What's new

Dân nhậu chú ý!!!!

Kendu

Phượt tử
Những món ăn được chế biến từ hải sản thường là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng có chứng kiến các công đoạn chế biến loại thực phẩm này, mới thấy thật hãi hùng.

Ba lần tẩm độc

Xã Phước Tỉnh được xem là xã vùng biển giàu nhất nước, nhờ có đội ghe tàu hùng mạnh chuyên ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Mỗi ngày, tại cảng Tân Phước, có hàng trăm ghe tàu cập bến đổ xuống hàng ngàn tấn cá tôm, mực vừa đánh bắt được. Vì vậy, song song với hoạt động mua bán tấp nập, các loại hóa chất phụ gia bảo quản sản phẩm cũng được bày bán gần như công khai ở các nhà dân lân cận.

Ông Ba Hồng, người ở quận 8 - TPHCM, có cả đội ghe thuyền chuyên đi săn mực rồi trực tiếp dùng xe tải chở thẳng từ xã Phước Tỉnh đến chợ đầu mối Bình Điền - TPHCM, kể: “Trước đây để ướp 1 tấn mực phải cần đến 100 cây đá (giá khoảng 5 triệu đồng) rất bất tiện, tốn kém, nay chỉ cần cho vào 4 kg chloramphenicol, giá chỉ 250.000 đồng/kg là xong. Tiết kiệm được tới 4 triệu đồng cho 1 tấn ai chẳng ham”.

Ông Hồng còn tiết lộ: “Về đến chợ Bình Điền, tiểu thương lại một lần nữa ướp chloramphenicol vào rồi chờ bán ra các chợ lẻ, đến đây người bán lẻ lại ướp một lần nữa, tức là con mực phải chịu thấm đẫm chất này ít nhất ba lần mới đến tay người tiêu dùng”. Theo ông Hồng, các loại cá cũng bị tẩm ướp chất kháng sinh cực độc này, theo một quy trình đơn giản mà “hiệu quả” như đã nói ở trên.

Tươi, chắc nhờ hóa chất

Mỗi khi tàu chở cua ghẹ về, hàng trăm người đã được chủ vựa thuê, ào xuống bốc xếp hàng lên bờ. Sản phẩm nhanh chóng được phân loại ngay, con nào còn sống để qua một bên, chuẩn bị cột dây, rọng nước; con nào chết chất thành từng đống, mùi cua ghẹ chết rất khai và thối xộc thẳng vào mũi vô cùng khó chịu.

thuysan1..jpg


Để giữ cua ghẹ được lâu, người ta cho vào nước một lượng hàn the đậm đặc (khoảng 2 kg/100 kg sản phẩm), chlorine (hóa chất chống khuẩn) và GGT - loại thuốc dùng để diệt sâu bọ côn trùng, rồi luộc.

Sau khi luộc xong, người ta xếp chúng vào từng cần xé và đem đi giao cho các hộ dân trong xã lột thuê. Nhìn từng đống cua, ghẹ, cá, mực bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen nghịt, không ai có thể ngờ được chỉ ngay sau đó vài giờ, chúng được đóng lại thành từng ký, bao bọc kỹ lưỡng xếp trong thùng mút, chở đi tiêu thụ khắp nơi, chủ yếu là TPHCM.

Về TP, đừng ăn xúp cua...

Tại đây, công đoạn chế biến chả cá, mắm ruốc cũng không kém phần rùng rợn. Ngoài việc nạo các loại cá chết đã lâu, cho ướp hàn the và các loại tinh dầu để sản phẩm thơm, họ còn để cho ruồi nhặng thoải mái “hưởng lợi” từ các thùng sản phẩm đã chế biến trước khi chúng được đóng gói. Hầu hết những người dân sống ở khu vực này đều không ăn những sản phẩm chế biến sẵn, bởi họ hiểu rất rõ độc hại từ hóa chất.

Chị Tuyền, người dắt tôi đi xem các công đoạn chế biến, ghé tai tôi nói nhỏ: “Về TP, em đừng ăn món xúp cua nhé. Ngày mai em về cứ mua cua ghẹ sống mà ăn”. Đối với tôi, những điều chị Tuyền dặn cũng bằng thừa. Tôi tin chắc rằng chẳng riêng gì mình, bất cứ ai đã từng chứng kiến các công đoạn chế biến khủng khiếp như thế cũng thề chẳng bao giờ dám ăn những sản phẩm này cả.
Theo
nguoilaodong.gif
 
Kendu cũng là một tay nhậu có hạng mà ... không biết đến giờ này có bao nhiêu kg hoá chất trong người mà sao kén rượu thế.
 
Không nên kìm hãm sự sung sướng lại!!!!:D
"Khuất mắt trông coi" thôi,chứ đời ối cái chênh vênh bờ vực mà còn khối ông không sợ,vẫn leo như thường,ba cái trò ẩm thực này đâu có ngán gì,các bác nhỉ! =)) =)) =))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,973
Members
192,324
Latest member
u888ai
Back
Top