What's new

[Chia sẻ] Dạo qua Thái - Miến - Lào

Tết đến xuân về, em và các bạn mới làm chuyến du xuân sang thăm thú ba bạn láng giềng, coi như mở hàng đầu năm. Chuyến đi với những cảnh sắc kỳ thú, những con người thân thiện, những người bạn chân thành và những câu chuyện thú vị đem lại cho mỗi người những xúc cảm khó quên.

Thời gian: 7 ngày

Chi phí: 3tr8/ người (bao gồm vé máy bay 2 chặng, ăn, ngủ, vé tham quan các địa điểm, phí xuất nhập cảnh, đi lại)

Lịch trình:
Ngày 1: HN - BKK - Chieng Rai (2 chặng bay)
Ngày 2: Chieng Rai - Chiang Sean - chùa Wat Chedi Luang - Tam giác vàng (Golden Triangle) - Mae Sai
Ngày 3: Mae Sai - qua làng Tachileik (Miến) - chùa Dhammayon - chùa Swedagon Tachikeik - khu du lịch của người Paudang (cổ dài) và Akha - Nhập cảnh lại Mae Sai - Chieng Mai - Chiang Mai Night Bazaar
Ngày 4: Chiang Mai - Lễ hội hoa Chieng Mai - chùa Wat Chang Lom - chùa Wat Phra Sighn - chùa Wat Phra Doi Suthep - khu nghỉ dưỡng của nhà vua - Sukhothai
Ngày 5: Sukhothai - Sukhothai Hístorical Park - Phisanulok - Udon Thani
Ngày 6: Udon Thani - CK Nong Khai - Vientiane (Lào) - Patuxay - That Luang - vườn Phật - chợ Sáng - CK Nam Phao
Ngày 7: CK Nam Phao - CK Cầu Treo - Hà Nội
 
Ngôi chùa thứ hai là chùa Shwedagon "giả cầy" lại ngôi chùa bằng vàng nổi tiếng tại thủ đô Yangon. Tuy là nhái lại và không đồ sộ bằng nhưng vẫn rất đẹp (cho dù đang được bọc lại trùng tu). Từ phía trên chùa có thể nhìn bao quát cả tỉnh Tachileik và 1 phần trên đất Thái. Để vào trong sân chùa mọi người bắt buộc phải đi chân đất. Mà hôm đó trời lại mưa, nước ngập lõng bõng ở khoảng sân xung quanh chùa, đi chân không lạnh buốt chẹp :(

Ngôi chùa Shwedagon made in Tachileik (cái phần vải màu xanh là phần đang sửa chữa)






View từ chùa xuống



Hàng tượng ấn tượng phía ngoài chùa


 
Địa điểm thứ 3, cũng là điểm cuối cùng tại Tachileik là nơi ở của người cổ dài Paudang

Để giới thiệu qua về tộc người này, em post một bài báo nói về những người phụ nữ Paudang tại Kayan (Thái). Người Paudang sống rải rác ở vùng phía Bắc Thái lan và một phần nhỏ ở Myanmar

--------

Bộ tộc của những phụ nữ cổ dài

Tại vùng Đông Bắc Thái Lan hiện có một bộ tộc kỳ lạ đang sinh sống, cổ của tất cả những phụ nữ thuộc bộ tộc này đều dài… ngoại cỡ. Nhìn từ xa, đầu của họ chỉ như một quả bưởi nhỏ gắn trên đầu cây gậy chênh vênh. Tuy nhiên, những người phụ nữ bộ tộc này rất tự hào về chiếc cổ kỳ dị của mình

Chuỗi vòng "kim cô" theo suốt cuộc đời

Kayan là tên một bản nhỏ hẻo lánh nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan và cũng là tên một bộ tộc người thiểu số kỳ lạ đang sinh sống ở đây. Tất cả phụ nữ của bộ tộc Kayan từ già đến trẻ đều đeo nhiều chuỗi vòng đồng vàng choé trên cổ. Vì ngoại hình đặc biệt này, phụ nữ bộ tộc Kayan được gọi bằng biệt danh: "bộ tộc nữ cổ dài". Trong lịch sử, cư dân sống ở bản Kayan không phải là dân gốc Thái Lan, tổ tiên của họ vốn là thổ dân Khumlen sống ở Myanmar di cư sang Thái Lan từ thế kỷ 17. Tập tục phụ nữ đeo vòng đồng trang sức trên cổ có từ rất xa xưa và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Người Kayan đặc biệt tự hào vì những chiếc cổ dài lạ mắt đeo đầy vòng đồng lộng lẫy và họ xem đó như là một đặc ân mà ông trời ban cho người Kayan.

Trong phong tục của người Kayan, nữ giới quan trọng hơn nam giới. Chính vì vậy mỗi khi trong bản có nhà sinh con gái, cả bản sẽ kéo đến chúc mừng và coi đó là điềm lành của cả bản. Dân bản đem đủ thứ đến tặng gia chủ, trong đó tặng phẩm không thể thiếu là những thỏi đồng vàng óng, vì người Kayan quan niệm đồng tượng trưng cho sự cứng rắn, linh thiêng. Khi bé gái tròn một tuổi, dân bản mang trâu, bò, lợn, gà và rượu cần đến làm lễ tế trời đất. Sau lễ tế, dân làng sẽ xây một lò đốt nung chảy tất cả số đồng mọi người tặng để đúc thành những chiếc vòng đồng đeo cổ xinh xắn. Khi bé gái lên 4-5 tuổi, trong lễ tạ trời đất của gia chủ, nữ già làng sẽ đeo chuỗi vòng đồng đầu tiên nặng 0,5kg vào cổ bé gái. Tất nhiên lúc mới đeo, bé gái sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu, nên quấy khóc suốt ngày, nhưng cha mẹ em vẫn bình thản và coi đó là điềm linh thiêng và bé sẽ quen dần theo năm tháng. Tới khi 8 tuổi, bé gái phải đeo tiếp chuỗi vòng cổ thứ hai nặng 1kg và tới năm 12 tuổi, tiếp tục đeo thêm một chuỗi vòng mới nặng 1,5kg. Đến tuổi 15, bé gái sẽ được nữ trưởng bản kiểm tra "độ bền" của cổ, nếu đủ vững chắc, trưởng bản sẽ lại "bổ sung" một chuỗi vòng cổ nữa nặng 2kg. Kể từ thời điểm này đến khi đi lấy chồng, tổng trọng lượng "của hồi môn" là các chuỗi vòng đồng đeo trên cổ nặng không dưới…5kg. Với người Kayan, trong lượng số vòng cổ này là thước đo danh giá và sức khoẻ của mỗi cô dâu. Chuỗi vòng đồng đeo cổ vì vậy như một vòng kim cô vĩnh hằng và theo họ sang tận thế giới bên kia.

Hình ảnh người phụ nữ Kayan nếu những chiếc vòng được tháo ra:


Phải chăng cổ của những phụ nữ Kayan có thể phát triển dài kỳ lạ? Câu trả lời chính xác hiện còn bỏ ngỏ vì thực tế, du khách hay những nhà khoa học muốn nghiên cứu cụ thể đều không được phép tiếp cận trực tiếp cổ họ. Tập tục bộ tộc Kayan không cho phép người lạ bới lật hay tháo những chuỗi vòng đồng trên cổ phụ nữ, kể cả khi họ từ giã cõi đời. Mặc dù vậy, các nhà nhân chủng học Thái Lan dựa trên kết quả nghiên cứu trên lý thuyết đã quả quyết: "Cổ con người không thể dài quá giới hạn mà tạo hoá đã tạo ra" (hiện người giữ kỷ lục Guinnes có chiếc cổ dài nhất thế giới là 40cm). Các nhà khoa học Thái Lan suy đoán rằng, chính những chiếc vòng đồng đeo trên cổ phụ nữ ngay từ tuổi ấu thơ đã uốn võng xương quai xanh làm cho bả vai trễ xuống thấp khiến cổ họ trông có vẻ dài ra chứ thực tế, độ dài xương cổ của phụ nữ Kayan không thể vượt quá 40cm.

Giàu lên nhờ… những chiếc cổ

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch địa phương, bình quân hàng năm bản Kayan đón 20.000 lượt du khách đến để tận mắt chứng kiến những người phụ nữ cổ dài. Hiện tại, Kayan còn khoảng 200 phụ nữ cổ dài, người trẻ nhất là một bé gái mới được gần 5 tháng tuổi, người già nhất là cụ bà Phomlavolchaithit năm nay đã 83 tuổi. Mặc dù tuổi cao sức yếu, song cụ bà Phomlavolchaithit vẫn chẳng tỏ ra "đuối sức" với số vòng nặng 5kg này mà luôn sẵn sàng để du khách ngắm nghía và chụp ảnh.

Thời gian gần đây, phụ nữ Kayan đã biết tận dụng sự tò mò của du khách để có thêm thu nhập. Nếu ai muốn chụp ảnh với cụ bà Phomlavolchaithit đều phải bỏ ra 5USD. Chị Nadikeolavat 47 tuổi cũng nhờ chiếc cổ của mình mà đã kiếm đủ tiền xây nhà, chữa chạy bệnh hiểm nghèo cho chồng và nuôi 6 đứa con ăn học tử tế. Theo thống kê, thu nhập bình quân hàng năm của mỗi gia đình bộ tộc Kayan đạt mức 3.500 USD.

Người được bình chọn là "Hoa hậu cổ dài" của bản Kayan là cô Mathakhum, 23 tuổi vì ngoài nhan sắc cô còn nổi tiếng vì có chiếc cổ cứng nhất bản. Ngay từ lúc 5 tuổi, Mathakhum đã đeo số vòng cổ nặng tới…1,5kg. Hiện cô đang mang chuỗi vòng cổ như một "buồng chuối trăm nải" và không đủ sức chụp ảnh chung với du khách mỗi ngày cho dù họ đề nghị trả rất nhiều tiền. Được hỏi về cảm giác khi mang nhiều vòng cổ như vậy, Mathakhum thản nhiên cho biết, cô không hề cảm thấy nặng nề và bất tiện. Cô cảm thấy tự tin và an toàn khi đeo nó, vì những chiếc vòng cổ như một con rồng thiêng liêng biểu hiện cho sự giàu có và tránh được nguy cơ bị thú dữ tấn công. Tuy phải mang trên cổ nhiều chiếc vòng nặng nề song mọi hoạt động của phụ nữ Kayan đều uyển chuyển, khéo léo đến lạ kỳ. Tại giải thi marathon đi bộ 20km của các tỉnh Đông Bắc Thái Lan tổ chức tại Khon Kaen vừa qua, "Hoa hậu cổ dài" Mathakhum với chuỗi vòng đồng nặng 6,5kg trên cổ đã về nhất.

Theo "Dương thành vãn báo"

----------

Thế nên, cả bọn háo hức lắm. Tuy nhiên, những gì sau đó được chứng kiến thì phải nói là tương đối thất vọng :(
 
Đồng chí này nghiên cứu kỹ nhỉ hồi mình đi chụp chả mất đồng nào cả còn được chụp chung và hoan nghênh nữa:))
 
Đồng chí này nghiên cứu kỹ nhỉ hồi mình đi chụp chả mất đồng nào cả còn được chụp chung và hoan nghênh nữa:))


Bọn em đi vào cái khu đấy mất khá tiền đấy bác, tiền vào cửa, rồi tiền boa cho mấy chị cổ dài nữa chẹp. Để em kể tiếp

Chà, sau 2 ngôi chùa, bây giờ đã đến đoạn đi thăm các bạn cổ dài (háo hức háo hức :D ). Xe túc túc thong thả đưa cả bọn đến 1 khu hoành tráng, đường hai làn cây mọc thẳng tắp hai bên đường. Trộm nghĩ, ôi, sao mà xịn thế nhỉ (e đang tưởng tượng 1 cái làng nho nhỏ giống kiểu 1 cái bản người Hà Nhì nhà mình í ạ). Thế rồi dòng suy nghĩ của em bị cắt đứt cái khự, xe dừng lại trước 1 khu du lịch (ôi ôi), cổng cài hoa rực rỡ và tỉa tót, bậc đi lên ngay ngắn. Đến rồi!

Sau khi mua vé vào cửa 150B/ người, bọn em được cô hướng dẫn sờ viên đưa lên thăm người cổ dài. Có tất cả 6 cô cổ dài tất cả trong cái khu này!

Thế là giấc mơ cổ dài tan đi 1 nửa :( , em không thích cái kiểu gom nhặt về rồi dựng lên 1 cái khu đẹp đẽ, mọi thứ đều tươm tất theo 1 sự sắp đặt sẵn như thế này. Và những cô cổ dài kia thì ngày ngày vật vờ đi ra đi vào cho du khách đến chụp ảnh, họ được nuôi, được hưởng 1 phần tiền vé, và tips của du khách nữa. Không khác gì những búp bê trưng trong tủ kính cả :(. Nhưng có lẽ, sẽ có rất nhiều người cổ dài chấp nhận sống như thế này, bởi lượng du khách khá đông và họ có thể kiếm khá từ dịch vụ này, hơn nhiều so với cuộc sống thật của họ ở vùng núi non xa vời nào đó.

Tặc lưỡi, cả bọn vẫn lục đục kéo vào xem, nhìn tận mắt chụp tận nơi :D. Và kìa, 1 cô có 19 cái vòng trên cổ đã xuất hiện







Tranh thủ tranh thủ :))



(* Để có thể tận mắt nhìn cuộc sống của những bộ tộc Paudang, có thể đến Mae Hong Son (Thái Lan) và đi tiếp khoảng 35km nữa đến các làng của họ)
 
Có bạn đeo kính tôi biết rồi đã từng đi chung với nhau nhớ suốt đời:))
 
E hèm, thế là sau 1 hồi dạo quanh và chụp lấy chụp để các bạn cổ dài và Akha, mọi người mới được mời lên "sân khấu" để thưởng thức những tiết mục biểu diễn ca nhạc đặc sắc của những cô Paudang và Akha đó.

Hồi hộp hồi hộp :D

Mở màn là tiết mục "Người đến từ Chiều Trâu" =)) của 4 cô người Akha. Ai cũng há hốc mồm ra xem. Nhạc được bật lên từ chiếc cát-xét rè ở phía sau sân khấu, còn trên bục sân khấu 4 cô múa theo bài nhạc "Triều Châu", tương đối uyển chuyển







Tiết mục kết thúc trong tràng pháo tay vang dội :D . Để đáp lại thịnh tình đó, 4 bạn Paudang và 1 em nhỏ lại tiếp tục lên " sân khấu" để biểu diễn 1 bài khác (em ko biết tên)trong tiếng đài rè và vấp liên tục chẹp :(




Kết thúc chương trình ngắn ngủn là màn chụp ảnh tập thể :))







Ra về, dọc đường đi đầu em cứ vất vưởng mãi những giai điệu du dương của "Người đến từ Chiều Trâu"
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top