What's new

Dạo vòng chốn xưa

NGẪU HỨNG

Hắn có máu ấy lâu rồi, cũng nhiều lần “độc phượt” như thế. Từ khi từ “phượt”, hay phong trào phượt chưa ra đời cơ. Hắn là 6X mà. Việc “phượt” thì đâu phải bây giờ mới có. Có tên, có tuổi, có chứng tích thì cụ Tản Đà, ông Nguyễn Bính là những bậc “phượt tổ” từ lâu rồi. Cỡ hăn chỉ hạng "giang hồ vặt" thôi.

Gu của hắn là ngẫu hứng và một mình. Có thời gian rảnh rỗi thì lên đường. Như thế thì khó có thể rủ thêm người. Vì người có máu “phượt” thì khi đó không có thời gian. Những người có thời gian thì hắn không rủ, vì không muốn nhìn thấy họ tròn mắt lên nhìn mình: Hâm à! Hay đơn giản hơn: Em chịu thôi… Thế thì mất hứng chết! Vậy là thành cái tên mà hắn đọc được của tiền nhân từ ngày võ vẽ mấy chữ Hán đầu tiên: Chích thân Thiên lí mã (Nghĩa là: Con Ngựa đơn độc đường xa)!

Lần này lên Lạng sơn, việc không đúng lịch, tự nhiên có thêm ngày rỗi ngoài dự kiến. Thế là khoác ba lô lên đường: Tớ đi loanh quanh, tối chắc không về đâu. Nhưng cũng chưa có dự định gì cụ thể: “Đi Điềm he hết bao tiền” – Hắn hỏi cậu phụ xe có cái cằm lèm lẹm, sau khi nhảy lên chiếc xe đầu tiên dừng đón hắn. – “20 nghìn anh ạ”. “Thế đi Bình gia, đến đó mất mấy tiếng”? “30 nghìn, hết 2 tiếng là cùng”. Ồ đến đấy hãy sớm, mà còn chỗ dự phòng để ngủ - hắn tự nhủ và nói với phụ xe: Để đến Điềm he tớ quyết định nhé.

Con đường này lâu lắm không đi rồi. 20 năm rồi ấy chứ. Trước đó ít nhất 1 năm 4 lần từ Lạng sơn sang Thái nguyên luyện công. 5 năm đấy, vị chi là 20 lần trở lên. Cũng nên đi xem thay đổi thế nào. Xe qua Hồng phong, Bình Trung. Càng xa thay đổi cành ít. Ngoại trừ mấy cái nhà gạch xây thay thế nhà vách đất, nhà trình tường. Nhà gạch mộc vẫn còn không ít. Cũng phải thôi, Lạng sơn giàu vì giao thương với Trung Quốc là chính. Nông nghiệp nông thôn thì còn phải cố nhiều.

Cầu Khách khê bắc qua sông Kỳ cùng mới xây. Khúc sông này từng là phòng tuyến kiên cường năm 79. Đường đã phẳng phiu hơn trước nhiều. Nhìn sang chỗ ngầm vượt sông cũ mà thương nhiều người trước đây bỏ mạng vì đang qua ngầm bị lũ quét. Năm nào cũng có một vài người. Thậm trí có lần có cả chiếc xe quân sự bị lật giữa ngầm nữa, vài chiến sĩ không lâm trận mà mệnh vong. Khi đó đang chiến tranh biên giới, xe quân sự đi lại nhiều. Mà quân lệnh như sơn, đâu có thể chờ nước rút mới đi được. Với lại lính trẻ, không lẽ lại sợ con lũ bé xíu ấy. Thế là qua ngầm. Nào ngờ đến giữa ngầm lại có thêm cơn lũ nữa độ ngột ào tới. Nước đang khá sâu, mặt đường bị tràn qua không rõ lối, có xe nhấn ga đi bừa mà tụt xuống cống phía trên dòng nước, có xe không đi được bị nước lật nhào cuốn theo dòng. Nhớ lại chuyện buồn buồn.

Đi đoạn nữa thấy một nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi. Không biết có chiễn sĩ nào chết đuối còn ở đó không. Xe dừng lưng dốc chờ một người vừa xuống đầu cầu bảo lấy xe máy sang Tu đồn trả rồi lại cùng xe đi Thái. Có cậu bạn ở trên lưng núi cách chỗ xe đỗ chừng 300m. Không hiểu dạo này thế nào rồi. Chắc đã lên ông rồi. Đang học cấp 3 thì lấy vợ. Nhà con một,lại con liệt sĩ nữa. Định lại gần cô bé chăn trâu gần đấy hỏi thăm (leo lên nhà hắn thì mất nửa tiếng lên xuống, sợ lỡ xe nên không dám) thì phụ xe có điện thoại: Người đó chưa lấy được xe máy, cứ đi trước, nếu đuổi kịp thì lên xe sau. Thế lại mất cơ hội hỏi thăm về cậu bạn. Chả biết bao giờ mới có dịp lại.

Xe xuôi dốc đến Điềm he. Nhà bà chị họ vẫn chỗ đó, nhà gạch xây thay nhà gạch mộc (dân mình vẫn gọi là “gạch chiên” ấy). Mừng cho chị. Chị thứ lỗi, cậu em mải phiêu du hơn chưa thăm chị được. Mạch nước Pắng pằng ven đường vẫn thấy người lấy nước. Vui vui, vậy là nước nguồn chưa cạn. Mạch nước này rất hay: Đông hay hè, mưa hay hạn, nước đều như nhau trong vắt, không thay đổi nhiệt độ, lượng nước cũng gần như thế, không nhiều ít hơn nhau là mấy. Mùa đông nước chảy ra bốc hơi nhi ngút. Mùa hè dù nóng đến mấy đến đấy ngồi chừng mươi mười lăm phút thì hết dám tắm. Nên tụi hắn thường chỉ lấy nước đó về uống, có thể uống trực tiếp ngọt mát không cần đun. Ít người tắm ở đó. Ngay cạnh phố có sông Kỳ cũng chảy qua tụi trẻ con thích ra sông tắm hơn, được bơi thỏa thích. Hắn cũng đã có lần bơi dưới trời mưa về cảm rụng hết cả tóc. Khi đó ăn phở đã thấy đắng đắng miệng rồi. Trẻ đang háu ăn, là lúc ấy ăn phỏ với hắn là xa xỉ rồi, vậy mà đắng miệng không nuốt nổi. Một cô bạn hắn thì bị xuất huyết não, không đi học lại được. Trước đó học nhất nhì lớp, con cô giáo tụi hắn, nghĩ thương cô. Không biết cô còn hay mất nữa? Cô bạn cũ ra sao? Xuống không đến thì hư, đến thì buồn. Thôi đã sao thì cứ để yêu lòng vậy, mình đến lại xáo lên buồn thêm. Mà hãy còn nắng, đi sang Bình gia vẫn sớm. Đường vào phố Điềm he vẫn còn nhấp nhô đường đất. Xe đi qua đường mới đằng sau phố. Trường cấp 3 hắn học xưa nay đã xây 3 tầng khanh trang. Lại thấy tiêng tiếc vì quyết định đi tiếp. Thôi ở đây gần, khi nào vào lại cũng dễ hơn. Gần hết phố vẫn thấy nhà ông Thành Đạt chữa đồng hồ. Khi xưa ông là người có Tivi đầu tiên ở đây, nhà ở xa cách phố hơn nửa cây số, ngay ven Ngầm chân dốc Lũng pa. Khi đó cứ đến tối là già trẻ lớn bé kéo nhau đến xem nhờ. Năm ấy nhiều sự kiện. Quốc tế có Olimpic Maxcowa, dân mình đầu tiên được biết đến Olimpic, thanh niên háo hức xem thể thao. Người Việt nam đầu tiên, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đoạt giải piano quốc tế, Cậu học sinh trường Quốc học Huế Lê Bá Khánh Trình đoạt giải đặc biệt toán quốc tế… cũng là đề tài của các cụ ông tự hào bàn luận. Còn các chương trình phim văn nghệ thì khiến các bà say sưa. Nhớ lại vui vui.
 
Last edited by a moderator:
Thế nên lên được một đoạn là nó đi xuống:

attachment.php


Ở phía dưới nhiều cái cũng hay hay. Ngay cạnh lầu cao xanh xanh, phái dưới bên trái là Miếu thờ 5 vị võ tướng nhà Hán thời Tam quốc:

attachment.php


Có tướng Hoàng Trung tướng sống hơn 70 tuổi đánh trăm nghìn trận mà sau chết già trong tẩm thất. Có Quan Vũ, Trương Phi, cha con Triệu Tử Long, Triệu Vân.
Trên mặt thành có trưng bày mấy khẩu thần công. Gọi là trưng bày vì hướng bắn lại nhằm về phía Bắc kinh :)):

attachment.php

Mà không biết kiếm ở đâu, nòng súng cũng bị ăn mòn xơ xác.
 
Last edited:
Đi thẳng miếu Võ tướng, bạn sẽ thấy thứ giá trị nhất, cổ nhất, nguyên bản nhất ở đây là cái cổng này. Cổng Vân đài:

attachment.php


Cổng làm bằng đá trắng (các bạn cứ tâng lên là Hán Bạch Ngọc :)) ) được xây từ thời Nhà Nguyên, dương lịch là năm 1345. Các phần khác được tu bổ xây lại sau nhiều, không còn nguyên bản nữa.

Từ trên mặt thành nhìn xuống, nó là thế này đây. Độc lập, tách riêng hẳn với phần tu bổ sau này:

attachment.php


attachment.php


Trước đây nó đến cái cổng tam quan xanh xanh ấy cũng chưa hề thấy. Vậy là đủ biết cách làm du lịch và bảo tồn của anh bạn mình là sao rồi hé ;). Khỏi thắc mắc.
 
Lối đi trên cổng còn hằn vết xe xưa: Lối xưa ngựa cũ hồn thu thảo... Bao lượt chiến xa, thương xa để vết hằn lưu mãi tận bây giờ :

attachment.php
Thấy nói, khi xưa trên đỉnh cổng này còn có lầu gác rất đẹp. Cái này có lẽ thế thật vì những gì còn lại bây giờ đủ thấy đây thực sự là công trình nghệ thuật. Vòm cổng, bên ngoài bên trên còn những bức phù điêu khắc các sự tích Phật giáo:

attachment.php


attachment.php
Và cả kinh Phật bằng 5 thứ ngôn ngữ: Hán, Tạng, Khiết đan, Hồi hột, Mông cổ các nền văn hóa có giao lưu ở đây. Vậy cũng đủ thấy phạm vi giao lưu, tính quan trọng của cửa khẩu này.

attachment.php
Hắn vẫn rêu rao đi và cảm, vậy mà ở đây không hiểu sao chả cảm được điều gì. "Chả biết được!" Hình như câu cửa miệng đã vận vào nó? Hay hắn thấy “hảo Hán, hảo Việt” theo nghĩa phải đến đây chả có ý nghĩa gì với hắn thì phải. Ngay cả lần đầu tiên cũng vậy, hắn chỉ tò mò trên đỉnh cao nhất ở đây thấy được gì? Liệu còn kéo dài như người ta nó không? Tò mò vậy thôi. Chả phải ham hố: "Lên trên đấy được phát giấy chứng nhận…" gì gì đó của mấy tay hướng dẫn viên địa phương. Chỉ muốn giải quyết tính tò mò của mình thôi. Hắn thuộc dạng hoài cổ rồi, già rồi. Chỉ thấy di tích cổ mới thích. Chứ phục cổ thì thây kệ thiên hạ chầm trồ hay chê bai, hắn cứ tưng tửng... tưng tửng... Vì thế khi thấy Vân Đài đứng lẻ loi, với những nét trạm trổ mòn theo thời gian, vết xe hằn những tháng ngày sôi động hắn như mê mẩn, nhẩn ngơ. Bây giờ người ta phủ kính lên, tấm kính đày chịu lực ngăn cách nền cổng với vết xe, như để bảo vệ nhưng hắn lại thấy, nước đọng thành giọt trên tấm kính, cây cỏ có được môi trường ẩm thấp, ấm áp thuận lợi để phát triến, vậy đá liệu có xâm hại không?
Hắn biết Bắc kinh khô hanh lắm, bất kể mùa nào người ta đều khuyên nên uống nhiều nước. Thân thể con người ta 80% là nước, không uống nước ở Bắc kinh thì thấy ngay: môi khô nẻ, cứng lại, dễ bị cảm nữa. Có lần hắn nói với HDV Bắc kinh là hình như bị cảm, thì nhận được lời khuyên là: uống nước hay ăn trái cây mọng nước như lê, nho, cam quýt...; chứ không phải uống thuốc?! Uống nước! Khi đó ngoài trời lạnh đến -3 độ! Gió rít từng cơn. Cả thung lũng như cái ống thổi để ông Thần Gió thổi cái lạnh từ phương Bắc vào hun hút. Nghi ngờ, nhưng mà người thì cứ ngây ngây như muốn sốt, quanh đấy thuốc thì chả có. Sốt ở thời tiết này, ở xa xôi thế này thì nguy cho mình thật, mất công, ảnh hưởng đến nhiều người thật. Thế là hắn cũng đành thử nghe theo. Ấy vậy mà hiệu quả! Uống hết trai nước khoáng lạnh giá thì thấy đỡ hắn, tất nhiên là uống từng ngụm nhỏ, như chiên thuốc vậy (lúc đó uống vậy cho đỡ lạnh thôi, không ngờ lại đúng cách). Thế mới biết mất nước nguy hại chừng nào. Bắc kinh khô hanh, ngay cả mùa hè đi dưới nắng chang chang cũng rất ít mồ hôi. Chỉ cần bạn đứng dưới bóng râm vài phút là ráo ngay. Chả phải bạn không ra mồ hôi đâu, không khí khô làm mồ hôi bay mất. Mất nước mà mình không cảm nhận được. Vậy nên phải bổ xung nước. Đấy mới là gốc của bệnh. Cách nghĩ hay thật.
Nhưng đấy là đối với con người. Còn khô hanh ấy lại là điều kiện tốt để bảo tồn cổ vật. Quây kính chưa hẳn đã là tốt. Mà thôi, đấy là việc của nhà chức trách. Họ chuyên môn cao bằng mấy mình ấy chứ, cứ đốt đuốc soi mặt trời làm gì. Việc hắn là hôm nay đến ngắm cho thỏa, nhớ để lần sau có đến thì còn biết. Vậy cho nhẹ đầu.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,510
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top