Re: Lên núi & Xuống biển ...Ta đi dự Sinh Nhật Phượt lên 8-Nha Phu-Nha Trang
Cho mình thuê chung với, mình ở PY nên ko rành chỗ cho thuê lều ở SG lắm.
@cubi99: vậy bác chia sẻ kinh nghiệm đi đường đèo của bác cho em với các xế khác tham khảo đi. (beer)
Chào bạn highblack !
Nói về kinh nghiệm thì mổi người cầm lái nhiều sẽ rút ra cho mình một cách riêng , nhưng tui nghĩ có vài điểm chung mà anh em cần chú ý :
1/ Cặp vỏ là bộ phận trong xe tiếp xúc với mặt đường , muốn chạy cua tốt cần chú ý tới nó một chút .
- Vỏ phải còn date , và còn gai ( tui đã nói kỷ trong một vài comment trước ) . vỏ quá date cao su bị lão hóa ( bị chai ) - mất độ bám , vỏ mòn không còn chổ thoát nước - gặp vũng nước trong cua thì hơi mệt .
- Áp suất hơi trong vỏ ( trên vỏ có ghi áp suất , tải trọng max - không được quá thông số nầy ) thường thì khoảng 2-2,2 kg/cm2 là vừa ; chở đôi thì áp suất cao hơn một tí . Áp suất thấp thì tăng độ bám nhưng nặng máy , áp suất cao thì nhẹ máy nhưng độ bám đường sẽ giảm . Tùy vào thói quen , tùy trường hợp mà gia giảm chút ít . Nên bơm vỏ trước áp suất nhẹ hơn vỏ sau một chút .
- Sáng sớm , tiết trời lạnh chạy cua cũng không tốt lắm , do cao su vỏ bị cứng , giảm độ đàn hồi nên dẩn đến giảm ma sát mặt đường . Chạy khoảng vài chục km , vỏ bắt đầu nóng thì ok .
2/ Trong đèo thường chỉ có đường vạch giữa đường để phân định 2 chiều lưu thông , một vài đèo nhỏ có thể không có - trường hợp nầy các bạn tự ước lượng vậy . Trên đường đèo nếu chú ý các bạn sẽ thấy có chổ là đường đứt nét , có chổ là đường liền nét - thường là ngay cua . TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC LẤN LINE Ở ĐOẠN CÓ KẺ ĐƯỜNG LIỀN NÉT - ĐƯỜNG LIÊN TỤC .
3/ Trước cua ( đường còn thẳng ) bạn phải :
- Quan sát thật kỷ : có chướng ngại vật không , tình trạng mặt đường thế nào - có ổ gà ổ voi , cát , đá mi , nước , nói tóm lại mọi thứ trên mặt đường . Độ dốc của cua , cua sâu ( cua chử C ) hay cạn , cua gắt hay lơi , đường dốc nhiều ít .
- Những điều bạn quan sát được sẽ giúp các bạn chọn lựa tốc độ , số của xe một cách hợp lý khi vào cua . Nếu vận tốc hơi nhanh bạn có thể dùng thắng nhẹ để hãm chậm lại ;Nếu quá nhanh bạn có thể về số để giảm tốc độ - xe sẽ ổn định hơn là thắng gấp . Chú ý bạn phải về từng số một sau đó cảm nhận , nếu còn nhanh hãy về tiếp số nữa cho tới khi xe đạt tốc độ mình muốn . Tránh về nhiều số cùng lúc xe sẽ mất ổn định ( sàng bánh sau ) .Nếu là đường dốc lên - bạn nên chọn số nhỏ hơn một số để có thể tăng tốc dể dàng khi bị mất trớn .
- Vị trí xe trước cua : cua trái bạn nên lấn phải - sát lề phải , cua phải thì lấn trái - quá vạch kẻ tim đường một chút cũng được , vì lúc nầy vạch kẻ là đường nét đứt . Điều nầy sẽ giúp bạn có tầm nhìn tốt hơn , xa hơn .
Tui không biết up hình , nếu có hình minh họa sẽ dể hiểu hơn .
- Trước khi vào cua bạn phải báo hiệu cho xe ngược chiều dầu rằng bạn có thấy xe ngược chiều hay không , kết hợp đèn và còi . Đèn : chuyễn pha/cos vài lần ( xe con đóng kính sẽ không nghe được còi ) . Còi : Nhấp đứt quản vài tiếng để báo hiệu , có thể lặp lại ,tránh nhấn còi liện tục - sẽ làm khó chịu người trên đường .
4/ Trong cua :
- Nếu là xe tay côn : tuyệt đối không được bốp , rà côn trong cua , sẽ làm giảm độ ma sát bánh - mặt đường rất dể trợt bánh
- Không được thắng gắp trong cua ( xe đang nghiêng ) rất dể bị xòe . Trong trường hợp bất khả kháng hãy " dựng xe thẳng lên " rồi hãy thắng .
- Khi tới đỉnh cua , bạn không cần bẻ tay lái , cua bên nào bạn chỉ cần đẩy nhẹ tay lái bên đó về phía trước cho đến khi đạt được bán kính cong mà bạn muốn , xe và người bạn sẽ tự nghiêng theo . Đồng thời bạn cần đệm ga ( tăng ga nhẹ ) một chút sẽ giúp tăng độ ma sát bánh sau , việc vào cua sẽ ổn định , mượt mà hơn . Cách nầy dân biker quen gọi là KỶ THUẬT ĐÁNH LÁI NGƯỢC , rất hiệu quả khi vào cua gắt với tốc độ cao .
Điều nầy có vẽ hơi lạ , bạn có thể mang xe của mình ra thử - Lý giải chuyện nầy khá dài dòng , không tiện trình bày ở đây .
- Trong cua bạn không nên nhìn gần ( trước đầu xe ) , mà nên hướng tầm nhìn về phía cuối cua sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn , và tránh được tình trạng chóng mặt khi đường cua trái / phải liên tục .
5/ Vượt trong đèo : hạn chế vượt trong đèo , nhưng nếu cần thiết phải vượt .
- Quan sát thật kỷ xem đường có thông thoáng không .
- Báo hiệu bằng đèn signal trái , chớp đèn xin vượt ( kết hợp còi như nêu trên ) , khi thấy xe cần vượt cho phép ( đèn signal phải chớp ) rồi mới vượt .
- Trước khi vượt phải về số thích hợp , để xe có thể tăng tốc nhanh , dứt khoát khi vượt , thời gian 2 xe song song là ngắn nhứt .
- Tuyệt đối không vượt bên phải , vượt trong cua - nơi có đường kẻ tim đường liên tục .
6/ Vận tốc xe trong đường đèo :
Mổi bạn sẽ chọn cho mình một tốc độ thích hợp sao cho AN TOÀN và bạn cảm thấy " SƯỚNG " là được .
7/ Đối với những con dốc dài , bạn phải về số thích hợp . Nếu cần thắng bạn không nên rà thắng liên tục ( sẽ làm bố , dĩa nóng quá mức - hư dĩa , chai bố ) . Bôp thắng cho tốc độ giảm chậm , buông ra cho tới lúc tốc độ hơi nhanh lại bốp thắng , cứ tiếp tục như vậy .
8/ Chạy trong đèo nên chạy số nào ? Tui thấy nhiều câu hỏi như vậy !
Thật ra đi đèo hay đường trường cũng vậy , không phải chạy một số mà là một dãy số . Tùy chạy nhanh chậm , đèo dốc , trình độ mà dãy số nầy khác nhau : rộng hẹp ; cao thấp .Ví dụ : Đường đèo dốc dữ : 1 ,2 ; đèo ít dốc : 2,3 . Chạy nhanh : 2, 3, 4 . Những tay lái bình thường ( như tui ) thường chỉ chạy ở khoãng 3 hoặc 4 số thôi : 2,3,4 chạy nhanh thì 2,3,4,5 . Đối với các tay lái lão luyện có thể trong đèo họ chạy hết số luôn : 1,2,3,4,5,6 vì để đạt tốc độ rất nhanh ở đoạn thẳng đôi khi phải lên hết số , và vì tốc độ quá nhanh họ phải về hết số thì tốc độ mới giảm xuống mức phù hợp trước khi vào cua .
9/ Xe tay ga trong đèo : Xe tay ga đi đèo rất khó nếu bạn muốn chạy nhanh vì không có số để mà về khi cần giảm nhanh tốc độ , chỉ trông chờ vào thắng , tay ga . Muốn chạy tốt , nhanh bạn phải " thân thuộc tính nết " con xe của mình và phải có kỷ năng sử lý thắng thật tốt thì cũng ok thôi . Trong nhóm đi xuyên việt - tây bắc - bắc có lần có một em đi xe Sh 150 - Chạy " bà cố luôn " quá ok - Vô cua hết vỏ luôn đó . Không có điều gì là không thể các bạn ạ ! Người địa phương họ vẩn chạy đèo "ào ào " đó thôi .
Trên là những điều tui rút ra được cho bản thân , chắc không tránh khỏi nhiều thiếu sót ; đi nhiều , chiêm nghiệm sau mổi cung đường bạn sẽ cảm nhận được cách chạy phù hợp cho riệng mình .
Chúc các bạn có những chuyến đi AN TOÀN , THÚ VỊ và cảm thấy " SƯỚNG " khi lượn quanh những con đường đèo tuyệt đẹp !