What's new

Đà Lạt - Miền nắng lạnh nên thơ - những điểm tham quan

Đà Lạt từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất của sương mù, của xứ sở ngàn hoa, của những cơn mưa bất chợt, của những hàng thông cao vút ..... hay thỉnh thoảng cũng còn được gọi bằng cái tên mỹ miều Tiểu Paris.

Nhân chuyến đi thăm Đà Lạt những tháng trước đây, mình xin chia sẻ lại những địa điểm tham quan tại Đà Lạt mà mình đã có dịp ghé qua miền đất này....
 
Last edited:
222 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

217 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

218 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

221 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Tại sân ga xe lửa, mình gặp anh chàng nghệ sĩ này, cậu ta vẽ đẹp kinh thặc ... Nhìn mấy bức vẽ mình cứ ngắm mãi
220 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr



Sau khi tham quan xong ga xe lửa cổ, và để lỡ vé chuyến xe này, tiếc hùi hụi ... mình tự dặn lòng sẽ ghé lại đây lần sau, để trải nghiệm cảm giác đi xe lửa cổ.

Còn bây giờ, thì xách xe dong xuống chùa Ve Chai (chùa Linh Phước) thôi, địa điểm tham quan sắp tới trong lịch trình đang đợi ...
 
4/ chùa Ve Chai (chùa Linh Phước):

Chùa Linh Phước (cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8km), Chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia.

Chùa Linh Phước là một công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc của thành phố Đà Lạt.một ngôi chùa độc đáo bậc nhất Đà Lạt bởi ngoài kiến trúc cầu kỳ, toàn bộ ngôi chùa đều được khảm mảnh sành.

Chánh điện dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.

Sân chùa (Hoa Long Viên) có con rồng dài 49 m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam. Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Do chùa được khảm toàn bộ bằng mảnh sành nên nhiều người vẫn thường gọi chùa Linh Phước là chùa Ve Chai. Chùa do một số Tăng ni, Phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Năm 1990, khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới thì chùa bắt đầu được nhiều người chú ý bởi lối kiến trúc khá độc đáo, mới lạ.

Ở đây, từ hoa văn trang trí tượng Phật, hình rồng, phượng, búp sen… cho tới cả lối đi đều được khảm bằng mảnh chai, mảnh sứ.

Ở chùa còn có tượng Bồ Tát Thế Âm bằng hoa bất tử rất cao.

Ở đây cũng mới đưa vào khánh thành bảo tượng Quán Thế Âm Bồ Tát rất đẹp.

Nhiều người tới viếng thăm chùa phải ngỡ ngàng bởi sự độc đáo; những tính tiết hoa văn tinh tế, sắc nét đều được khảm bằng mảnh sành.


Phía trước cổng chùa Linh Phước (chùa Ve Chai)
102 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

105 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

103 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

104 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Sau khi tham quan và viếng chùa Ve Chai (chùa Linh Phước) xong, mình tiếp tục dong xe hành trình, hướng xe về phía nhà ga cáp treo để đi lên núi Phụng Hoàng viếng thiền viện rất nổi tiếng trên Đà Lạt này. Đó là Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt...
 
5/ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt:

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập - nay là Dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ. Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ trước đây khi còn đương thế thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là một trong những cao đệ của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ.

Đường đi đến nhà ga cáp treo, để vượt lên núi Phụng Hoàng
136 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

137 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

138 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

139 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

141 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,283
Bài viết
1,174,845
Members
192,016
Latest member
Thomasxaa69
Back
Top