What's new

[Chia sẻ] D5100 đi Trung Quốc

D5100 đi Trung Quốc
Đầu tháng 4 vừa rồi trong chuyến du lịch của gia đình em có dẫn theo em D5100 cho em nó biết nước ngoài, từ bữa mua đến giờ được vài tháng mà chỉ chụp choẹt vòng vòng SG là chủ yếu.
Sánh đôi với em nó trong chuyến đi 100% là sigma 18-250.
Có đem theo em Fix 50 1.8 nhưng hầu hết là không được sủng ái.
Chuyến đi này tuy dài nhưng bị hối liên tục không có thời gian canh, chỉnh và đặt biệt là trình của em còn yếu nêu ảnh có xấu thì xin ae chém nhẹ
Ảnh em úp là còn zin 99%,ae cò cần file thì nói em, có time là em gửi qua cho
Tùy hình xấu lối hành văn không tốt, nhưng ae có copy cũng xin anh em ghi rõ nguồn để khỏi phụ lòng em ngồi làm topic này
Em xin phép bắt đầu
------------------------------------------------
Em là 1 người có thể nói là đam mê phim bộ đặc biệt là mấy phim của TVB.
Xem phim Tàu từ nhỏ nên có thể nói ước mơ được đi TQ, đặt chân lên VLTT, đứng giữa Cố Cung,... hay nhỏ nhoi hơn là dạo dọc bến Thượng Hải.

Chuyến đi này em đều đã thực hiện đựoc 3 mơ ước đó, nên em bắt đầu nôn nao từ trước đó 1 tháng

Xuất phát:
DSC_0008_zpsc908d21e.jpg


Sáng 5g30 cả đoàn có mặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM


Ga Quốc tế Tân Sơn Nhất là 1 trong 2 sân bay lớn nhất của Việt Nam, công sức tối đa có thể lên đến 25 triệu khách 1 năm, được đầu tư bởi vốn ODA từ Nhật lên đến 250 triệu USA, nhưng những gì em thấy đều không mấy nhộn nhịp, xứng tầm với nó.
DSC_0015_zps9a731a97.jpg


Sân bay chỉ lèo tèo vào người

Chuyến bay của em từ Sài Gòn đi Thượng Hải sử dụng máy bay Airbus 321 của hãng hàng không VN có sức chứa trên 200 người mà hôm đó chỉ khoảng 90 người làm thủ tục

Chuyến bay lúc 7h40 nhưng bị delay gần 1 tiếng vì máy bay chưa tới Thật vọng đầu tiên với VN air (trước đây chưa bay QT với VN air bao giờ)

Ngồi chờ không làm gì nên chộp vài tấm

DSC_0028_zpsa3cab465.jpg


Cuối cùng thì bóng dáng em í cũng xuất hiện
DSC_0036_zps4c45497a.jpg


Giành được 1 chổ kế cửa sồ
DSC_0043_zps574803a4.jpg


Hí hửng giành được cái ghế kể cửa sổ để tha hồ chụp hình, nhưng hixhix bay giữa trưa trời nắng kinh, mây nhiều, không chụp được gì cả

Mở cửa toàn thế này
DSC_0054_zps2a6eb830.jpg


Sau khi ổn định thì được bữa ăn sáng
DSC_0057_zps3b3f355c.jpg


Ngoài trời thì nắng chói chang, không ngắm được gì nên đành ngủ 1 chút, mơ về Bến Thượng Hải
 
Sau khi tham quan phim trường xong, cả đoàn quay về lại Tô Châu (lúc đi từ Hàng Châu đến Vô Tích thì có đi qua Tô Châu)
DSC_0691_zps05f068dc.jpg


Điểm tham quan đầu tiền là Hàn Sơn Tự
DSC_0711_zpsa5396f7c.jpg


Ngồi chùa này được xây dựng 1500 năm về trước, nhưng không có gì đặc biệt
Ở TQ các ngồi chùa thương có tượng 4 thầy trò Đường Tăng trên mái
DSC_0709_zps98fd06aa.jpg


DSC_0714_zps36b2e0d5.jpg


Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa có lẽ là con sống trước chùa này
DSC_0697_zpsd8459e9f.jpg


Nhìn nó cũng bình thường như những con sông khác, nhưng nó là con sông nhân tạo được đào từ Bắc Kinh xuống đến đây (mình không có gõ lộn đâu, đào từ Bắc Kinh) mất 15 năm, để tiện cho mấy ông vua ngao du xuống vùng giang Nam nổi tiếng gái đẹp này ^^
Sông được gọi là Kinh Hàng Đại Vận Hà, là kênh đào hay sông nhân tạo cổ đại trên thế giới. Kênh này vượt qua các thành phố và tỉnh ở Trung Hoa lục địa là Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Phần cổ xưa nhất của kênh đào này có niên đại thế kỷ 5 TCN.

Tô Châu xưa kia và vùng đất của Ngô Vương Phù Sai, sau này bị Câu Tiển chiếm, Tô Châu thành kinh đô nước Việt
Vào thời nhà Tần, Tô Châu có tên gọi Ngô huyện. Hạng Vũ đã bắt đầu sự nổi dậy lịch sử của mình tại đây vào năm 209 TCN và nó đã góp phần vào sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần. (nhắc đến đây làm thèm coi cổ máy thời gian ^^)

Trong thời kỳ hai triều Minh-Thanh, thành phố này đã có nhiều thời kỳ thịnh vượng. Nhiều khu vườn nổi tiếng của các tư nhân đã được các tầng lớp quan lại và người giàu có xây dựng (Mình có dịp tham quan 1 khu vườn là Sư Tử Lâm). Tuy nhiên, thành phố này cũng đã phải gánh chịu thảm họa vào năm 1860 khi binh lính của Thái Bình thiên quốc tiến vào chiếm giữ thành phố

Khủng hoảng tiếp theo mà thành phố này vấp phải là sự xâm chiếm của người Nhật năm 1937

Năm 1981, thành phố cổ này đã được Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa liệt kê như là một trong bốn thành phố mà sự bảo vệ các di sản lịch sử và văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên phải được đặt lên hàng đầu (các thành phố khác là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quế Lâm). Kể từ đó, với các công trình kinh tế ở ngoại ô Tô Châu đã phát triển thành một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc.
Các khu vườn cổ điển của Tô Châu đã được liệt kê trong trong danh sách di sản thế giới của UNESCO vào các năm 1997 và 2000.
 
Đến Tô Châu mà không đến phổ cổ thì coi là 1 thiếu sót lớn, minh đến tham quan 1 phần phố cổ khi trời đã tối.
DSC_0724_zps486b85ba.jpg


DSC_0728_zps97f497d0.jpg


Bến tàu dạo sông trong phố cổ
DSC_0730_zps415c63fa.jpg


DSC_0731_zpsa7f1f1a5.jpg


DSC_0745_zps529c5bb8.jpg
 
Đến cuối thời nhà Thanh thì Tô Châu đã có hơn 170 vườn cây cảnh đặc sắc, hiện nay có hơn 60 nơi được bảo tồn hoàn chỉnh, có 19 nơi là vườn cây cảnh mở. Chiếm diện tích không lớn, nhưng lại thể hiện không gian, bố cục và thủ pháp độc đáo, hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh, biến hóa vô cùng.
Sáng ngày thứ ba cả đoàn được tham quan 1 trong những lâm viên được Unesco công nhận là di sản van hóa thế giờ "Sư Tử Lâm"
DSC_0759_zps465277b9.jpg


Trong đây có 1 loại hoa lạ, nhìn như mặt con khỉ vậy
DSC_0770_zpsffebe948.jpg


Cái cây này được 800 tuổi
DSC_0776_zps1854d0a8.jpg


Và đây là bút tích của vua Càn Long
DSC_0777_zpsceae3d0f.jpg


Ông vua này nổ tiếng ăn chơi, vào thơi ông đất nước thái bình, nên ông hay đi chơi, đặc biệt là vùng Giang nam này nổi tiếng là nhiểu mỹ nữ, nhờ ổng hay đi chơi nên mới có phim Hoàn Châu Cách Cách cho mình coi haha

Nhắc đến Càn Long, ông vua này thuộc loại ăn chơi có chứng chỉ trong các đời vua triều Thanh, về văn ca ông là số 1, nhưng về tại trị quốc thì chỉ được sếp số 3 sau ông nội Khang Hy và vua cha Ung Chính. Chính vì sự tài giỏi của 2 vị vu này mà thiên hạ thái bình, đời sống dân chúnh được cải thiện, đến ông thì không còn gì lo.

Đến Bắc kinh sẽ nói nhiều hơn về gia đình này.
Bây giờ thì tham quan tiếp
DSC_0787_zpse65f7f09.jpg


Cái cây có bông mày tím tím này nghe nói là hơn 300 tuổi, không biết mấy anh Tàu có nói quá không hay mình nghe nhầm nữa
DSC_0792_zps7bf071fd.jpg


Chia tay Sư tử lâm, cả đoàn đi ăn trưa, trên đường đi thì thấy cái tháp này
DSC_0808_zpsb11ec816.jpg

Đó là cái tháp được dựng lại từ cái tháp mà Tôn Quyền xây lên tặng mẹ, tháp trước sập rồi, ai xem tam Quốc chắc biết người anh rễ của Lưu Bị này

Không biết cái mòn này nấu sao mà ngon ghê, đến Bắc Kinh cũng được ăn nhưng không ngon bằng ở đây
DSC_0823_zpse1d5208d.jpg
 
Xong bữa trưa thì cũng đến lúc tạm biệt vùng Giang Nam này, hôm nay cả đoàn được ngồi tàu siu tốc mà anh Tàu từng nói là có thể đạt tốc độ 350km/g mà để ly nước trên tàu không đổ

Đến ga Tô Châu rồi
DSC_0837_zpsad0d487b.jpg


Vé nó đây
vetaulua_zps780c264b.jpg


Tuyến này từ ga HỒng Kiều (Thượng Hải) đền Bắc Kinh Nam, Hình như mấy anh tàu còn có 1 tuyến siu tốc khác từ Quảng Châu lên Vũ Hán rồi đến Bắc Kinh mơi khai trương gần đây.

Từ khi xem bộ Ký sự Hỏa xa của HTV, thì em đã ghiền và mo ước có 1 chuyến du lich bằng đường sắt này, TQ có 1 hệ thống đường ray như mạng nhện đi khắp nơi trung quốc, có 1 tuyến đường sắt cao nhất trên thế giới mà em mơ ước được đi thử 1 lần từ Tây Tạng đến Thanh Hải. Nhưng chắc chờ trúng số quá >.<

Tạm gác ước mơ đó qua 1 bên chuẩn bị lên tàu siu tốc
DSC_0849_zps6d632c26.jpg


Đến chổ này em mới nhớ, ngoài cái nhà vệ sinh còn 1 điều em ko thíc mấy anh Tàu này 1 điểm nó là văn hóa xếp hàng
Nói VN mình kém, mấy anh Tung Của này còn kém hơn gấp 10 lần.
Từ nhỏ đến lớn chắc mấy ảnh không biết xếp hàng là gì, nói vậy mấy ACE đủ hiểu.

Nén cơn giận xuống, nói tiếp ^^, tàu siu tốc nó nè mấy bác, chuyến này là từ Bac Kinh về Thượng Hải, ga Tô Châu là kế cuối rồi đó
DSC_0854_zpsfe1fc858.jpg


Chắc cô gái trong ảnh còn lo vụ cúm gia cầm ^^

Bên trong tàu sạch sẽ như trên máy báy, lâu lâu là có mấy chị đi ngang qua lấy rác hay bán đồ ăn thức uống.
DSC_0858_zpsef344135.jpg


Tốc độ tàu chạy khá nhanh và đồng đều từ 290 -300 km/h
DSC_0867_zps08ed5450.jpg


Nhà ga Nam Kinh
DSC_0876_zpsd79f7018.jpg


Vừa ra khỏi ra Nam Kinh thì thấy 1 cây câu khá đep
DSC_0879_zpsfd596a90.jpg


Bạn đồng hành
DSC_0883_zps641c5a3b.jpg


Nhìn đường rây người ta mà mê, không biết khi nào Vn mới có đường rây đôi không ~1.4m nữa chứ đừng nói tàu siu tốc, , tàu chạy với đoạn đường gần như từ SG đến HN mà mấy có 5 tiếng.

Ngồi ngắm cảnh, ăn ngủ, gác chân, chay tới chạy lui, làm đủ kiểu cuối cùng cũng tới ga Bắc Kinh nam
DSC_0892_zps3ba73aaf.jpg


Kết thúc ngày thứ tư với bữa ăn lúc 9h tối

Trường Thành ơi! đừng đi đâu, hãy chờ ta đến gặp mi để ta có thể trờ thành 1 Hảo Hán.
 
Tiếp
--------------------------------------------
Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số.

Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam.
Trong thời Chiến Quốc khu vựa này thuộc nước Yên (Yến ?)
Trong thời Tam Quốc, khu vực Bắc Kinh do Công Tôn Toản và Viên Thiệu chiếm giữ trước khi về tay Tào Ngụy
khu vực Bắc Kinh trong một thời gian ngắn đã là thủ đô của nước Đại Yên trong loạn An Sử vào thế kỷ 8. Năm 936, nhà Hậu Tấn đã buộc phải nhường lại toàn bộ khu vực Bắc Kinh cho nhà Liêu của người Khiết Đan. Hai năm sau, nhà Liêu lập bồi đô ở nơi này, và đặt tên là Nam Kinh.
Nhà Liêu sụp đổ trước nhà Kim của người Nữ Chân vào thế kỷ 12 và nhà Kim đã chuyển thủ đô của họ đến Nam Kinh vào năm 1153, đổi tên thành Trung Đô.
Thành bị quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bao vây vào năm 1213 và bị san bằng hai năm sau đó.Sau này, Hốt Tất Liệt đã hạ lệnh xây dựng Đại Đô (Khanbaliq), tân đế đô cho triều Nguyên của ông.

Các bác xem Ỷ Thiên Đồ Long Ký chắc có nghe đế Đại Đô là Bắc Kinh hiện giờ, thời đó "thủ đô" nằm ở Nam Kinh.

Vào nhưng năm 1300, sau khi thành lập nhà Minh, Chu Nguyên Chương vẫn chọn Nam Kinh là Kinh độ, đặt tên khu vựa Bắc Kinh này là Bắc Bình và cho người con trai thứ của mình là Chu Đệ quản lý khu vực này. Chu Đệ là người tài giòi nhất trong các con của Chu Nguyên Chương, khu vực này luông bị hăm he giặc ngoại xâm từ phía bắc nên ông mới được vua cha giao cho trấn tại Bắc Bình này. Ngày xưa Bắc Kinh còn có tên gọi lả nước Yến nên Chu Đệ có chức danh là Yến Vương.

Khi Chu Nguyên Chương chết không truyền ngôi cho các còn mà truyền ngôi cho cháu nội là Chu Doãn Văn (do người con trai lớn đã chết sớm),lấy hiệu là Kiến Văn Hoàng Đế, các người chú không hài lòng với quyết định này, trong đó có Chu Đệ, mấy ông đó nghĩ rằng, mình theo vua cha chinh chiến khắp nơi, lập không biết bao nhiêu đại công, mà giờ không truyền ngôi cho mình mà truyền ngôi cho thằng cháu. Các ông chú tuy không bằng lòng nhưng đó là quyết định của vua cha nên không làm gì được. (Mấy bác rãnh thì kiếm phim di chiếu công triều của TVB về xem, có nói về giai đoạn này)

Lúc sinh thời, Chu Nguyên Chương đều giao quyền cho các con, mỗi đứa đều có binh lực riêng và trấn giữ 1 nơi, các quan trong triều sợ sau này có loạn lạc, đảo chính nên kêu gọi Chu Doan Văn thu tất cả binh quyền của họ, điều này khiến các ông chú không hài lòng, chính vì vậy Chu Đệ đã cầm quân đánh thẳng vào Nam Kinh, đốt cháy kinh thành, giành ngôi lấy hiệu là Vĩnh Lạc Hoàng đế.

Có nhiều người cho rằng Kiến Văn đã chết trong hoảng loạn, có truyền thuyết lại nói Kiến Văn đã bỏ trốn. Chu Đệ không biết tung tích người cháu, sợ sau này cháu quay lai giết mình giành lại ngôi, đên ông quyết định dời đô lên bắc Kinh.

Từ lúc đó bắc Kinh trờ thành kinh đô của nhà Minh, Thanh, và là thủ đô nước TQ cho đến ngày nay.
 
Trong mấy bài trước mình có nhắc đến buffet sáng ở TQ, mấy bữa trước tuy có tệ nhưng còn có rau có thịt, tạm ăn được.
Nhưng buffet ở khách sạn ở Bắc Kinh này tệ chưa từng thấy, toàn thấy đậu hủ, rau các loại, chế biến khó ăn, nước uống cũng chỉ có 1 loại mà tệ hơn nước cơm. Mấy ngay sau mua mì gói ăn luôn (mình ở KS này 3 đêm)
Hên là còn có mấy cái bánh mua hôm qua để lên tàu siu tốc ăn cầm chừng ^^ , sợ lát nữa không có sức mà leo trường thành.
DSC_0018_zpsb9f4b83c.jpg


Thành này nằm cách trung tấm bắc Kinh khoang hơn 60KM, nhưng do đường cao tốc khá tốt nên xe chạy khoảng 30 phút là tới.
DSC_0019_zps0f973d76.jpg


Bút tích của ông vua nào không nhớ
DSC_0026_zps1ab568f4.jpg


Cuối cùng mình cũng dc làm hảo hán, bước chân lên Trường thành
DSC_0034_zpsd69d4a85.jpg


Từ nhỏ mình luôn nghĩ, sao ông Tần Thủy Hoàng giỏi quá, người xưa tài quá, làm sao xây được mấy ngàn km trường thành này, mà nó còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.

Thật tế, ông Tần này là người đi đầu trong việc ghép các thành của các nước lại với nhau, nhưng hầu hết những công trình thời đó đã không còn tồn tại, hoặc nếu có cũng chỉ là những mô đất cao ở Tân Cương, trường thành còn có 2 đợt xây dựng lại thời nhà Tống và Minh. đến đời nhà MInh thì chỉ sửa 1 phần thôi, phần ờ Tân Cương là xa mạc rộng lớn nên họ cảm thấy không cần.

Trường Thành ngày nay chúng ta tham qua là được xây dựng lại từ thời nhà Minh
DSC_0035_zps8c9f2a49.jpg


Trường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ. Họ rất giỏi cưởi ngựa, nên xây thành chắn lại để quân họ khỏi vào Trung Nguyên
DSC_0037_zpsa1f4ade8.jpg


Một cửa ải nói tiếng của Trường Thành là Sơn Hải Quan,nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan"

Cửa Quan này còn gắn liến với thời kì lịch sử nối tiếng vào cuối đời nhà Minh, đây chính là nơi Ngô Tam Quế đã mời cửa cho quân Mãng Thanh (tổ tiên của họ là dân tộc Nữ Chân từng đánh chiếm trung Nguyên) vào đất trung nguyên xây dựng triều đại Phong Kiến cuối cùng của Trung Quốc, triều nhà Thanh.

Trường thành cao và dốc thẳng đứng, lên leo lên thấy mệt, leo xuống thì thấy sợ
DSC_0060_zpsb6394d49.jpg


DSC_0067_zps73659bec.jpg
 
Lúc đứng trên trường thành thì bắt gặp được con tàu, các bác có xem Ký sự hỏa xa sẽ biết đoàn tàu này, nó là tàu liên vận quốc tế chạy tuyến Bắc Kinh - Ulanbator - matxcova
DSC_0068_zps5c98778d.jpg


Chỉ có vài tiếng ngắn ngủi bên trường thành, đã đến lúc chi tay với 1 hy vọng, ngày nào đó ta lại được đến Sơn Hải Quan, vì nơi đó phong cảnh sẽ hùng vĩ hơn đoạn này
DSC_0049_zps68fd27dd.jpg


DSC_0046_zps8c5b8721.jpg


Trên đường từ trường thành đi thập tam lăng thì bắt gặp bức tượng Lý Tự Thành
DSC_0079_zpsfea380c3.jpg

Bức tượng của ông được xây hướng về trung tâm Bắc Kinh.
Nói ra thì không biết ông này thuộc triều nào, dù gì cũng làm vua được vài ngày hihi.

Năm 1627, Sùng Trinh lên ngôi hoàng đế, đất nước mục nát, ông đang gắng sức gây dựng phục hưng cơ nghiệp thì chiến sự lại liên miên.
Năm 1637, Lý Tự Thành dựng cờ khởi nghĩa ở Thiểm Tây, tự xưng là Phụng thiên xướng nghĩa đại nguyên soái. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô lớn nhất dưới thời Sùng Trinh với quân số lên đến vài chục vạn người, chủ yếu là giặc cướp các quận huyện và thành phần phản quốc.
Quân Lý Tự Thành bị dân chúng oán hận kêu là "Sấm Tặc", vì hay cướp của dân, đàn áp học sỹ ái quốc và hiếp dâm thôn nữ cộng thêm những tội trạng động trời khác.
Vài năm đầu, nhà Minh với quân đội thiện chiến và tướng lĩnh tài giỏi, hùng cường, đã đánh bại, bao vây và suýt giết được Lý Tự Thành, nhưng đang giữa chừng cuộc chiến thì Nỗ Nhĩ Cáp Xích và quân Hậu Kim thì lại tấn công Liêu Ninh và Liêu Đông. Vì lẽ này mà nhà Minh lại phải chi phối quân đội, khiến cho Sấm Tặc ngày được lộng hành.
Quân của Lý Tự Thành đi đến đâu, quân nhà Minh thua trận đến đó. Cuối cùng, tháng 4 năm 1644, Lý Tự Thành chiếm được Bắc Kinh

Vì biết Ngô Tam Quế là 1 tướng tài, lại đang giữ 1 quan ải qung trọng, để cho chắc ăn ông Lý Tự Thành này bắt cha và vợ của Ngô tam Quế làm con tin bắt Ngô Tám Quế đầu hàng, trên đường đưa quân về Bắc Kinh đầu hàng thì ông hay tin cha mình bị giết, vợ mình (Trần Viên Viên, ai coi Lộc Đỉnh Ký sẽ biết thêm 1 chút về 2 con người này) ông quyết định quay về Sơn Hải quan và mở cửa quan cho quân Thanh vào Trung Nguyên đánh Lý Tự Thành chiếm được Trung Nguyên, Hoàng đế đầu tiền thời nhà Thanh là Thuận Trị lên ngôi
 
Đường vào Thập Tam Lăng như thế này này
DSC_0096_zps4dbfd20e.jpg

Bãi giữ xe
DSC_0098_zps8913af5c.jpg

Cồng vào
DSC_0100_zpsaafe828e.jpg


Thập Tam lăng em chụp có thề thôi, quan niệm người phương Đông mình thì chup mồ mã có gì hay.
Dù tin hay không thì em cũng ko dám chụp vì bị người lớn la
Không có hình minh họa, em xin kể chay nha.
Mấy bác xem bản đồ khu lăng mộ này
bando_zpsbe192ebe.jpg


Triều Minh có tổng cộng 16 đời, nhưng tại đây chỉ có 13 lăng,
Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương lúc băng hà tại Nam Kinh tên chôn ở đó.
Trong lúc loạc lạc Kiến Văn không biết sống chết ở đâu.
Nên 2 người này không có được chôn ở đây.

Vua thứ 6 nhà Minh Chu Kỳ Trấn, hiệu Chính Thống, là người hiếu chiến, ông hay đem quân đi đánh 1 Mông Cổ, 1 lần ông bị bắt giữ làm con tin. Nước 1 ngày không thể không có vua, nên em trai ông là Chu Kỳ Ngọc lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thái.
Do biết bắt ông không được gì nền Mông Cổ thả ông Chu Kỳ Trấn về, ông này về giành lại ngôi của ông em, lấy hiệu mới là Thiên Thuận.
và phong cho ông em làm Vương.
Vì chỉ được làm Vương, nên lúc chết ông em đem chôn chổ khác.
Do đó chỉ có 13 lăng nhà Minh được chôn chổ này.

Chu Đệ lúc dời đô về Bắc Kinh, ông chọn khu vựa này để làm nơi chôn cất và bắc đầu cho cho xây mộ. Khu vực này theo phong thủy thì có nuí, có sông cò rồng gì đó, em không biết nữa (^^), các lăng mộ đều xâu dựa vào vách núi. nhưng có 1 cái mộ lạc loài, mấy bác thấy em khoanh tròn không.

Đó là mộ của Sùng Trinh, ông này lúc chết là treo cổ ở nuí Cảnh Sơn (đến phần tử cấm thành, em sẽ nói thêm), chắc mấy ông nhà Thanh làm phước nên đem về chôn đại trong khu này luôn.

Mấy ông vua lúc chết được chôn nhiều của cải và còn cho mặt cái này này nữa nè
DSC_0088_zps1d069ecf.jpg


Trong 13 lăng, thì cả đoàn được đến Định lăng của ông vua Van Lịch,
Lúc đầu chính phủ tính khai quật lăng của Chu Đệ trước, nhưng do tình cờ phát hiện được 1 đường hầm dưới lòng đất và dẫn đến Định Lăng, nên đã quyết định khai quật luôn.

Vua chết chôn theo bao nhiêu là của cải, tay to Tung Của mà đào lên hết chắc giàu sụ :evil:
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,031
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top