What's new

Cuba

Thấy có bạn muốn tìm hiểu về Cuba mình mới nhớ ra mình cũng đã đặt chân đến, vội dùng anh gú gồ tìm lại bài viết lúc trước đăng trên báo Thanh niên đăng lại ở đây nhưng có kèm theo nhiều ảnh hơn và cả Behind the Scene cũng như các thông tin đi đứng cho bà con lượt phượt

http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178225&ChannelID=100

-----------------------------------------------------------
CUBA


Cuba, đảo quốc vùng Caribbean nằm ngay sát Mỹ, chỉ cách mũi Key West ở Florida mấy chục hải lý, đã từng một thời là thuộc địa của Mỹ, nhưng kể từ khi giành độc lập năm 1959 đến nay, trải qua bao biến cố vẫn đứng vững độc lập. Tôi nhớ trong các bài học khi xưa, Cuba chính là một trong những tiền đồn xã hội chủ nghĩa quan trọng, chiến trường của cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ với đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tên lửa, suýt nữa đưa cả thế giới đến chỗ có thể diệt vong với cuộc chiến tranh hạt nhân. Chuyện oái oăm, trái khoáy là ngay trên đất Cuba lại có căn cứ quân sự của Mỹ, căn cứ hải quân Guatanamo, nổi tiếng thế giới với các trại giam giữ không tuân thủ theo Hiệp định Geneva, tù binh chiến tranh vùng vịnh, (tù binh Afghanistan, Iraq), các phần tử khủng bố được đưa lên các chuyến bay bí mật về giam cầm ở đây. Theo bản khế ước có nguồn gốc từ cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha được ký kết từ năm 1903, Mỹ được toàn quyền sử dụng vùng đất này cũng như không phận và hải phận. Mỗi năm chính phủ Mỹ vẫn ký một tờ séc khoảng $4000 để trả tiền thuê đất cho căn cứ rộng 116 cây số vuông này cho một năm. Từ khi Fidel Castro lên cầm quyền, Cuba hoàn toàn không lĩnh số tiền đó vì không công nhận khế ước thuê đất đó với lý do vi phạm Hiệp ước Vienna. Những tờ séc trả tiền thuê đất vẫn gửi đi đều đặn để rồi nằm yên lắng bụi trong một ngăn kéo nào đó, nhưng khu đất Mỹ thuê vẫn tồn tại đó trên đất Cuba. Theo một số tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, căn cứ hải quân trên ngoài ý nghĩa chính trị, không có giá trị mấy về mặt chiến lược, quân sự và kinh tế vì chỉ cách Mỹ có mấy chục dặm, nằm ngay sát các căn cứ khác của Hoa Kỳ, trong khi chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. Mỗi năm chính quyền Hoa Kỳ phải tiêu tốn một khoản ngân sách lớn để bảo trì căn cứ này. Nghe nói lúc trước nước sinh họat ở đây phải nhập khẩu từ Jamaica và được chở đến bằng xà lan hàng tuần để đổ đầy những bể chứa, mọi người phải dùng nước theo chế độ tiết kiệm khẩu phần sau khi Fidel Castro cho cô lập căn cứ, biến thành một khu vực chết, không người ở, không điện nước sinh hoạt. Ngày nay, căn cứ có hệ thống độc lập xử lý nước biển thành nước ngọt, trị giá nhiều triệu đô la, một trạm sản xuất điện bằng sức gió mới được xây dựng bên cạnh một trạm sản xuất điện chạy dầu diesel. Ngoài ra, thậm chí còn có một tiệm bán đồ ăn nhanh McDonald và một tiệm Subway để phục vụ lính Mỹ trong trại. Đây cũng là hai cửa hàng bán đồ ăn nhanh (fastfood) duy nhất ở Cuba. Để đi thăm quan căn cứ du lịch này không phải dễ vì nó nằm ở tận cùng phía Đông Nam của Cuba, người dân Cuba không được phép đến đây, ngoài những người có hợp đồng lao động từ trước năm 1959 và hàng ngày được chở từ nhà vào trong căn cứ qua hàng chục trạm kiểm soát của hai bên. Cho đến thời điểm hiện tại 2006, chỉ còn hai người Cuba làm việc tại căn cứ này. Hàng ngày vẫn có một chiếc xe bus chạy từ căn cứ ra có một nhiệm vụ duy nhất là chở hai công dân mang quốc tịch Cuba vào căn cứ đi làm cho Mỹ. Chiếc xe bus phải chạy bao cây số, qua một hàng rào bằng cây xương rồng nổi tiếng thế giới, từng được ví với bức tường Berlin, qua một khu vực người không được phép ở và là bãi mìn lớn thứ hai trên thế giới để vào làm việc trong khu vực do Mỹ kiểm soát này. Dân du lịch muốn đến tham quan phải mang hộ chiếu để xuất trình tại các trạm kiểm soát, rồi chỉ được phép đứng từ xa, trên một đài quan sát dùng ống nhòm nhìn vào căn cứ Guatanamo mà thôi. Nghe nói có một khách sạn ở gần căn cứ, có thể nhìn thấy rõ sinh hoạt trong căn cứ nhưng muốn đến phải qua thêm vài trạm kiểm soát gắt gao hơn, và phải có giấy chứng nhận đặt phòng từ trước và vẫn có thể bị từ chối không cho đến ở khách sạn.


Hiện tại, về mặt luật pháp Mỹ vẫn đang cấm vận Cuba và công dân Mỹ không được phép đến Cuba đầu tư cũng như du lịch. Tuy nhiên trên thực tế khi tôi tìm hiểu về du lịch Cuba thấy có một số tour du lịch Cuba trực tiếp từ Mỹ nhưng giá tour rất đắt để lấy giấy phép đặc biệt, hoặc đóng tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, quỹ thiện nguyện nhà thờ, v…v. Một số người Mỹ gốc Cuba cũng được phép về thăm Cuba, và cũng đã có một số chuyến bay hợp đồng, bay thẳng từ Florida đi Cuba. Ngoài ra, dân Mỹ muốn tò mò đi Cuba thường đi qua nước thứ ba như Mexico, Canada hoặc các nước thuộc vùng biển Caribbean để đến Cuba. Cuba cấp chiếu khán (visa) rời với giá 15 peso chuyển đổi (Cuban Convertible Peso), khoảng 15 Euro hoặc US$20, ngay tại cửa khẩu và không đóng dấu vào hộ chiếu để hy vọng thu hút thêm dân du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đảo quốc đang bị cấm vận này. Ngay trên chuyến máy tôi đi có khá nhiều người Mỹ đến từ Boston, Chicago, Detroit, có cả một đoàn dân chơi motor thuộc Hell Angles phân nhánh Virginia.

Cuba là một đất nước đẹp, khí hậu tuyệt vời. Tôi đến vào cuối tháng 11 đầu tháng 12, thời điểm bắt đầu mùa khô. Thời tiết ấm, hoàn toàn không có cái nóng oi bức của vùng nhiệt đới, buổi sáng và buổi chiều mát mẻ, nhiệt độ trung bình ban ngày khoảng 25 độ C, giữa trưa vẫn có những cơn gió biển mát mẻ thổi vào xua đi cái nóng do ánh nắng chói chang của mặt trời.

Kiến trúc của Cuba pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Liên Xô. Những tòa nhà với kiến trúc châu Âu thời kỳ thuộc địa TâyBan Nha cầu kỳ, kiểu cách được xây dựng từ hàng trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ bên cạnh những tòa nhà thiết kế kiểu hình hộp vuông như những bao diêm để chồng lên nhau được xây dựng với kết cấu bê tông đúc sẵn. Ngoài ra, cũng có một số nhà kiểu Mỹ đặc biệt là nhà gỗ kiểu Mỹ ở một số vùng của Cuba như Matanzas, Varadero.

Cơ sở hạ tầng đường xá ở xung quanh thủ đô Habana có thể nói khá tốt trong hoàn cảnh bị cấm vận, đường cao tốc cho phép chạy 100km/h. Từ xa nhìn vào thủ đô Havana trông cũng tráng lệ không khác gì các thành phố phát triển khác của Mỹ hay phương Tây. Tuy nhiên đường xá đi các tỉnh khác có vẻ xuống cấp, khá nhiều ổ gà, ổ voi trên đường. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và thường chở kín người. Ngoài ra, còn có một loại xe đại xa giống như super bus ở phương Tây, toa chở khách đượcthiết kế dài như tàu hỏa và được kéo bằng một đầu kéo Kazma của Đông Đức cũ. Một điều kỳ thú ở Cuba là có rất nhiều xe hơi cổ của Mỹ như Ford, Chevy, có những chiếc được sản xuất từ đầu thế kỷ, chiếc mới nhất chắc cũng được sản xuất trước cuộc cách mạng Cuba năm 1959. Tất cả những chiếc xe hơi Mỹ cổ lỗ này vẫn đang chạy ngang dọc Cuba ngày hôm nay trong tình trạng tốt, nhiều chiếc được bảo dưỡng tốt đến nỗi như chúng vừa xuất xưởng ngày hôm qua vậy. Nhiều chiếc được dùng làm taxi. Bên cạnh đó có nhiều xe hơi của Nga và Đông Âu như Lada, Vonga ( Liên Xô), Skoda ( Tiệp Khắc), Kazma (Đông Đức), xe máy có Minsk ( Liên Xô), ETZ ( Đông Đức), v…v. Các xe hơi đời mới hiện đại phần lớn của Hàn Quốc như Huyndai, một số xe của châu Âu như Fiat, Renault, Peugeut. Tôi có gặp một đoàn xe Mercedes đời mới được chạy hộ tống bởi xe cảnh sát chạy đến khu khách sạn nghỉ mát 5 sao ở Varadero. Trong cuộc sống thực tế hàng ngày của người dân Cuba, xe ngựa kéo, xích lô người đạp, cũng như xích lô gắn máy, xe máy ôm vẫn đóng vai trò quan trọng như phương tiện giao thông công cộng chính yếu của người dân Cuba. Taxi chỉ dành cho dân du lịch. Hiện tượng, người dân đứng vẫy xe dọc đường rất phổ biến ở Cuba.
 
Baxu lúc nào thấy Condor rẻ thì thông báo nhé :D

200$ đi Cuba thì mình cũng đi ngay ;)

Giá toàn khoảng 1000e đúng ko ?
 
Bé Ruri kể chuyện mê tơi, đi uống bia bé ơi. Chú Zum nhấp nhổm nhiều quá nhe, hết Bắc Phi đến Trung Đông rồi còn dòm qua Nam Mỹ nữa. Tội nghiệp cho cái doanh nghiệp nào cưu mang chú, làm mà cái đầu nó ở tận đẩu tận đâu??? Không biết đang ở trên đỉnh núi băng tuyết hay cái sa mạc nóng bỏng nào, hay mơ màng chân dài váy ngắn,....thiệt tội.
Em nghe nói bác Raul sư đệ của Fidel cũng có nhiều cải cách nhưng bị cái chốt chặn của ông anh nên phải tạm thời hoãn binh. Nếu đúng thế thì mừng cho anh em Cuba. Chứ ở ngay sát đại gia mà người dân khổ thế.

Bác Net nhanh chân qua đầu tư đê, để hết cấm vựn rồi thì bác khó địch lại mấy thằng Mẽo lắm. Trông bác phong độ thế kia, chỉ cần ở trần tà lỏn lượn lờ vài vòng là có người quản lý ở Havana liền. :)
 
Baxu lúc nào thấy Condor rẻ thì thông báo nhé :D

200$ đi Cuba thì mình cũng đi ngay ;)

Giá toàn khoảng 1000e đúng ko ?

Đúng đúng, cả chị cả AV cùng kiếm nhá. 200$ chắc khó, nhưng 400$ chắc cũng được nhỉ.

Đi nhanh, kẻo 2-3 năm nữa anh Net anh í đầu tư cao ốc với lại chung cư cao cấp, rồi lại thành Havana mùa nước nổi thì uổng :)
 
Baxu lúc nào thấy Condor rẻ thì thông báo nhé :D

200$ đi Cuba thì mình cũng đi ngay ;)

Giá toàn khoảng 1000e đúng ko ?

Vầng bác nào có thong tin về vé Cuba rẻ cũng thông báo cho tớ vào PM với.

Cách đây độ 2 tháng, tớ có xem vé bay từ London đi La Habana vào dịp Xmas, ~1400 bảng khứ hồi một người, hy vọng đi Cuba tắt phụt.
 
Nhà Toét hình như cũng quan tâm Cuba, nên hiên giờ 4 người sau ở châu Âu nếu có thông tin vé đi Cuba thì ới nhau 1 tiếng nhé :D

- Baxu
- Arvil77
- Zorzo
- Toet

Xmas thì đúng là đắt rồi, cả vùng Caribean chứ ko chỉ Cuba

Max budget của mình là 500€ khứ hồi (gồm khoảng 100€ phải bay đến CDG hay UK) :D

Thấp nhất mới tìm thấy là 800e (c) của Condor bay từ FRA hoặc Air Europe bay từ CDG transit Madrid hoặc Air France từ CDG. Chưa rình kĩ :)

Chắc chọn thời điểm đi đầu mùa hoặc cuối mùa thì mới hi vọng giá rẻ cho vùng đó .

Tớ nghĩ bên UK dễ tìm được vé rẻ
 
Last edited:
... Bé có thông tin vé rẻ từ châu Âu (tốt nhất là từ Paris) thì cho em xin với, đầu năm em làm chuyến...

Cái này đúng là em không bit ạ. Bạn đồng hành lo hết chuyện này ạ, vì có nguyên một đội quân săn vé rất giỏi, em chỉ ới cái là cắp đít đi thôi, chả bit gì.

Em cũng tính đến đường đầu tư vào Cuba trước khi Mỹ bỏ cấm vận đấy chứ vì đất đai nhà cửa ở Cuba rẻ,... Ít nữa khi Mỹ bỏ cấm vận Cuba bảo đảm đất đai lại tăng giá vù vù, các công ty vào khéo lại phải mua lại hệ thống phân phối của mình. Chỉ có điều em cần phải kiếm một cô bé thổ địa nào trông coi công ty ở Havana.

Đầy chất Nghệ như Sư Phò thì lồm cái này thế nào được ạ. Em bit nhỉu trường hợp khôn như Sư Phò tính, rốt cuộc dở khóc dở cười. Thay vì giả nhời vứn đề Sư Phò đặt ra, em kể chiện của em, để Sư Phò có cơ tính tiếp:

"Một sáng sớm mai chúng em cùng đi chơi phố..." (lời một bài hát thời trẻ con), bỗng em thấy sao người ta xếp hàng dài quá chừng. Mà chả thấy vẻ sốt ruột, dù đang mặc đồng phục công ty, thậm chí các loại quân phục. Hàng rồng rắn dài phải đến mấy trăm mét.

Hỏi ra mới biết họ xếp hàng mua kem.

Cây kem bé xíu, cái đen thui, cái xanh xanh đỏ đỏ, ngọt lịm kiểu đường hoá học (là sau này em mới nếm thử).

Đi một đoạn nữa, lại thấy xếp hàng chen chúc đông đúc. Cứ nghĩ mình mà chui vào đó, hẳn sẽ được thưởng thức nhiều thứ mùi mẫn:

P1040223.jpg


Hỏi ra mới biết họ xếp hàng mua vé xem phim, mà từ giữa trưa nắng để coi suất buổi tối.

Cái đầu óc "con buôn" của em bỗng nảy ra tà ý: Về rủ bà con sang đây đầu tư! Gì chứ làm cái xe đẩy với ô dù, tủ kem, chắc cũng kiếm ăn qua ngày được.

Biết đâu, lại có ông bạn nào máu, đấu thầu cái rạp chiếu phim, rồi quảng cáo, PR ỳ xèo lên, chả mấy mà thành Vua Xi nê, hốt bạc như bỡn...

Em tin là đầu óc kinh doanh nhanh nhạy như mình thế này, mài mãi, hẳn cũng có ngày nên kim. Hehe, nhìn là thấy ngay mới là thiên tài có mác TT.

Em quay ngoắt ra hỏi các thổ địa, cứ như là một nhà đầu tư tư bản kếch xù:

- Tôi sẽ mua máy làm kem, xây nhà máy kem vĩ đại, tổ chức hệ thống bán lẻ và hệ thống đại lý bán buôn khắp hòn đảo này... được chứ??

- Oh, được, được...

- Thế tôi sẽ thầu rạp xi-nê... OK? Toàn những nhu cầu thiết yếu cả

- Oh, cũng được, tại sao không!

Em mừng quá. Tự dưng thấy mình thông minh đột xuất. Hehe, đang từ một tay du lịch bụi, tác phong đi đứng của em bỗng oai nghiêm lên hẳn, chân bước như duyệt binh, tay thi thoảng chém gió phần phật...

Phen này ông quyết đi buôn kem, không thì làm chủ rạp xi-nê, mặc kệ ai cứ việc lên vũ trụ...

Em bắt đầu đi hỏi han các chi tiết chung quanh dự án đầu tư nước ngoài của mình, từ việc 100% vốn nước ngoài đến các hình thức liên doanh... thậm chí còn nghĩ đến BOT, hốt bạc rồi phượt tiếp.

- Được, nhưng ông phải liên doanh và chỉ được giữ tối đa 49%, phía Cuba sẽ giữ 51%.

Hơi ngần ngừ tý, rồi em cũng "quyết" luôn, theo tinh thần nhanh gọn, làm ăn là phải "quyết" mới là tay cừ.

- Thế ông định đầu tư bao nhiêu?

- Ah, cái này để bàn thêm, vứn đề là xem xét khả năng của đối tác, điều nghiên thị trường...

Là em nói thế thôi, chứ cũng tính cả. Mấy cái thùng kem thì bi nhiêu đâu, về rủ mấy ông cỡ SónTT hay CVN... bán mấy con máy ảnh, ô tô hùn vào cũng đủ... Hoà vốn, có tý lãi sẽ đem tiền đi phượt tiếp...

Nghĩ đến đó, em chợt nhớ ra và hỏi:

- Thế chuyển lãi về nước tôi thế nào?

- Ừm, ừm... đổi ra CUC (loại tiền chuyển đổi) rồi... tuỳ ông, mang đi đâu thì mang.

Nghĩ đến đây em bèn không dám nghĩ nữa và chột luôn ý tưởng đầu tư đang hừng hực.

Cuba có 2 loại tiền. Peso là loại tiền cỏ, trông xâu xấu như đồng riên của Campuchia, chỉ để mua rau, đi bus hoặc mấy thứ lặt vặt đợpc thôi. CUC là loại tiền đo đỏ, đèm đẹp hơn, gọi là tiền chuyển đổi. Nhưng trên thực tế nó chẳng chuyển được đi đâu.

Lãi giả sử kiếm được, sẽ chỉ lòng vòng quay trên hòn đảo, không đổi được và có mang ra ngoài cũng chỉ như đồ kỷ niệm, như một tờ giấy in đèm đẹp.

Mục tiêu phấn đấu của nhà đầu tư bị thui chột ngay từ đầu.

- Này, các ông cứ vui chơi đi, còn làm ăn nửa mùa thì đừng nghĩ làm gì- Một anh bạn thổ địa nói- Đã từng có các Soái ở Nga (kể ra một loạt tên, Nguyễn Gì Ấy, Trần Gì Đó.... em chả nhớ) đến trước lâu rồi, đến nhìều lần rồi, nghiên cứu chán rồi, lắc đầu rồi, về mất dép rồi. Các ông là cái quái gì...

Những khu đất đắc địa mơ không thấy, những khu villa bỏ hoang phế, rêu phong, những bãi biển đẹp thôi rồi Lượm ơi, nhưng chẳng thấy bóng dịch vụ nào khai thác.

Những khu phố cổ rộng lớn, kẻ ô bàn cờ, chưa thấy bóng đầu tư và bàn tay chăm sóc, cứ sắc sắc không không thế này:

P1040190.jpg


Chả phải của mình cũng thấy sót ruột cho bạn Cuba.

Các bác thợ ảnh ở trung tâm thành phố:

P1040025-1.jpg


Bác thợ thủ công trong xưởng gốm nhỏ:

P1040303-1.jpg


Bác nông dân ở ngoại thành:

PICT0005.jpg


Bác công nhân xưởng in với công nghệ chắc có từ những năm 40 thế kỷ trước:

DSC00884.jpg


Họ nhẫn nại, bình dị và hạnh phúc với niềm vui của mình như cô dâu trước lúc về nhà chồng:

P1040501.jpg


Có thể với sự chuẩn bị còn lúng túng.

Nhưng hẳn đều là niềm vui chung:

P1040507.jpg


Cuba có hệ thống giáo dục, y tế, giao thông, dịch vụ công cộng được thừa nhận vào loại ưu việt và được nhà nước bao cấp. Dân chả phải lo, cũng chả phải nghĩ làm gì cho mệt, cứ vui thôi.

Cứ thử gạt được những nỗi lo ấy, con người cũng nhẹ bẫng đi ấy chứ.
 
Last edited:
càng xem ảnh của bé Ru Ri, mình càng mong đi Cuba. Không đi sớm, sẽ chẳng còn những cảnh này. Còn sau này mở cửa với lị hòa nhập, mình có quay lại, thì cũng có cái mà so sánh, ngẫm ngợi.

Đi thôi đi thôi!
 
He he, bác Dudi viết hay quá ! Rất hài hước, rất dễ hiều và đầy ảnh minh họa .

Chính vì em cũng đã lượn lờ, tính toán cho nên em mới biết cái khúc mắc của em ở đâu :) Chính là ở chỗ phải kiếm một cô bản xứ . Như vậy sẽ là liên doanh trong gia đình. Đúng là đồng Cuba không phải loại tiền chuyển đổi, không tiêu được ngoài thế giới, nhưng nếu tái đầu tư lợi nhuận ngay tại chỗ, đầu tư lại vào bất động sản ở các vị trí ngon, tài đầu tư ngay tại Cuba , đợi thêm dăm năm nữa chắc chắn Fidel sẽ lên thiên đường. Lúc đó chắc chắn thời thế sẽ thay đổi. Raul sẽ chuyển hướng đất nước sang nền kinh tế thị trường, các kênh kinh tài phi chính thống sẽ phát triển, các loại tiền chung chuyển thoải mái.

Ngay cả Việt nam mình cũng thế thôi, lúc trước cấm bọn Tây cũng như nhà đầu tư Việt Kiều chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhưng thiếu gì kênh chuyển tiền đâu. Vì chính các quan chức cũng có nhu cầu chuyển hàng triệu đô la ra ngoài lót ổ chờ hạ cánh an toàn.

Chuyện chuyển tiền không lo. Vấn đề chính chỉ là cái cô quản lý ở đó. Nếu có thì khỏi lo là đầu tư nước ngoài. Vấn đề chắc là phải làm thủ tục kết hôn. Đến đây em tắc tị, hi hi =))

Kiếm thì dễ vì có nhiều cô cũng thích sang Mỹ, Canada lắm. ( Cái này bao giờ túng tiền, em về tàu lục địa kiếm một cô vợ hờ là cũng có được ít vốn làm ăn =)) . Nghe nói là nếu ai chịu về làm giấy tờ cho một người Lục Địa sang đây là có 80 sấp, vì 60 sấp là giá chui container chưa biết sống chết ra sao. )
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,721
Bài viết
1,136,075
Members
192,489
Latest member
vaoroitvttbd
Back
Top