạy 100km/h. Từ xa nhìn vào thủ đô Havana trông cũng tráng lệ không khác gì các thành phố phát triển khác của Mỹ hay phương Tây. Tuy nhiên đường xá đi các tỉnh khác có vẻ xuống cấp, khá nhiều ổ gà, ổ voi trên đường. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và thường chở kín người. Ngoài ra, còn có một loại xe đại xa giống như super bus ở phương Tây, toa chở khách đượcthiết kế dài như tàu hỏa và được kéo bằng một đầu kéo Kazma của Đông Đức cũ. Một điều kỳ thú ở Cuba là có rất nhiều xe hơi cổ của Mỹ như Ford, Chevy, có những chiếc được sản xuất từ đầu thế kỷ, chiếc mới nhất chắc cũng được sản xuất trước cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Tất cả những chiếc xe hơi Mỹ cổ lỗ này vẫn đang chạy ngang dọc Cuba ngày hôm nay trong tình trạng tốt, nhiều chiếc được bảo dưỡng tốt đến nỗi như chúng vừa xuất xưởng ngày hôm qua vậy. Nhiều chiếc được dùng làm taxi. Bên cạnh đó có nhiều xe hơi của Nga và Đông Âu như Lada, Vonga ( Liên Xô), Skoda ( Tiệp Khắc), Kazma (Đông Đức), xe máy có Minsk ( Liên Xô), ETZ ( Đông Đức), v…v. Các xe hơi đời mới hiện đại phần lớn của Hàn Quốc như Huyndai, một số xe của châu Âu như Fiat, Renault, Peugeut. Tôi có gặp một đoàn xe Mercedes đời mới được chạy hộ tống bởi xe cảnh sát chạy đến khu khách sạn nghỉ mát 5 sao ở Varadero. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân Cuba, xe ngựa kéo, xích lô người đạp, cũng như xích lô gắn máy, xe máy ôm vẫn đóng vai trò quan trọng như phương tiện giao thông công cộng chính yếu của người dân Cuba. Taxi chỉ dành cho dân du lịch. Hiện tượng, người dân đứng vẫy xe dọc đường rất phổ biến ở Cuba.
 
Cám ơn bạn Netwalker đã cho chúng ta được biết những hình ảnh thật về Cuba.
Nhìn hình mà thấy thương cho dân Cuba: lạc hậu sau thế giới hàng 50 năm. Bạn Netwalker ơi! Nước mía của họ "có người lái" nghĩa là có đá lạnh không? (Thời bao cấp ở ta, phở mậu dịch bán nếu có thịt thì gọi là "có người lái", còn không có thì gọi là "phở không có người lái").
Cũng nhìn mà thấy mừng và vui cho dân ta: đã từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp để chuyển sang kinh tế thị trường. Mới chỉ có "đổi mới" hơn 20 năm thôi mà chúng ta đã không quá lạc hậu so với thế giới. Thế nên các phượt nhà ta mới có điều kiện (kinh tế, phương tiện...) để đi lang thang khắp chốn.
 
Last edited:
Em bí mật thò cái máy ảnh bé xíu xuống dưới, chụp chộm quả này. Ý định chụp cả hai cô gái ngồi cạnh không thành, chỉ thấy cái bụng bự của mình, may mà dính được một cô xinh đẹp kề bên:

DSC00663.jpg


Đẹp đấy chứ, mấy cô nữ sinh Cuba. Dù sao cũng là hàng chọn, dẫu chưa phải là hàng "tuyển".

Ở Cuba có luật: Tất cả các xe công đều phải cho dân chúng đi nhờ xe, nếu đi cùng tuyến đường. Miễn phí!

Ai cũng có quyền làm thượng đế vì xe "biển xanh" phải phục vụ nhân dân. Nếu từ chối, sẽ bị ghi số và sẽ có người tới "làm việc".

Các bác tài cứ phải nhẫn nại làm thôi, dù gặp người đẹp hay bà béo phị hôi mù. Nhưng các bác ý luôn ý thức được tinh thần lấy của công phục vụ nhân dân. Chưa thấy ai càu nhàu về chuyện này.

Nhưng xe tư nhân biển trắng và các loại xe biển vàng, biển đỏ biển đen khác (công an, bộ đội, nước ngoài...) không nhất thiết phải cho đi nhờ.

Cái này với họ là tùy hỉ, và đã tùy hỉ thì có quyền kén cá chọn canh.

Hôm ý em đi xe biển tư nhân, nên chạy chầm chậm chọn mãi, thấy mấy cô này đèm đẹp, bèn de xe lại, mời lên... cho đi nhờ, haha...

Hơi ngại ngần một lúc, rồi các cô ý cũng lên...

Nhưng chả được tích gì, tiếng Tây Bán Nhà thì ú ớ, hỏi một thì các cô này vô tư giả nhời mười, líu lo mà nhanh như bắn súng, rốt cuộc, chỉ nhe răng ra làm hàng.

Đã mất công cho đi nhờ lại phải mất công nghe nhạc hiệu đoán chương trình, nhe răng ra cho phù hợp tìn huống.

Đi chứng hai chục cây, các cô ấy xuống.

- Gở Rát Xì À (Cám ơn)- các cô ý nói khi bước xuống.

Em luống cuống, cũng: Gờ Rát Xòa.

Chỉ là phản xạ, nhưng cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài vài câu học lỏm. Các cô ý nhoẻn cười, rất tươi. Cho đi nhờ, lúc xuống lại cám ơn, chắc là thoát một cái gì nặng nề lém.

Phương tiện giao thông công cộng không nhiều. Những chiếc xe bus như những con quái vật to đùng, cũ kỹ, chạy bằng dầu, xả khói mù mịt.

Chả ai quan tâm vì đã quen. Người ta xếp hàng dài, nhưng trật tự, nhanh chóng lên xuống xe theo cửa. Xe chạy ra ngoại thành thì cũng bình thường, không khói mấy khi chạy nhanh:

PICT0040.jpg


Nhưng trong trung tâm thì nhiều lúc cũng kinh thật.

Xebus-1.jpg


Taxi thì rất vui mắt, trông như con bọ dừa màu vàng ươm. Ba bánh, ba chỗ, lái ngồi trước, hai ghế khách ngồi sau. Taxi tư nhân, kiểu như HTX, mời chào cũng vui.

- Cây Già Đít Xệ, Xinh Nho Rít Ta (Đường 16, thưa cô) - Em phang câu tiếng bồi đã học thuộc lòng để gọi taxi đến khu có nhiều người Việt.

Taxiconra.jpg


Cái cô tài xế sáng mắt lên, cười nói bi vô, nói to và dài, dù khách chả hiểu gì. Người Cuba cực nhiệt tình, đặc biệt nếu biết khách là VN. Họ có tình cảm rất đặc biệt, rất quý...

Chạy phành phạch một hồi nghiêng ngả (giảm sóc băng lò so, nên nghiêng như xe LaDalat ở mình), lạng lách ra phết, bỗng xe khự lại, tịt.

Cô này bảo bọn em xuống, móc dưới ghế xe lên một chai nước suối, nước vàng vàng: Xăng! Cổ ấy nói loằng ngoằng gì đó, chắc là thanh minh, rồi đạp nổ cái xoẹt, lại vi vu ngay...

Xe lôi, một thứ xích lô rất phổ biến ở các đô thị Cuba, rất nhiều tại trung tâm La Habana:

Xebabnhvtaxi-1.jpg


Cái này tiện, đỗ cả bến như bến xích lô ở mình, gác chân chờ khách. Cái khó là không biết tiếng, nên khó dùng.

Cao cấp là loại xe ngựa, có nhiều ở trung tâm. Xe rất đẹp, đi rất oai, nhất là những khu vực đông xe.

Xengatrongthnhph-1.jpg


Phần lớn dân chúng dùng "taxi mù", loại xe cổ, cũ, nổ to, khói nhiều, chở bao nhiêu người cũng được, chen chúc nhiều khi hơn nêm.

Loại này đi theo lộ trình, đồng giá mỗi lúc quẹo :)):

P1040064.jpg


Tức là lên xe cứ chạy thẳng là một giá. Nếu xe quẹo vào đường nào (theo lộ trình) là bắt đầu tính giá lên một lần. Nhưng giá cũng khả rẻ, chỉ khoảng vài peso cho mỗi lẫn quẹo...

Ở mỗi ngã tư, có rất nhiều người đứng chờ xe. Xe được chờ nhất là xe "biển xanh", cứ việc ra hỏi về đâu, nếu cùng đường với mình là nhảy lên chễm chệ. Nếu không thì chờ xe bus, taxi mù...
 
Cuba là thiên đường của xe cổ và xe cũ. Không ở đâu nhiều như vậy và cổ như vậy. Nhưng người ta có vẻ không bận tâm "độ" mấy, mà chỉ tận dụng những chức năng còn lại của nó.

Những chiếc xe cổ cong đuôi làm taxi:

P1040196.jpg


Hay để trong vườn nhà như một vật bảo tồn bảo tàng:

Xehiloinycnrtnhiu-1.jpg


Những chiếc Zil ba cầu thời Liên Xô cũ nay được dùng như xe chở du khách dạo chơi trong rừng:

XeZillmdulch.jpg


Của này hiếm, mấy chú du khách phương Tây cực khoái, lượn lờ xem chán chê, lật cả capô ra ngắm nghía. Còn ngồi trên xe thì khoái chí hò hét liên tục:

DSC00981.jpg


Những con đường rừng được giữ nguyên, lầy lội, nghiêng ngả, tạo ra cảm giác mạnh cho du khách:

DSC00984.jpg


Xe cũ thì hay hỏng. Bất kể chỗ nào cũng có thể "ngả bàn đèn" ra sửa, kể cả ngay giữa đường, trong khu trung tâm, nơi đông du khách. Dầu mỡ toé loe, đục đẽo rầm rầm. Vô tư đê:

Saxengaytrnngph-1.jpg


Cái lạ là cái thú. Du khách tại khu trung tâm cũng được xem các cảnh sinh hoạt thật:

TrnphtrungtmLaHabana-1.jpg
 
Bác Dudi vừa đi Cuba về ạ :)

Cái xe cũ đó không phải là để làm bảo tàng đâu bác. Em đoán chủ nhân của nó chưa có tem phiếu tiểu chuẩn để mua lốp (vỏ) và mấy cái vỏ cũ đó chắc hỏng tanh và mòn hết vải cho nên không có thể đắp lại vỏ được nữa.

Mấy em Cuba xinh tươi rất yêu Việt nam, bác chỉ cần mời đi chơi làm bạn nhậu, mấy em này uống tĩ tã, rất chi là giỏi vì vậy tửu lượng của anh em mà không cao chắc là ........sau chầu nhậu chỉ còn nằm xem menu =))

Nếu sang hơn bác đưa em nó đi chơi ăn nghỉ ở Varadero chỉ cách Havana 100km giống như chạy Saigon - Vũng Tàu vậy là thiên đường hạ giới rồi =)) Chi Phí ăn nghỉ một tuần, ăn chơi thoải mái là $200. ( một tuần nhé bác, chứ không phải một đêm :)) )
 
@ Lét Uộc Cờ, Anh Già: Em đã khai chuyện ý ở đây rùi ạ:

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=1418&page=3

Nhân tiện cho em spam hỏi tý (nếu không phải xin bỏ qua):

Em thấy ảnh bác Cờ wen wen, có phải bác tên là TVA không? Em cũng wen một bác giống vậy, làm nghề ảnh, nhưng đi Mỹ lâu gồi. Nếu đúng thì bác là thầy em ạ.

Còn bác AG thì hình như ở từ lò Kharkiv? Cũng thấy wen lém ạ.

Cái đoạn Varadero sẽ kể sau ạ. Cơ mà sẽ không kể hết... =)), giống như các bác từng bẩu: tự đi mà chải nghiệm nhá!
 
BG trả lời "bé Dudi" cho: đúng đó, 2 mình cùng thầy :p. BG dọi bé Dudi là đại ca nha... Lúc đi chơi sư phụ có nhắc bé đại ca Dudi mấy lần á...

AG thì nghe đồn bị gái Nga đuổi qua Canada...từ chỗ nào của Nga thì Bg không biết :p
 
2 mình cùng thầy :p. Lúc đi chơi sư phụ có nhắc bé đại ca Dudi mấy lần á...

Chùi, được sư phụ nhớ tới là vinh hạnh cho em lém gồi.
15 năm trước, vào năm 1993, sư phụ Uộc Cờ dạy em chụp ảnh ạ. Loẹt quẹt được một tý, sư phụ biến mất, thẻo nào bi gờ chình em của em vưỡn vậy, chỉ còn nhớ lời thầy là khi nào muốn chụp thì phải vặn sang P, hehe...

Nay lại có Bagai nhựn làm muội nữa thì thích quá chời!

----
Ở trung tâm thì có cái nhà Capitolio này:

DSC00850.jpg


Ở khu phố cổ thì có cái nhà thờ này, to và cổ kính nhất La Habana:

Cuba9.jpg


Nó có vẻ được làm theo kiểu Tây Bán Nhà. Mặt xiền thì thế thôi, chỉ là làm hàng, theo kiểu õng ẹo lượn lờ. Hai cái tháp hai bên không giống nhau, dù thoạt nhỉn có vẻ rất giống.

Kiểu Tây Bán Nhà là quảng trường cứ phải là quây kín như cái sân, chứ không làm theo kiểu Ý Đại Lợi là mở ra ít nhất một phía.

Mà kiểu Tây là phải có hành lang rộng, với hàng cột, mái hiên, che nắng cho nó mát:

P1030706.jpg


Phố cổ là những con đường hẹp với những dãy nhà cũ, không cây cối gì cả, nắng vỡ đẩu lúc trưa. Bóng mát chỉ đổ từ các toà nhà:

P1040194.jpg


Khu nhà này nằm trên đại lộ chính của khu phố cổ, trông giống như thời thực dân mới đổ bộ:

DSC00796.jpg


Trinidad, một thành phố cổ trên núi, ở miền trung Cuba có cái nhà thờ được coi là cổ nhất:

P1040352.jpg


Và những tháp chuông có lẽ có từ thời trung cổ cũng nên:

DSC00948.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,210
Members
192,505
Latest member
lblmarketpro23
Back
Top