"CHÍNH KHÍ HẠO NHIÊN QUANG NHẬT NGUYỆT", Câu đối nghĩa rất hay, rất khí thế. Tiếc rằng chữ khắc thì không thể hiện được cái hồn ấy. Èo ọt chút nét đen trong nền thếp vàng rộng mênh mông rất trống vắng.
Sao đền dựng mới không dùng luôn câu đối chữ Quốc ngữ hiện đại nhỉ. Nôm na quách qué quá ư? Chữ Hán thì chả mấy ai hiểu, chế tác thì hình dáng cũng chả tải được nội dung....
Cũng phải chấp nhận sự chưa hoàn chỉnh thôi. Chẳng hạn nếu nói sâu xa, thì cái thời Hùng Vương ấy nền văn minh của chúng ta là văn minh trống đồng, nhà sàn, chữ khoa đẩu, chứ chưa hề có văn minh Hán hoá. Do đó tôn vinh Quốc tổ bởi câu đối chữ Hán là cũng hơi tân thời rồi.
Lại đến việc các bức hoành, câu đối dùng thể chữ gì, hành, chân, lệ, triện..., trên nền gì: gấm hoa, hồi văn, hay để trống... thì đến giờ ít ai hiểu được. Thêm nữa, bây giờ đa phần câu đối là do các "tín chủ" cung tiến, cứ có là treo, cái nào nhiều vàng thì được treo sớm. Thế thôi.
Nếu nói về việc hiểu nghĩa, thì kể cả viết bằng chữ Quốc ngữ Latin, thì nói thật là cũng rất nhiều người vẫn chẳng hiểu. Chẳng hạn cái câu Hán Việt "Chính khí hạo nhiên quang nhật nguyệt", liệu có bao nhiêu người hiểu được nghĩa là gì? (vế bên kia là gì nhỉ). Hoặc như bức hoành, nếu có viết chữ Quốc ngữ là "Xích quang mãn địa" thì liệu bao nhiêu người hiểu nghĩa? Kể cả hiểu nghĩa từng chữ, ghép lại chưa chắc đã hiểu...
Thế thì, coi nó như một thứ đồ vật trang trí cũng được vậy.