What's new

[Chia sẻ] D5100 đi Trung Quốc

D5100 đi Trung Quốc
Đầu tháng 4 vừa rồi trong chuyến du lịch của gia đình em có dẫn theo em D5100 cho em nó biết nước ngoài, từ bữa mua đến giờ được vài tháng mà chỉ chụp choẹt vòng vòng SG là chủ yếu.
Sánh đôi với em nó trong chuyến đi 100% là sigma 18-250.
Có đem theo em Fix 50 1.8 nhưng hầu hết là không được sủng ái.
Chuyến đi này tuy dài nhưng bị hối liên tục không có thời gian canh, chỉnh và đặt biệt là trình của em còn yếu nêu ảnh có xấu thì xin ae chém nhẹ
Ảnh em úp là còn zin 99%,ae cò cần file thì nói em, có time là em gửi qua cho
Tùy hình xấu lối hành văn không tốt, nhưng ae có copy cũng xin anh em ghi rõ nguồn để khỏi phụ lòng em ngồi làm topic này
Em xin phép bắt đầu
------------------------------------------------
Em là 1 người có thể nói là đam mê phim bộ đặc biệt là mấy phim của TVB.
Xem phim Tàu từ nhỏ nên có thể nói ước mơ được đi TQ, đặt chân lên VLTT, đứng giữa Cố Cung,... hay nhỏ nhoi hơn là dạo dọc bến Thượng Hải.

Chuyến đi này em đều đã thực hiện đựoc 3 mơ ước đó, nên em bắt đầu nôn nao từ trước đó 1 tháng

Xuất phát:
DSC_0008_zpsc908d21e.jpg


Sáng 5g30 cả đoàn có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM


Ga Quốc tế Tân Sơn Nhất là 1 trong 2 sân bay lớn nhất của Việt Nam, công sức tối đa có thể lên đến 25 triệu khách 1 năm, được đầu tư bởi vốn ODA từ Nhật lên đến 250 triệu USA, nhưng những gì em thấy đều không mấy nhộn nhịp, xứng tầm với nó.
DSC_0015_zps9a731a97.jpg


Sân bay chỉ lèo tèo vào người

Chuyến bay của em từ Sài Gòn đi Thượng Hải sử dụng máy bay Airbus 321 của hãng hàng không VN có sức chứa trên 200 người mà hôm đó chỉ khoảng 90 người làm thủ tục

Chuyến bay lúc 7h40 nhưng bị delay gần 1 tiếng vì máy bay chưa tới Thật vọng đầu tiên với VN air (trước đây chưa bay QT với VN air bao giờ)

Ngồi chờ không làm gì nên chộp vài tấm

DSC_0028_zpsa3cab465.jpg


Cuối cùng thì bóng dáng em í cũng xuất hiện
DSC_0036_zps4c45497a.jpg


Giành được 1 chổ kế cửa sồ
DSC_0043_zps574803a4.jpg


Hí hửng giành được cái ghế kể cửa sổ để tha hồ chụp hình, nhưng hixhix bay giữa trưa trời nắng kinh, mây nhiều, không chụp được gì cả

Mở cửa toàn thế này
DSC_0054_zps2a6eb830.jpg


Sau khi ổn định thì được bữa ăn sáng
DSC_0057_zps3b3f355c.jpg


Ngoài trời thì nắng chói chang, không ngắm được gì nên đành ngủ 1 chút, mơ về Bến Thượng Hải
 
Phố đi bộ Nam Kinh, theo mình thì no giống như 1 đại lộ không xe thì hơn, chiều dài hơn 5km, 2 bên chủ yếu là cửa hàng, shop.
Không gian nội thất toàn bằng kính, đá hoa cương sáng choang, đèn chùm lung linh, tất cả đều nhằm làm các mặt hàng thời trang như Chanel, Cartier, Prada, Gucci, Omega, Rado, Longines… tỏa sáng rực rỡ.

DSC_0208_zpseb9e2a4a.jpg


DSC_0210_zps2b74fc8c.jpg


DSC_0224_zpsd236514b.jpg


Nhiệt độ lúc này là 14 độ, hixhix
DSC_0216_zpsea7a0d43.jpg
 
Ngày thứ 2
---------------------------------
Sáng 6h30 (Giờ TQ, VN mình mới co 5h30) do mới đi 1 ngày nên còn sung lắm bi đánh thức là bật dậy ngay, chạy đến cửa sổ mở ra để ngắm nhình Tp Thượng Hải sáng sớm như thế nào, đang hí hửng thì vừa mở cửa sổ, những cơn gió lạnh liên tiếp táp vào mặt :(( hixhix. Lấy cái máy quơ đại vài shot

DSC_0239_zps51bbf1f5.jpg


Sương mù khá nhiều nên không thấy rõ những tòa nhà đằng xa kia, theo em chắc là những tòa nhà dọc sông Hoàng Phố mà mình đã thấy ngày hôm qua, vì có 1 số kiến trúc chắc là giống. Không có thời gian nhiêu nữa phải dọn đồ xuống ăn sáng.

Bữa ăn sáng đầu tiên là bữa buffet tệ thứ 2 trong chuyến đi (cái buffet tệ nhất mình sẽ nói sau), thôi kệ, có cái cho vào bụng cứu đói trước rồi tính sau.

Và điều tồi tệ nhất trong suốt chuyến đi bắt đầu xuất hiện, đó là cái "Nhà vệ sinh"
Trước chuyến đi này em có nghe nói nhiều về tình hình các nhà vệ sinh ở TQ rất tệ.
Nhưng mình không nghĩ nó lại xuất hiện trong nhà hàng của KS 3 sao mà em ngủ đêm qua.
Mới sáng sớm mà kể chi tiết chắc mấy anh chi em không ăn sáng được. Vấn đề vệ sinh này trong suốt chuyến đi phải nói là rất không ổn. Nhiều nơi ăn uống thấy cũng sang lắm nhưng nhà vệ sinh lại không có giấy, không có nước >.< Mình chỉ nhắc 1 lần ở đây thôi, em muốn nhắc lại kỷ niệm đau thương này nữa.

Em xin tiếp
Ở Thượng Hải cũng như 1 số thành phố lớn khác của TQ, rất nhiều xe hơi, nên chính phủ bắt đầu hạn chế bằng cách là tổ chức các cuộc đấu giá "Bảng số xe".Nên có tiền cũng chưa chắc có xe hơi.Thay vào đó, chính phủ khuyến khích nhân dân sử dụng các phương tiện công cộng, nên hệ thống xe buýt , tàu điện ngầm được xây dựng khá tốt
và khá sách sẽ, đặc biệt lá rất rẽ (rẽ như thế nào thì đến Bắc Kinh mình sẽ nói thêm)

Con đường dưới thuộc lại bình thường tại TH
DSC_0247_zps1daa2f49.jpg


Sáng sớm hay buổi tan tầm, trên đường chúng ta thấy rất ít người, không giống như những gì mình nghĩ về đất nước đông dân nhất TG này.
DSC_0167_zps2dd7d939.jpg


Nhưng nếu chúng ta xuống dưới lòng đường, sử dụng tàu điện ngầm chúng ta sẽ thấy được dân đông kinh khủng như thế nào .
 
Buối sáng ngày thứ 2, điểm tham quan đầu tiền của chúng ta là chùa Phật Ngọc.
Thật sự theo đánh giả chủ quan của mình, ngôi chùa này không có gì quá đẹp như những ngôi chùa khác, nhưng điều gì khiến nó nổi tiếng, nhắc đến Thượng Hải là biết đến chùa Phật Ngọc này
Thường người ta xây chùa rồi mới thỉnh phật hay tạc tượng phật. Nhưng chùa này có tượng Phật trước rồi mới xây chùa.
DSC_0253_zps82521e52.jpg


Có nhiều sư tích nói về bức tượng Phật ngọc này, nhưng chung quy lại thì có thể kể như sau.
Vào những năm Quang Tự đời nhà Thanh, tại Phật Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang có 1 vị đai sư pháp hiệu là Huệ Căn, ông học tập vị đại Sư nổi tiếng Đường Tăng đi khắp nay nghiên cứu và truyền dạy Phật học, ông đi đến nhiều nơi trong đó có Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Tây Tạng,... và đặc biệt ông dừng chân khá lâu tai Miến Điện (Myanma ngày nay). Ông ở đó 1 thời gian khá lâu, ông được người dân và Quốc Vương Miến Điên yêu quý, cho nên khi muốn trở về quê hương, ông được nhiều ngươi quyên góp cho tiền vàng và sư đồng ý của Quốc Vương, cho phép ông lấy số tiền quyên góp đó đi đi khai thác mỏ ngọc và tạc thành bức tượng phật để ông d8em về quê hương.

Vào năm Quang Tự thứ 8 (1882) pháp sư Huệ Căn phục bức tượng ngọc về Phổ Đà Sơn bằng thuyền và cập bến Thượng Hải. Nhưng thời đó, TQ còn lạc hậu họ không có cách nào đưa bức tượng này về Phổ Đà Sơn nên 1 đại thần nhà Thanh thời đó có nói "Thượng Hải chúng tôi có duyên với phật, đại pháp sư hãy để phật lại cho chúng tôi thờ phụng" và vị pháp sư đó đã đồng ý.

Bức tượng phật ngồi thì không cho chụp ảnh, mình nợ bức tượng phật nằm ngày mai úp.

Ngày xưa, khi bà Tư Hy xuống vùng Giang Nam này có vào chùa Phật Ngọc, bà rất thích bức tượng này và muốn đem về Bắc Kinh để thờ cúng, nhưng bị sự chống đối quyết liệt của người dân, bà đành bỏ qua ý nghĩ đó và tặng lại cho chùa 1 vài món quà.

DSC_0266_zpsae615aef.jpg


DSC_0270_zps451539fc.jpg


Hình bị chói khá nhiều, anh em thông cảm xem đỡ

Nhắc đến chùa thì mình nhớ đến 1 câu chuyện, mà không nhớ chính xác của của đời vua nào (hình như là Càn Long).
Chùa ở Trung quốc mở cửa đón khách có thời gian nhất định, buổi chiều tối thì không cho ai vào chùa nữa.
Có 1 ông vua thời đó cũng đi ngao du sơn thủy, một hôm ông nổi hứng muốn đánh cờ với 1 vị pháp sư trong 1 ngôi chùa gần chổ ông đi chơi. Khi vua tới chùa, vì đã hết giờ vào thăm nên chùa không mở cửa và nhất định nói vua đi cửa sau.
Ông vua rất tức giận và ra lệnh ở TQ tất cả mọi người muồn đi cúng chùa đểu phải đi bằng cửa sau.

Bức tượng 1 trong 4 đại Kim Cương
DSC_0257_zpsd79e8fd5.jpg

Muốn biết chùa ở Trung Quốc được xây trước đời nhà Minh hay sau đời nhà Minh thì cứ nhìn vào 4 vị này, tại sao như vậy?
Trước đời nhà Minh 4 vị này thì luôn tạc tượng đứng. Có truyền thuyết kể rằng khi Chu Nguyên Chương (Ai xem Ỷ thiên đồ long ký chắc biết ông này, mình sẽ nói thêm về gia đình ông này khi đến bắc kinh) còn là 1 ngươi quét lá trong chùa, khi ông quét đến chân tứ đại kim cương này, thì 4 ông này nhà trời mà, nên biết sau này họ Chu kia đẽ lên làm vua, nên cũng cả nể ^^, ngồi xuống đưa chân lên cho họ Chu này quét lá (em thì không tin tích này lắm, nhưng người xưa kể sao thì nghe vậy)
Sau đó họ Chu lên ngôi sáng lập triều nhà Minh, và quy định tạc tượng tứ đại Kim Cương thì tạc tượng ngồi.

Dạo chút xíu nữa:
3 bức tượng phật này tượng trưng cho Qua khứ, hiện tại, và tương lai
DSC_0260_zps1bfb9060.jpg


Người dân treo những lá đỏ này lên để cầu may, cầu phước cho gia đình
DSC_0265_zpsdf09a001.jpg


Hành lang này làm mình nhớ gia đình họ Giả trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
DSC_0278_zps29d1d9da.jpg
 
Last edited:
Lên đường đi Hàng Châu thôi, nơi có Tây Hồ với 2 câu truyện tình đau thương....
DSC_0287_zps825d176d.jpg

Xa xa là con tàu cao tốc mà mình sẽ có dịp đi trong 2 ngày tới
 
Trên đường đi có dừng 1 trạm cho cả đoàn "ca hát nhảt múa", trong lúc đứng chở em nghe thoang thoảng 1 mùi không dc thơm cho lắm :( , thì ra đó là đậu hủ thúi.
Gần 20 năm coi phim HK, nghe nói nhiều về món này mà không biết nó thúi như thế nào, mặc kệ mùi thúi của nó, mua liền 2 hộp ăn cho biết ^^
DSC_0285_zps4944b73b.jpg

Nó giống như đậu hủ chiên nhà mình, but có mùi rất lạ, nhưng ăn vô rồi lại thấy ngon, không thấy "thúi", phải chi có chai tương ớt cholimex ở đây thì tuyệt hơn ^^

Tản mạn 1 chút về Hàng Châu
Dân TQ hường nói "Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng”. ý nói rằng Hàng Châu và Tô Châu đẹp như trên trời.
Người Trung Quốc còn có câu“Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”
Là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, Hàng Châu còn được cho là nơi đáng sống nhất ở Trung Quốc.
Hàng Châu không phát triển như Thượng Hải, ít nhà cao tần, ít đại lộ 3 -4 tầng hơn
DSC_0295_zps7b952e9d.jpg

DSC_0289_zps2c52eef9.jpg

Nhưng tại sao nó dc được cho là thành phố đáng sống nhất TQ
Ở Thượng Hải, bình quân 10 người được chia 1 cái cây, còn ở Hàng Châu này 1 người thì dc chia 10 cái cây
DSC_0292_zpsa28bf428.jpg

Ở Hàng Châu đi đâu cũng thấy cây. Không khí ở đây tuyệt vời
DSC_0296_zpsa2f2ecfb.jpg

Ở đây có cho khách du lịch thuê xe đạp để dạo thành phố.
Cái cảm giác đạp xe chở ngưởi yêu trên những con đường như thế này còn tuyệt hơn phim Hàn Quốc ^^
DSC_0307_zps79e4b3b1.jpg
 
Hàng Châu có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là 1 trong những điểm bắt đầu Con đường tơ lụa nổi tiếng, nồai ra Hàng Châu còn được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ.
DSC_0324_zpsbcaedfba.jpg


Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011
Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch, và đê Dương Công
DSC_0320_zps094225b2.jpg


Đê Bạch:
Vào giữa thời nhà Đường, nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử. Ông nhận ra rằng vùng đất trồng trọt cận kề phụ thuộc vào nguồn nước của Tây Hồ,có 1 năm con đê cũ đã sụp đổ, lượng nước của Tây Hồ vì thế mà bị cạn kiệt đi, và những người nông dân địa phương đã phải gánh chịu nạn hạn hán khủng khiếp. Ông đã ra lệnh cho đắp con đê cao và to hơn, với đập ngăn nước để kiểm soát lượng nước chảy và vì thế đã giải quyết được vấn đề khô hạn. Cuộc sống của cư dân địa phương vì thế đã được cải thiện trong những năm sau đó. Ông còn ra lệnh cho đắp một con đường đắp cao nối liền cầu gãy với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì phụ thuộc vào thuyền. Sau đó ông cho trồng những cây đào và liễu dọc theo đê, làm cho nó trở thành một phong cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đường đắp cao này sau này được gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ơn của ông.

Đê Tô:
Hơn 200 năm sau, vào thời kỳ nhà Tống, một nhà thơ lớn khác, Tô Đông Pha cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Vào thời gian đó, những người nông dân lại phải gánh chịu hạn hán, do sự phát triển quá mạnh của các loại rong rêu dưới đáy hồ đã cản trở các đường dẫn tưới tiêu. Ông ra lệnh nạo vét hồ và chồng chất các loại bùn rác thành một con đường đắp cao khác, theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và gần như là dài gấp ba lần, ông cũng cho trồng các cây liễu dọc theo các bờ đất của nó. Con đường đắp cao mới này ngày sau cũng được đặt theo họ ông là đê Tô.
DSC_0344_zpsf220731a.jpg


Phía xa xa làm tháp Lôi Phong nơi trấn giữ Bach Xà, 1 trong những nhân vật chính trong 2 câu chuyện tình bi thương tại Tây Hồ này
DSC_0331_zpsf37655ef.jpg


Chắc mấy bác ai cũng biết câu chuyện này, em xin tóm lại những gì em biết
Ngày xưa vào thời Tống, có 1 ông lão, em không nhớ là bán bánh bao hay thuốc gì đó, có bán cho cậu bé tên là Hứa Tiên, câu sử dụng thuốc (hay bánh bao) của ông lão xong thấy trong người khó chịu, và ói ra 1 viên tiên đơn xuống Tây Hồ.
Dưới tây hồ có con bạch xà đang tu luyện nuốt phải, tăng thêm 500 công lực và có thể hóa thành người.Lúc hóa thân thành người, Bạch Xà nhìn thấy một người ăn xin cầm trong tay một con Thanh Xà và vì muốn lấy mật rắn bán lấy tiền nên Bạch Xà bèn hóa thân thành người đi mua Thanh Xà , từ đó Thanh Xà nhận Bạch Xà.
Bạch Xà muốn đền ơn nên lặng lội đi tìm người con trai ngày xưa đã vô tình tặng cho nàng viên tiên đơn đó, sau này 2 người kết nghĩa làm vợ chồng và còn có baby
DSC_0514_zps831edde9.jpg

Một ngày nọ có 1 vị đại sư pháp danh là Pháp Hải, có đi ngang qua vùng này thấy trong nhà vợ chồng Bạch xà có tà khí nên biết chuyện Hứa Tiên lấy phải yêu tinh.
....
Chuyện dài còn dài em xin tóm tắt khúc cuối thôi.
Sau này Pháp Hải nhốt Bạch Xà dưới tháp Lôi Phong và còn hóa phép cho đến khi tháp Lôi Phong sập, nước Tây Hồ cạn thì Bạch Xà mới thoát đượ.

Thật tế, tháp Lôi Phong ngày xưa đã sập, tháp này người t xây dựng lại thôi
 
Câu chuyện tình còn lại là của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài, 2 người cùng học chung 1 trường, sau đó "hẹn hò" trên cây cầu Gãy tại Tây Hồ này, Anh chàng họ Lương này quá yêu Chúc Anh Đài, mà nghe tin Anh Đài bị ép lấy Mã Văn Tài nên thất tình mà chết, Chúc Anh Đài nghe tin Sơn Bác mất cũng ko muốn sống. Truyền thuyết kể rằng khi Anh Đào đến viếng mộ Sơn Bá thì cửa mộ mở ra, nàng nhảy vào. Người nhà Anh Đào đào cở nào cũng không thấy, chỉ thấy 2 con Bướm.
DSC_0521_zps02521db8.jpg

Thôi, nãy giờ quay về quá khứ khá lâu rồi, giờ quay về hiện tại

Thành phố Hàng Châu hiện đại nhìn từ phía hồ
DSC_0337_zpsd73c5947.jpg


Những hàng cây dọc Tây HỒ
DSC_0358_zpsaf71c908.jpg


DSC_0382_zpsc2862313.jpg


Không thấy ai xếp hàng như Sài Gòn nhà ta
DSC_0379_zps0d21d542.jpg
 
Hàng Châu còn có miếu Nhạc Phi, nơi yên nghỉ cuối cùng của vị tướng lẫy lừng chiến công đời Nam Tống.
DSC_0361_zps775b5ddd.jpg

Mấy bác mê truyện Kim Dung, chắc vẫn còn nhớ trong bộ Anh Hùng Xạ Điệu có nhắc đến 1 cuốn binh pháp, đó là binh pháp Nhạc Phi, các anh hùng đều mong muốn tranh giành cuốn binh pháp đó vì có dc binh pháp sẽ có được thiên hạ.
DSC_0364_zps2d23b1d5.jpg


Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc Hồ, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân.
Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Nhạc Phi tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân, hết sức giận dữ, vào năm Tĩnh Khang đầu tiên (1126) lại ra tòng quân. Ngày lên đường, mẹ ông là Diệu thị đã xăm lên ông bốn chữ lớn "tinh trung báo quốc" Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông.
Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 26 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái.
DSC_0371_zpsdafcdefa.jpg


Với những chiến công hiển hách, sợ sau này Nhạc Phi nắm quyền, một số gian thần đều căm ghét và muốn hãm hại ông, trong đó có Tần Cối, cha già mắc dịch này đã cùng vợ âm mưu hãm hại và thuốc chết Nhạc Phi
Ngày 25 tháng 12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (1141), Nhạc Phi và con trai của mình, Nhạc Vân, bị gian thần Tần Cối thuốc chết tại đình Phong Ba thuộc Đại lý tự Lâm An.
Mộ cha con Nhạc Phi
DSC_0377_zps1c8ed029.jpg

Tượng vợ chồng Tần Cối trước mộ cha con Nhạc Phi
DSC_0376_zpsb5d1df7d.jpg


Sau này Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thuỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương.

Mấy anh chị xem trên áo Nhạc Phi có hình con Rồng, thời xưa chỉ bậc đế vương hay his family mới được mặc áo rồng.
Nhưng vì công lao của ông quá lơn nên ông cũng dc đặc ân này. Nhưng con rồng này chỉ có 3 móng thôi, ông vua thì dc 5 móng
(Trên có 1 số chi tiết em không nhớ và làm biếng gõ chữ nên em có copy từ wiki, nhưng có chọn lọc theo hiểu biết của em)
 
Cách thành phố Hàng Châu khoảng 20 km về phía Tây là thôn Long Tĩnh, nơi nổi tiếng với loại trà đặc biệt thơm, có vị ngọt thanh khiết nên chỉ dùng cho các các bậc vua chúa. Đến thăm làng vào những ngày thu hoạch trà, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy cách chế biến trà độc đáo có một không hai với màn trình diễn pha trà ấn tượng của các thiếu nữ làng Long Tĩnh.
DSC_0388_zps0cba7de9.jpg


DSC_0409_zps0ac90e2e.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,168
Members
192,352
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top