What's new

[Chia sẻ] Cửu Trại Câu - Hoàng Long 2009: Thiên đường tìm thấy

Sau những ngày vật vã vì hội chứng "hậu thiên đường", đoàn CTC 2009 của PeterPan đã lại người và sẽ lần lượt chia sẻ thông tin, hình ảnh với mọi người. Trước tiên, mình xin post lịch trình chi tiết của chuyến đi để mọi nguời tham khảo (có vẻ hơi dài, nếu các "đại quan" thấy cần rút tỉa, mình sẽ thực thi ngay :))).

Lịch trình chi tiết

Ngày 1 (16/10/09): Háo hức lên đường
- Hà Nội – Hữu Nghị Quan : 150km
Phương tiện: Thuê xe Hoa Thêm - 1 triệu/10 người
- Hữu Nghị Quan - Nam Ninh : 220km
Phương tiện: Thuê xe Trung Quốc - 80Y/người
- Nam Ninh - Thành Đô: 1800km
Phương tiện: Máy bay - 620Y/người
Xe của Youth Hostel (242 phố Đền Vũ Hầu) đón: 140Y/10 người
Giá dorm tại Youth Hostel: 300Y/10 người

Ngày 2 (17/10/09): Lạc lối tại... Lạc Sơn
- Thành Đô – Lạc Sơn : 120km
Phương tiện: Xe 30 chỗ thuê riêng - 1300Y/ngày
Buổi sáng thăm Lạc Sơn Đại Phật – pho tượng Phật ngồi lớn nhất thế giới. Tại đây, một sự vụ khó quên đã phát sinh (hồi sau sẽ rõ...)
- Lạc Sơn - Nga Mi : 37km
Phương tiện: Đi xe khoảng 40 phút tới chân núi, đổi xe bus – 40Y/người. Đi khoảng 2h đến lưng chừng núi Nga Mi. Mua vé cáp treo - 65Y/người. Đi rất nhanh, chỉ 5’ là lên đến nơi. Leo bộ khoảng 500 bậc thang là lên đến gần Kim Đỉnh.
Vé cáp treo 80Y/ người ( đã được giảm vì có thẻ SV rởm....)
Thuê KS - 180Y/phòng ( nam, nữ riêng nhé. WC ở bên ngoài phòng)
Nếu mang nhiều đồ phải thuê chở lên – 200Y ( 10 – 12 vali to ).

Ngày 3 (18/10/09): Khám phá một điểm đến mới tại chân núi Nga My :D
- Chơi tại Nga Mi: lên Kim Đỉnh thăm Chùa Vàng và ngắm... chân tượng Phổ Hiền Bồ Tát.
- Do thời tiết quá lạnh (0 độ vào ban đêm), ban ngày sương mù dày đặc, trời mưa nên phải hạ sơn sớm hơn dự kiến 1 ngày. Tại chân núi Nga My, một sự cố vừa sợ vừa vui đã phát sinh ( hồi sau sẽ rõ....).
- 18/10 là sinh nhật của PeterPan và bạn PeterPan thu hoạch được tới 2 bữa linh đình, 1 ở trên Kim Đỉnh vào buổi sáng, 1 ở thị trấn Nga My (dưới chân núi Nga My) vào buổi tối.
- Nghỉ đêm tại KS dưới chân núi Nga Mi – 60Y/ người

Ngày 4 (19/10/09): Xả stress tại Thành Đô
- Nga Mi - Thành Đô: 140km
Phương tiện: Xe 30 chỗ.
Trưa về Thành Đô ăn lẩu nấm Tứ Xuyên
Chiều khám phá Thành Đô thăm khu phố Cẩm Lý ( không có trong lịch trình may sao lại gần đền Vũ Hầu). Tối lại lẩu cay Tứ Xuyên.

Ngày 5 (20/10/09): Thành Đô - Cửu Trại Câu
- Dự kiến lịch trình: Thành Đô - Hoàng Long. Tuy nhiên, do thời tiết hơi tệ và đường đang sủa chữa nên lái xe không dám đảm bảo đi Hoàng Long an toàn. Vì vậy, lịch trình phải có thay đổi tí chút: đi CTC trước, sau đó mới đi Hoàng Long.
- Thành Đô - Cửu Trại Câu : 500km
Nghỉ ăn trưa ở Pingwu một thị trấn dọc đường. Đi cả ngày đường núi nên không thể đi nhanh. Qua thị trấn Bắc Xuyên tận mắt chứng kiến hậu quả của trận động đất, mới thấy người Trung Quốc khắc phục thiên tai nhanh như thế nào.
- 7h hơn đến Cửu Trại Câu nhận phòng KS 150Y – 180Y/ phòng – 3 người (đã bao gồm 1 bữa sáng và 1 bữa tối ).
- Ăn tối và ki niệm ngày 20/10 bằng các món nướng do anh em trong đoàn tổ chức mừng chị em.

Ngày 6 (21/10/09): Sững sờ vẻ đẹp Cửu Trại Câu
- Mua vé vào cửa - 263Y/người ( bao gồm xe bus và bảo hiểm, thẻ sinh viên rởm phát huy tác dụng).
- Cả ngày khám phá nhánh bên phải của chữ Y gồm một loạt hồ : Grass Lake, Swan Lake, Arrow Bamboo Lake ,Panda Lake,Five Flower Lake, Mirror Lake. Một vài các thác rất đẹp.
- Tối về đi ăn bò Yak tại quán người Tạng cả đoàn có màn hát múa tập thể khiến các bạn TQ vỗ tay ầm ĩ.

Ngày 7 (22/10/09): HẢ HÊ tuyết trắng (hồi sau sẽ rõ.... =)))
- Vẫn phải mua vé vào cửa - 263Y/ người vì không muốn ở trong làng người Tạng.
- Cực kỳ bất ngờ vì gặp tuyết đẹp tinh khôi, thỏa mãn và tiếc nuối (hồi sau sẽ rõ...).
- Săn lùng những bức ảnh độc tại nhánh bên trái của chữ Y: Long Lake, Five Coloured Pool, Upper Lake, Lower Lake, hồ trái tim, thăm làng người Tạng,.....
- Buổi tối : Thích thú mãn nhãn khi xem ca nhạc Tạng. Sau đó có vài kẻ bon chen mua đĩa nhạc Tạng cũng chờ đợi xin chữ ký ... Buôn khăn và đồ lưu niệm....

Ngày 8 (23/10/09): Cửu Trại Câu - Hoàng Long
- Phương tiện: Xe thuê riêng, cáp treo lên núi (230Y/người, gồm cả vé thắng cảnh và cáp).
- Dừng chân trên Tuyết Bảo Đỉnh (nằm giữa Cửu Trại Câu và Hoàng Long) cao 5588 m. Thật là vĩ đại.
- Háo hức với các hồ nước tuy không đẹp bằng CTC nhưng cũng khá lạ :
hồ bậc thang, hồ vàng ....
- Cực kỳ sung sướng vì thấy tuyết rơi có thể đưa tay hứng được. Cảm nhận sự thay đổi của thời tiết cho đến khi đón được bông tuyết đậu trên tóc trên tay......
- Thót tim khi đi trên đèo, núi vì thời tiết thay đổi nhanh chóng, sương mù dày đặc, tuyết rơi. Quay lại ngủ Cửu Trại Câu lại đi buôn với slogan: “Chỉ mua đắt chứ không mua rẻ”.

Ngày 9 (24/10/09): Cửu Trại Câu - Thành Đô (500km)
- Lặp lại con đường của ngày thứ 5 nhưng đi theo hướng ngược lại về Thành Đô. Chiều tối mới về đến nơi và bữa tối với hai chú vịt quay làm cả đoàn thỏa mãn, vì bổ sung lượng đạm dư dả.
- Trong buổi tối lãng mạn tại phố cổ Cẩm Lý, một hoạt cảnh bi thương đã được dàn dựng (hồi sau sẽ rõ...).
- Cả đoàn ăn ngủ thoả mãn sau một ngày dài di chuyển.

Ngày 10 (25/10/09): Giết thời gian ở Thành Đô :D
- Sáng: Đi thăm tệ xá của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Chiều: Đàm đạo với Gia Cát Khổng Minh, thăm 3 anh em Lưu - Quan - Trương tại đền Vũ Hầu. Lang thang Thành Đô và hoa mắt với thiên nga.
- Tối: Say mê, ngạc nhiên , ngơ ngẩn với múa đổi mặt.

Ngày 11 (26/10/09): Tạm biệt Thành Đô
- Buổi sáng: Tranh thủ sục sạo ngõ ngách Thành Đô, đi lang thang các siêu thị, cửa hàng của người Tạng, mua bán đến đồng tệ cuối cùng.
- Buổi chiều: Tạm biệt Thành Đô (ra sân bay bằng xe của Youth Hostel, 140Y/10 người), bay thẳng Thành Đô - Nam Ninh sau gần 2 tiếng bị delay (620Y/người).
- Về tới sân bay Nam Ninh khi gần nửa đêm, về khách sạn Nghênh Tân (75Y/3 người) đối diện ga Nam Ninh (thuê xe trọn gói 350Y từ sân bay).
- Ăn tối một bữa hoành tráng toàn đồ nướng ( ốc, sò, cồi mai, ếch...) ngon, rẻ.

Ngày 12 (27/10/09): Chia 2 đạo tiến về Hà Nội
Do 1 trục trặc đáng tiếc nên cả đoàn bị rơi vào cảnh "chia lìa đôi ngả"
- Đoàn 1 (4 người): đi tàu Nam Ninh – Bằng Tường (hơn 200km, 30Y/người), Bằng Tường – Hữu Nghị Quan (Xe đón 75Y/10 người), Hữu Nghị Quan – Hà Nội (150km, Xe nhà Hoa Thêm đón 1tr/4 người). Đoàn 1 đi đúng lịch trình nên cuối giờ chiều đã về tới Hà Nội.
- Đoàn 2 (6 người): ga Nam Ninh – bến xe Lãng Đông (thuê xe, 50Y/6 người), mua vé xe Sơn Đức chạy thẳng Nam Ninh – Hà Nội (150Y/người), về đến Hà Nội khoảng 21h30.

IMG_3085.jpg

10 thành viên của đoàn Cửu Trại Câu 2009.
 
Last edited:
3 bức tượng Lưu - Quan - Trương được đặt trang nghiêm tại chính điện. Ảnh: PeterPan.

Ba anh em họ khi chết không ai được gặp mặt ai, nay lúc làm tượng thờ tuy rằng cùng một toà miếu, nhưng vẫn cứ phải ngồi mỗi người một "khoang" nhỉ ?

Khá thương thay.
 
Đền Vũ Hầu rất rộng, được chia ra làm nhiều khu, vì vậy nếu có ý định vào đây, các bạn nên xem kỹ bản đồ các điểm đến trong đền tránh việc bỏ sót một điểm hay ho nào đấy. Có một bản đồ dựng ngay cửa ra vào như Peter đã post, ngoài ra tớ nghĩ ở phòng thông tin cũng có tờ rơi hướng dẫn. Lần tớ đi, có những khu vòng đi vòng lại 2 lần, trong khi đó có nơi lại không đến được (vì không biết, hic…).


Việc di chuyển ở Thành Đô theo tớ thấy là khá dễ dàng với rất nhiều lựa chọn. Cá nhân tớ thì thích xe bus vì nó rẻ và rất thuận tiện, chỉ 1 -2 tệ/vé tùy tuyến. Ở thành phố rộng lớn và đông dân này, chính việc phát triển tốt mạng lưới xe bus làm cho giao thông trở nên rất dễ thở trong giờ cao điểm.

Kinh nghiệm cho những bạn nào muốn khám phá TĐ bằng bus là tìm hiểu những điểm muốn đến, đọc được tên những điểm này bằng tiếng Trung, sau đó sẽ hỏi thăm lễ tân ks đi bằng xe số mấy ở bến nào để đến được. Nếu lễ tân không biết thì đừng lo lắng, cứ chạy thẳng ra bến bus gần đấy, túm đại một bạn thanh niên trẻ trung nào đó, rồi hỏi thăm là ra, những người hay đi bus thường nắm được lộ trình của các tuyến xe. Hơn nữa, các bạn trẻ ở TĐ thường là nói được tiếng Anh, việc hỏi thăm vì thế cũng thuận tiện hơn.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Vườn đào kết nghĩa

Bác Chitto có nhận xét rất hay, nhờ phát hiện của bác mà PeterPan mới nhớ ra rằng 3 anh em Lưu - Quan - Trương cùng nhau dựng nên cơ nghiệp nhà Thục Hán nhưng khi mất thì lại không được ở cạnh nhau.

Dẫu sao thì họ cũng có thể được an ủi phần nào vì vẫn còn được thờ chung bên nhau trong một điện thờ. Và nữa, ngay phía sau điện thờ là khu vườn đào được tái dựng để thể hiện tích "kết nghĩa vườn đào".

Trong vườn đào sau điện thờ này, có 3 tảng đá mang màu sắc khác nhau được tạc thành hình dáng quen thuộc của 3 anh em Lưu - Quan - Trương. Đặc biệt, màu sắc của mỗi tảng đá cũng ứng với những đặc trưng của mỗi người.

Tảng đá ở giữa mang màu trắng chính là đại ca Lưu Bị. Tảng đá màu đỏ chính là nhị ca Quan Vân Trường. Còn tảng đá màu đen chính là hiện thân của em út Trương Phi.

Những bức tượng đá được tạo tác với những đường nét vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn và hết sức có hồn. Chừng đó cũng đủ để du khách có thể hình dung về một cuộc gặp gỡ và nên nghĩa anh em của 3 nhân vật anh hùng vào loại bậc nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

denvuhau36.jpg

3 anh em Lưu - Quan - Trương. Ảnh: hanoiwelle.

denvuhau41.jpg

Đại ca Lưu Bị. Ảnh: hanoiwelle.

denvuhau37.jpg

Nhị ca Quan Công. Ảnh: Sweetiury.

denvuhau38.jpg

Em út Trương Phi. Ảnh: Sweetiury.

Thêm một vài ảnh về điện thờ Lưu - Quan - Trương:

denvuhau39.jpg

Khoảng sân lớn trước điện thờ. Ảnh: PeterPan.

denvuhau42.jpg

Lư hương lớn luôn nghi ngút khói. Ảnh Sweetiury.

denvuhau40.jpg

Cận cảnh lư hương với những "que" hương ngoại cỡ. Ảnh: PeterPan.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

denvuhau41-1.gif

Các tòa điện thờ trong đền Vũ Hầu được nối với nhau bằng những hành lang có mái che. Một trong số này được sử dụng làm nơi cho thuê các loại trang phục cổ để du khách chụp ảnh lưu niệm.

denvuhau42-1.jpg

Một hành lang đặc trưng trong đền Vũ Hầu.

denvuhau43.jpg

Một dãy hành lang kín và một khoảng sân rộng tạo nên một quán trà rất có phong cách.

denvuhau44.jpg

Thỉnh thoảng cũng có những con đường lát đá thay cho những dãy hành lang có mái che.

denvuhau45.jpg

Một kiến trúc nhỏ dạng tháp được dùng làm nơi cho du khách nghỉ chân và ngắm cảnh.

denvuhau46.jpg

Bức tường màu đỏ có những hoa văn trang trí và rêu xanh bám đầy.

denvuhau47.jpg

Cũng có khi con đường lại xuyên qua một khu trưng bày rất nhiều cây cảnh, cây thế.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Những bức tượng ở đền Vũ Hầu

Dọc các lối đi và hành lang tại đền Vũ Hầu, có thể dễ dàng nhìn thấy những bức tượng mang những đặc trưng của thời Tam Quốc. Những bức tượng này được tạo nên từ những hình khối chắc khỏe và khá lạ lẫm so với phong cách điêu khắc của những bức tượng đặt trong các điện thờ.

denvuhau48.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau49.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau50.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau51.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau52.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau53.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau54.jpg

Ảnh: PeterPan.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Con đường đẹp nhất tại đền Vũ Hầu

Đền Vũ Hầu rất rộng và dọc ngang khu đền này là hệ thống các hành lang có mái che, những con đường lát đá chạy giữa các khu điện thờ. Tuy nhiên, đẹp nhất và cũng đặc biệt nhất là một con đường nhỏ nối từ khu các điện thờ sang khu vực có mộ của Lưu Bị.

Con đường này được bao bọc bởi 2 bức tường màu đỏ chạy dọc hai bên. Phía sau 2 bức tường là tre, trúc được trồng cao vút lên rồi ngả từ hai bên vào giữa thành một tấm mái che tự nhiên. Những khoảnh khắc đứng ở một đầu con đường để nhìn hút tầm mắt về phía bên kia thật là một trải nghiệm thú vị đối với chúng tôi.

Tuy nhiên, vì con đường quá đặc biệt nên lượng người qua lại rất lớn. Chúng tôi đã bỏ lỡ những khoảnh khắc hiếm hoi con đường vắng bóng người để chụp những bức hình đẹp. Những hình sau đây chỉ mang tính chất minh họa chứ chưa thể hiện được hết vẻ đẹp của con đường đặc biệt này.

denvuhau55.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau56.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau57.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau58.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau59.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau60.jpg

Ảnh: Sweetiury.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Khu trưng bày hiện vật thời Tam Quốc

Trong đền Vũ Hầu có một khu trưng bày các hiện vật có từ thời Tam Quốc. Đây là nơi du khách có thể tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử gắn liền với đất Thục nay là Tứ Xuyên của thời hiện đại.

denvuhau61.jpg

Mặt tiền khu trưng bày. Ảnh: PeterPan.

denvuhau62.jpg

Biểu tượng binh khí thời Tam Quốc. Ảnh: PeterPan.

denvuhau63.jpg

Bản đồ Trung Hoa thời Tam Quốc. Ảnh: hanoiwelle.

denvuhau64.jpg

Đây có lẽ là một ngôi mộ? Đoàn chúng tôi không có ai đọc được tiếng Trung nên rất mong có cao nhân nào đó dịch hộ. Ảnh: PeterPan.

denvuhau65.jpg

Một bộ trang phục gợi nhớ tới hình ảnh của Quan Vũ. Ảnh: hanoiwelle.

denvuhau66.jpg

Đây có thể là cây đao nặng 18kg của Quan Vũ. Ảnh: hanoiwelle.

denvuhau67.jpg

Một góc khu trưng bày. Ảnh: hanoiwelle.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Khu trưng bày hiện vật thời Tam Quốc

Các hiện vật trong khu trưng bày khá phong phú, gồm: các công cụ sản xuất, các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ dân gian, các văn tự cổ, các loại vũ khí và trang phục mang đặc trưng thời Tam Quốc.

denvuhau68.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau69.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau70.jpg

Ảnh: PeterPan.

denvuhau71.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau72.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau73.jpg

Ảnh: Sweetiury.

denvuhau74.jpg

Ảnh: Sweetiury.
 
Đền Vũ Hầu (tiếp)

Trâu gỗ, ngựa máy

Gần khu điện thờ 3 anh em Lưu - Quan - Trương là một khu trưng bày các khí tài quân dụng được sử dụng trong chiến tranh của thời Tam Quốc. Trong đó, đáng chú ý nhất là trâu gỗ, ngựa máy - những khí tài huyền thoại được cho là do Gia Cát Lượng sáng chế ra.

Khổng Minh là một nhà quân sự đại tài. Ngoài tài thao lược và dụng binh, ông còn có khả năng chế tạo ra những khí tài quân sự vô cùng đặc biệt. Những thông tin còn được lưu truyền tới ngày nay tất nhiên vẫn mang màu sắc huyền thoại nhưng cũng không thể phủ nhận óc sáng tạo vô biên của vị đại thần nhà Thục thưở nào.

Những sáng chế nổi bật của Gia Cát Lượng có thể kể đến là: trận đồ bát quái, nỏ bắn tên liên tục, đèn trời và thậm chí là cả món... bánh bao. Tuy nhiên, tại đền Vũ Hầu, đoàn chúng tôi chỉ được xem những hiện vật dựng lại trâu gỗ, ngựa máy mà thôi. Gia Cát Lượng sử dụng trâu gỗ, ngựa máy để vận chuyển quân lương, chỉ cần rút lưỡi của chúng ra thì sẽ không hoạt động được. Đây là một cách ngụy trang độc đáo và có tính chiến thuật cao.

Tất nhiên, đây là những thông tin mang tính truyền thuyết, thật khó có thể xác định mức độ chân thật tới đâu. Ai có thể hình dung người Trung Quốc đã có thể sáng chế ra những cỗ máy hoàn hảo như... robot từ cách đây gần 20 thế kỷ?

Những hình ảnh mà đoàn chúng tôi ghi lại chỉ mang tính chất giới thiệu và tham khảo.

denvuhau75.jpg

Ngựa máy. Ảnh: PeterPan.

denvuhau76.jpg

Một góc nhìn khác về ngựa máy. Ảnh: PeterPan.

denvuhau77.jpg

Trâu gỗ. Ảnh: PeterPan.

denvuhau79.jpg

Mô hình xe công thành thời Tam Quốc. Ảnh: Sweetiury.

denvuhau80.jpg

Một chiến mã bằng đất nung còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Sweetiury.

denvuhau78.jpg

Chiếc xe đẩy mà Gia Cát Lượng vẫn hay dùng mỗi khi lâm trận. Ảnh: PetePan.

denvuhau81.jpg

Bức tranh này có lẽ mang nội dung mô tả trận Xích Bích. Ảnh: PeterPan.
 
denvuhau78.jpg

Chiếc xe đẩy mà Gia Cát Lượng vẫn hay dùng mỗi khi lâm trận. Ảnh: PetePan.

[/I]

Bên cạnh cái xe, trên bục gỗ là 7 ngọn đèn (kiểu đĩa đèn đốt bằng dầu lạc, cắm bấc vào, có chân). 7 ngọn đèn trên bục xếp theo hình chòm Bắc Đẩu thất tinh, chòm sao chủ về Sinh.

Bảy ngọn đèn này mô phỏng lại những ngọn đèn mà Gia Cát Lượng đã dùng để nhương sao cầu kéo dài tuổi thọ, mà trong truyện mô tả là : "Giày sao Cương, dẫm sao Đẩu".
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,167
Members
192,350
Latest member
buyhotmail1947
Back
Top