What's new

Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ - những điểm tham quan

Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất của sương mù, của xứ sở ngàn hoa, của những cơn mưa bất chợt, của những hàng thông cao vút ..... hay thỉnh thoảng cũng còn được gọi bằng cái tên mỹ miều Tiểu Paris.

Nhân chuyến đi thăm Đà Lạt những tháng trước đây, mình xin chia sẻ lại những địa điểm tham quan tại Đà Lạt mà mình đã có dịp ghé qua miền đất này....
 
Last edited:
Re: Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ

11057836_1673459416232324_8797593924467529023_n.jpg

tấm hình này của bạn đẹp........mờ ảo .
 
Re: Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ

2/ dinh cựu hoàng Bảo Đại (hay còn gọi Dinh 3):

Mình ghé tham quan địa điểm tiếp theo đó là Dinh của vua Bảo Đại.

Dinh 3 hay còn gọi là Dinh vua Bảo Đại, là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.

Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !

Dinh 3 nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình chịu nặng phong cách kiến trúc Châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.

Tương tự như dinh 2, dinh 3 là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng

* Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

*Tầng lầu:Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung sống với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hồng Kông).

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

Ngoài giá trị trên, Dinh còn là một trong những kiến trúc mang phong cách Châu Âu đặc sắc, Dinh còn chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất. Ngoài ra, Dinh còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi.

01 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

02 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

04 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

DSC00375 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ

Chụp choẹt bên ngoài khuôn viên xong, mình đi vào bên trong Dinh để tham quan..
DSC00366 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr



Đây là hình của bà Nam Phương Hoàng Hậu
DSC00364 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Một trong số các phòng trong Dinh Bảo Đại
DSC00365 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


DSC00368 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


DSC00367 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Vòng vèo 1 hồi cũng hết chổ để dzòm ... mình đi trở ra và tiếp tục hướng về địa điểm tham quan tiếp theo
 
3/ ga xe lửa cổ Đà Lạt:

Mình dong xe đến điểm tiếp theo là ga xe lửa cổ Đà Lạt.

Ga Đà Lạt là nhà ga tàu hỏa của thành phố Đà Lạt. Đây được xem là nhà ga cổ kính nhất Việt Nam và Đông Dương

Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang-Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. Tuyến đường sắt duy nhất hiện nay nhà ga còn phục vụ chính là tuyến Thành Phố Đà Lạt – Trại Mát dài 7 km đưa du khách đến với Trại Mát và chùa Linh Phước.

Theo một tư liệu lịch sử cho biết dự án xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt được toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908, đến năm 1922, Công ty thầu khoán Á Châu được ủy nhiệm nghiên cứu làm đoạn đường xe lửa răng cưa Kroongpha - Dran theo kiểu Thụy Sỹ, với đoạn đường sắt răng cưa dài khoảng 10 km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% để đến đất Dran của Lâm Đồng.

Kể từ khi có nhà ga Đà Lạt thì số lượng khách du lịch đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều. Khi đó, trên mỗi chuyến tàu, ngoài toa vận chuyển hàng hóa còn có 3 toa chở khách, và những toa chở khách này cũng được phân ra theo 3 hạng khác nhau.

Sau khi người Pháp rời Việt Nam, việc chạy tàu từ Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ chiếm đóng, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thiết bị cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và nhà ga này ngừng hoạt động năm 1972. Có 3 tuyến đường được khai thác lúc bấy giờ là: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.Sau giải phóng, tuyến đường sắt này được khôi phục và chính thức kéo còi vào ngày 19-5-1975, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi. Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi. Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.

Phía trước của nhà ga
212 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

211 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Dự định của mình là vào mua vé xe lửa để đi 1 vòng xuống chùa Ve Chai để được hưởng cảm giác đi chiếc xe lửa cổ xem như thế nào.

Nhưng không may là khi mình đến thì xe lửa đã xuất phát đi mất trước 20 phút rùi .... Tiếc hùi hụi ...

Lần sau có lên Đà Lạt nữa mình sẽ phải nhất quyết chờ mua vé đi xe lửa cổ cho bằng được

Thôi thì lần này không ngồi xe lửa được, thì chụp xung quanh cái nhà ga xe lửa, và những toa tàu trưng bày ở đây vậy
213 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

214 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

215 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

216 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

219 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ

Lên đến đỉnh Langbiang rùi, kiếm chổ chụp hình ngắm cảnh thui ....

15 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

16 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

Nhìn xuống những đường phố của Đà Lạt từ trên cao, cảm giác thật tuyệt
17 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

18 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

19 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

18 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

chantam chụp mấy tấm ảnh này đẹp quá! Năm rồi, chú đến đây cũng đang mưa, nên không lên đỉnh. Nếu lên chắc cảnh vật cũng đẹp và quyến rũ như thế này.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,283
Bài viết
1,174,845
Members
192,016
Latest member
Thomasxaa69
Back
Top