What's new

[Chia sẻ] Đi bụi Cambodia - Thailand - Myanmar [11 ngày và 400USD]

Mấy tháng trước tết có nằm vắt tay lên trán trăn trở không biết đợt tết âm lịch biết phiêu dạt phương nào. Ý nghĩ chóng vánh làm một vòng tròn Cambodia- Thailand và Myanmar, xong. Thời gian 11 ngày từ 01.02-11.02.2014 (từ m2 tết), xong. Cũng lên mạng tìm thông tin như người lớn, ngó nghiêng la liếm phuot.vn và đủ thể loại web thông tin du lịch khác, cambodia cũng dễ, thailand thì càng không nhằm nhò gì. Còn Myanmar, ẩn số khó nhằn rồi đây. Bên cạnh đấy cũng lân la hỏi han tìm bạn đồng hành mà bất thành do dịp tết mọi người còn bận tung hoa và bung lụa bên gia đình. Thôi kệ, chả có ai thì ta tự lướt một mình cho thoả cái đam mê xê dịch. Bắt đầu màn ngụp lặn thông tin:

Bước 1: Vé máy bay, hoàn toàn không khả thi do đi vào dịp tết nên hoàn toàn không có vé rẻ. Muốn đi thành vòng tròn nên nếu bay thẳng được Yangon (myanmar) hoặc Siem Reap (Cambodia) là tốt nhất nhưng khổ nỗi giá vé lại cực kì chát: tầm 10 triệu/khứ hồi, phương án B ngay lập tức được đưa ra chỉ trong vòng chưa đầy 1 nốt nhạc: vé chiều đi của Vietjetair và chiều về của Airasia (với chi phí 2.100.000vnd cho 2 chặng bay) và vé oto Sài Gòn- Siem Reap của The Sinh Cafe (với giá 602.000vnd- Mua lại 52 Lương Ngọc Quyến), thôi thì nghèo cũng cắn răng cho thằng tèo đi học. Lịch trình vẽ tạm thời như sau: Hà Nội- Sài Gòn- Siem Reap- Bangkok- Yangon- Bangkok- Hà Nội.

Bước 2: Thông tin du lịch. Cambodia thì các bác nhà phượt có vẻ đi nhiều lắm, tìm thông tin về Angkor Wat không khó gì. Từ Cam lượn xe khách qua Thái cũng tính toán sơ sơ. Vẫn cứ mắc lại ở Myanmar, tình cờ trong thời gian này lại có thông báo chính thức về việc Myanmar miễn visa cho Việt Nam. Sướng run người, ngay lập tức gửi mail lên đại sứ quán myanmar ở Hà nội kiểm tra thông tin, feedback hoàn hảo. Vậy là yên tâm. Không cần visa thì kiểu gì chẳng vào được Miến Điện. Run rủi thế nào sau kha khá bài đăng tìm bạn đồng hành lại lòi ra được một cu cậuthừa thời gian như mình. Nhanh chóng song kiếm hợp bích. Cung đường đơn giản như trên kia ngay lập tức được tô vẽ thêm cho long lanh và óng ánh như sau: Hà Nội- Sài Gòn- (cửa khẩu Mộc Bài- Bavet)- Siem Reap- (Cửa khẩu Poipet)- Bangkok- Chiang Mai- (cửa khẩu Mea Sai- Tachilek) Mandalay- Yangon- Bago-(cửa khẩu Mea Sot- Tak)- Bangkok- Hà Nội. Hành trình hoàn toàn là đường bộ. Các bác chắc sẽ nói là đi nhiều như vậy thì thời gian đâu mà tìm hiểu văn hoá nọ kia nhưng biết sao giờ, thôi kệ, được đến đâu sâu đến đấy, cứ đi đã!

Tìm mỏi cả mắt ra được 1-2 trang nhưng hoàn toàn không có đủ thông tin đi bụi bằng đường bộ mấu chốt mà mình cần. Tự nhủ có lẽ cũng có nhiều người đi rồi nhưng về không mấy ai viết lên cho mọi người tham khảo, đành phải dùng chút vốn liếng tiếng anh thiếu thốn đầu thò đuôi thẹo lên mạng hỏi anh google để xem chúng bạn backpackers trên thế giới đi như nào. Quả nhiên ra nhiều kết quả khả quan hơn hẳn. Quyết tâm cao ngút trời chuyến này về phải note lại cho anh em đọc tham khảo và đây là thành quả của em, lần đầu viết bài, sai đâu các bác nhắc nhở ngay để em còn rút kinh nghiệm. Search thông tin là thế nhưng vẫn lí bí ở đoạn từ Chiang Mai Thailand qua Myanmar ở cửa khẩu Tachilek. Thông thường mọi người bay trực tiếp từ Chiang mai hoặc Bangkok qua Myanmar chứ không ai rỗi hơi vòng vèo dư vầy. Hí hửng trong cỗ lòng, nếu thành công chắc mình sẽ thành ngôi sao lớn trên bầu trời bụi-biz. Bản đồ thì sơ sài kiểu in ra từ google map, kế hoạch cụ thể thì bâng quơ. Kệ. Đâu có đường là ta cứ đi. Quyết vậy đi.

Bước 3: Kế hoạch chi tiêu, tính sơ sơ cầm đi dư dả 700$ cũng đã xong. Giờ thắp đèn chờ độc lập, mùng 2 tết là lên đường về miền nắng ấm. Thiên hạ đồn thổi mấy nước đấy cũng rẻ thôi. Hy vọng thế!

-to be continued-
 
Downtown Yangon


Sau khi ra khỏi cổng chùa shwedagon, em tiếp tục nhẩy lên một cái taxi khác, đến đây bắt đầu gian nan, anh này không nói nổi 2 chữ tiếng anh, biết mỗi Hello. Xong phim rồi, nãy anh Tát (lái xe taxi) bảo là cứ tự do tham quan chùa rồi bắt taxi đi về trung tâm, khoảng 2km và giá giao động khoảng 2000 kyats, ở yangon có kha khá nơi bán vé xe bus nhưng không phải chỗ nào cũng dùng được tiếng anh mà em thì cần mua vé bus đi Mandalay đêm để tiết kiệm thời gian. Và ở trung tâm có một chỗ duy nhất, đối diện nhà ga xe lửa yangon, nhưng cái quan trọng nhất là em không hỏi cụ thể trung tâm nó nằm ở đường nào. Sau rất nhiều lần hỏi đủ thể loại taxi khác nhau, chả ai biết central là gì, cũng chẳng biết bus ticket là gì. Mãi có một anh lái taxi có vẻ hơi hiểu hiểu, thỏa thuận giá 2000 chạt, xong. Lên xe đi về trung tâm. May sao, anh ý đã đúng. Chỗ mua vé xe bus đi Mandalay đêm nay của em đối diện với train station.


D922400D-5BE7-4E1C-9FA9-359F8617F215_zpsanejt0bd.jpg
[/IMG]

Từ đây đi ra downtown rất gần đi sang bên phía ga tàu lửa có một cầu thang nhỏ dẫn lên trên cầu, từ đấy đi sang bên kia đường là tới, như này này

1019771D-13F5-42FA-A85C-6C5EE09A906E_zpsdknrhbm3.jpg
[/IMG]

Lần sau các bác mà đi thì bảo taxi chở đến 38th street. À nhân tiện nói luôn, em đặt vé ở Aung San Stadium- Shwe travels (01-299672). Em thấy chỗ này nhân viên sử dụng tiếng anh cũng tàm tạm, đàm thoại mấy câu đơn giản thì okie.

Trở lại với 38th street, đây là con phố sầm uất và có mật độ tây balo tập trung về nhiều nhất yangon, các hotel giá rẻ như Mother inn (No 57- 38th street) cũng nằm ở đây nếu các bác có như cầu tìm hiểu. Bên cạnh đấy còn là một kho ẩm thực khổng lồ tiêu biểu cho ẩm thực Yangon. Có thể mọi người chê đồ ăn làm bằng tay không ngay trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường, đường thì khói bụi nhiều ám hết vào thức ăn. Nhưng thôi kệ, ăn bẩn tí cũng có chết được đâu. Thế là em bắt đầu sà vào đủ thể loại quán.

Quán đầu tiên e ghé vào chiến đấu là đây. Đây là món ăn phổ biến hàng đầu ở Myanmar, một dạng đồ chay, em tạm phiên âm là sa-mu-za tốc, hoàn toàn không thịt. Tốc ở đây nghĩa là salad, bên cạnh đấy là hỗn hợp đậu, khoai, cà chua, váng đậu và một loại nước sốt gần giống cary. Loại nước sốt này em thấy có vẻ rất đa dạng và được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người dân cả đất nước.

074251D4-CC28-4B98-A398-B3DD07BFA9E7_zpstearmlic.jpg
[/IMG]

Tổng quan cái quán đây, đi một đoạn lại thấy,mem xà vào hàng đông nhất, ăn cũng tạm ổn dù không phải gout của em cho lắm. Giá của nó là 500 kyats, tính sơ sơ chỉ khoảng 10k. Quá rẻ haha

92820788-C9FE-4683-8F51-4BAD58F9E81C_zpsa2ls9rpb.jpg
[/IMG]

Hàng ăn địa phuơng nhìn cũng có vẻ hơi xưa cũ mặc dù rất đông.

262D5A73-D414-4E38-ACC0-E040100EBBFF_zpsaa9samje.jpg
[/IMG]



Nhìn lại bản thân tự dưng em thấy giống như mình bị đẩy ngược về thì quá khứ khi dạo bước trên những vỉa hè Yangon. Trong quá trình nhiều năm bị Hoa Kỳ và EU cấm vận, nền kinh tế của đất nước này thuộc vào diện những nước nghèo trên thế giới. Nỗi nghèo khó hiển hiện ngay cả trên các đường phố trung tâm của cố đô Yangon, những tòa nhà rất cũ:

4F7C37DF-CC4B-4ED6-A77D-6F36934E8F63_zpsnipreptx.jpg
[/IMG]

Siro đá bào cũng có vẻ được người lớn ưa chuộng hơn cả trẻ con do thời tiết quá nóng

229404F5-55C0-4F61-B088-3756D6AF1A5B_zpssvumvkqn.jpg
[/IMG]

Có một dạng như nem gọi là cộp-zạ ăn khá vui mồm, to chà bà và giá 800 kyats

A1BAC20F-63F0-4914-A3D4-1A8EAAA0F021_zps3csfnzxu.jpg
[/IMG]

Còn món này gọi là A-tậu. Có thể chọn, bún, bánh phở hay mì kết hơp với đậu, khoai và các loại nước sốt khác nhau. Khá vui mồm

CCF935E4-A332-497B-8FA8-D4C57B49F1CD_zpsmupil1bw.jpg
[/IMG]

Nếu cảm thấy khát, sà ngay vào hàng đồ uống. Một cốc nước dửa bở chỉ với 100 kyats, vừa có nước lạnh vừa có dưa ngấu nghiến trong mồm.

41DA1BD0-0B8C-42A7-83FA-7A7AEE77B2BD_zpsbvsgg9ju.jpg
[/IMG]

- to be continued -
 
downtown yangon part 2

... Trong các khu chợ ngoài trời, giờ vẫn tìm thấy những cửa hàng sửa ô che nắng, sửa bật lửa ga, sửa quần áo và còn có rất nhiều kiểu gọi điện thoại bàn trả tiền nơi công cộng... Em luôn mặc định một điều rằng hễ ở đâu càng nhiều những cửa hàng sửa chữa, ấy là nơi đó dân còn có nhu cầu trưng dụng đồ vật cũ, rất nhiều.

50C2DC0C-4D58-44EC-9C5C-A911160329E3_zpsasowpwsh.jpg
[/IMG]

Các siêu thị ở Yangon thì khá sơ sài mặt hàng và em nhận thấy hình như bánh mì ngọt mua mang đi hầu như không có hoặc rất ít. Phần lớn nhãn mác đều in chữ China, Thailand hoặc India, song phần lớn là những mặt hàng kém chất lượng. Dagon Plaza mà em ghé qua giống một cái chợ hơn là trung tâm thương mại, diện tích nhỏ, hàng hoá nghèo nàn và thưa thớt, song có nhiều nhân viên bảo vệ an ninh đứng lạnh lùng từ ngoài cửa. Túi xách của khách hàng phải đi qua máy soi. Nhân viên khám xét khách hàng bằng tay kỹ càng như khi qua cửa hải quan quốc tế. Sợ cướp cái gì đây không biết?

Các chủng loại về thời trang trong Dagon cũng vô cùng tẻ nhạt. Người Myanmar, nam nữ quanh năm chỉ mặc... váy, là một loại vải cuốn đến gót chân. Nam mặc longyi kẻ ca rô sẫm còn nữ mặc vải hoa nhiều màu. Họ chỉ thay đổi thời trang bằng cách thay chất liệu, hoạ tiết và sắc màu trên longyi. Longyi của nữ có dây buộc còn của nam thì... có vẻ phức tạp hơn, dễ tuột hơn nên thi thoảng các bác đàn ông lại gỡ “váy” ra vấn lại cạp trước thanh niên bạch nhật. Khách lạ thấy không quen phải tự biết ý mà quay mặt đi. Chỉ một số ít thanh niên thuộc loại sành điệu hoặc lao động chạy ra chạy vào nhiều mới mặc quần, nhưng ở những quán cà phê trong trung tâm thương mại không tìm thấy người mặc “váy”.

8C19E5B5-1E8D-45D4-96DC-353EC59E048C_zpssyo1yar4.jpg
[/IMG]

Hầu như không có quán cà phê trên đường phố Yangon. Điều này cũng tương tự như PhnomPenh, dường như đàm đạo nơi quán xá là một khái niệm quá ư xa xỉ về mặt thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên sự hưởng thụ về nghệ thuật ở Yangon có vẻ khá nhộn nhịp. Có khá nhiều rạp chiếu phim và trung tâm văn hóa luôn tấp nập. Khắp nơi thấy bày bán băng đĩa nhạc và phim ảnh. Phim video được các hãng phim ở Myanmar sản xuất sòn sòn. Âm nhạc hội tụ từ pop, hip hop cho đến rock’n roll.

B1B38F56-C70D-4865-A5D1-D75B61720F83_zps7mcnc4as.jpg
[/IMG]

Thay vì không có cafe, các quán lề đường bán trầu thì nhiều vô số kể, đi 2 mét lại có một hàng. Tha hồ chọn lựa.

A602654D-C1EC-47F2-9BDB-828F5D2E539D_zpsoyiroiic.jpg
[/IMG]

Chính phủ Myanmar đã cấm xe máy ở Yangon từ gần chục năm nay vì lý do an toàn, nên khắp thành phố chỉ thấy ôtô, nhưng là những loại xe mà khi bước lên nó người ta cứ băn khoăn không hiểu xe sẽ chết máy ở đoạn nào trên đường. Vì không xe máy nên nhiều phần dân sử dụng các phương tiện giao thông phải trả tiền: Xe buýt không điều hoà, xe tải chế hai hàng ghế gỗ ở thùng xe lộ thiên, xe lam, “xế lô” đạp chân có lắp thêm phần phụ giống xe ba bánh với hai chỗ ngồi nhưng là ngồi... quay lưng vào nhau gọi là Trishaw nhưng người Myanmar còn tặng thêm cho nó một cái tên mỹ miều nữa là “sidecar”. Đặc biệt taxi nhiều vô số kể, nhiều hơn bất cứ thành phố nào tôi đã từng đi qua, mặc dù cực kì cũ.

Bên cạnh đấy, đến myanmar mà chưa thử dùng loại nước đóng chai đặc trưng thì chưa gọi là đến đây. Chai nước được làm ra một cách cực kì thủ công

9F918B19-E7BC-472E-99ED-28D36EE2B589_zpsvmy8fprv.jpg
[/IMG]

Chai nước đóng chai bình thuơng mua ở ngoài tầm 300 kyats, còn nếu mua kiểu truyền thống này chỉ tầm 100-150 kyats. Trước tiên, người bán hàng sẽ hứng vỏ chai nước xuống phía dưới, múc nước trong xô đổ lên miếng đá to trên cùng xuống từ từ. Thế là thành một chai nước lạnh. Tất nhiên là ngồi bán hàng ngoài đường khôn thể nào thoát được bụi bặm nhưng đấy là một nét văn hóa, thử một lần cũng chẳng chết ai.

Nói đến Myanmar, ai cũng nói đến tục ăn trầu, nhưng có một thứ mà người dân còn “nghiện” hơn ăn trầu, đó là uống trà. Không cầu kỳ tý nào, uống trà ở Myanmar đơn giản như chính con người của họ vậy. Trên đường lang tang downtown em thấy nhiều quá trà lắm, tiện chân rẽ vào quán trà trong ngõ, đông nghịt người gần khu chợ với bàn ghế nhựa đúng chất vỉa hè. Vừa đến, cô phục vụ bưng liền một bình trà xanh. Trà này miễn phí, uống bao nhiêu cũng được, chỉ cần gọi một món ăn nhẹ là đủ. Nếu không vừa ý hoặc ngại trà miễn phí thì có thể gọi một cốc trà sữa hoặc cafe giá khoảng 600 kyats.

Nhiều người ra quán trà để ăn sáng (phần lớn ăn món kinh điển của Myanmar là mohinga gồm mì gạo và súp cá). Ăn xong thì ngồi uống trà, rất giống kiểu uống cà phê vỉa hè ở VN. Bên chén trà, mọi thứ trên đời đều có thể diễn ra: bàn công việc, nói tào lao, chơi cờ tướng và kể cả bán hồng ngọc (Myanmar là một trong những nước có hồng ngọc, đá quý nhiều nhất thế giới), thản nhiên bày ngọc, đá quý ra bàn. Chẳng khi nào bị giật, cướp.. Em nhìn thôi mà máu đạo tặc đã trào lên trong người rồi. Hiu hiu

8BE0D420-E198-4F8C-8126-57C0D5AE4300_zpsa2t37sy4.jpg
[/IMG]

Lang thang chán chê, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu nọ kia rồi thì quay lại chỗ bán tour để nhờ tắm rửa vệ sinh cá nhân (Do em không thuê nhà nghỉ ở myanmar để tiết kiệm thời gian và chi phí, ngủ trên bus và tắm nhờ ở đại lý du lịch). Được cái công ty du lịch này rất tốt,nhân viên cực thoải mái, cái em nhân viên đang đứng trong ảnh rất nhẫn nại trả lời hàng nghìn câu hỏi của em mặc dù câu hiểu câu không. Cảm động lắm.

A1CD72D7-A2AD-4E42-9461-004A08422A84_zpsm9ngk8tq.jpg
[/IMG]

Mặc dù bus 9pm mới khởi hành nhưng em phải check in lúc 7pm, sau đấy lan thang lại khu downtown một lúc. 8pm là lên bus trung chuyển (bến xe bus ở Yangon nằm ở ngoại ô thành phố. Đi xe taxi phải mất tầm 10000 kyats, em quyết định đi bus trung chuyển của hãng luôn cho rẻ, chỉ có 1000 kyats). Lên xe thẳng hướng Mandalay, tận hưởng cảm giác oto bus lướt 753km trong 8 tiếng đồng hồ. Vãi chưởng!!!

Tạm xong một ngày đi bộ rão cả chân.

- to be continued -
 
day 8: mandalay - bagan

Trải qua một chuyến xe bus nghe thì kinh hoàng, hơn 700km mà chỉ đi có 8h đồng hồ, quá dữ, 5am đã đến nơi. Nhưng đường êm ru. Có người nói tuyến đường Bagan- Yangon mới là tuyến đẹp nhất nhưng em thì không nghĩ thế. Chính tuyến đường Mandaylay- Yangon mới là dễ đi nhất- theo ý kiến trực quan của riêng em mặc dù gần đến mandalay có khá nhiều xe container giao thuơng từ cửa khẩu của Ấn Độ hay Trung Quốc gì đấy. Ngay khi xuống xe, em lập tức kiếm được một xe ôm nói tiếng anh cũng hơi tàm tạm, nhiều lúc anh ý líu lo mà em chả hiểu nổi một từ. Sau khi em nói muốn anh ý chở đi 1 buổi sáng, anh ý lạnh lùng hét giá 50000 kyats (công chở đi và công ngồi chờ ngoài cửa. Không chút nao núng, em nhẹ nhàng buông lơi nói 15000. Khuôn mặt hoảng hốt có vẻ như không tin vào tai mình, anh ý liên tục hỏi lại em, vẫn cứ là 15000. Sau một hồi diễn tuồng trước cửa bến xe, cuối cùng cũng deal giá thành công. Do thời gian em có không nhiều nên em chỉ muốn ghé thăm những điểm chính, lướt qua cung điện hoàng gia một chút do vé vào cửa lên đến 10$ cho khách nước ngoài, mà check trên blog của bè lũ backpackers không ai máu me vụ này cả nên cũng thôi, sau đấy ngắm bình minh ở cầu Ubein, rồi thì ghé đền Hâmmuni. Vậy là ổn với em. Bắt đầu công cuộc diễu phố sáng sớm.

Nhắc lại đôi chút: Mandalay nằm ở miền Trung và là thủ đô cuối cùng của Myanmar. Sau Yangon, có lẽ đây là nơi mà nhiều du khách tìm đến nhất. Trước khi Nay Pyi Taw ra đời, Mandalay là thành phố lớn thứ 2 của Myanmar. Em thấy Mandalay vô cùng hấp dẫn không chỉ bởi hệ thống chùa chiền nằm khắp nơi mà còn bởi những toà thành, cung điện hoàng gia hoành tráng và cổ kính.

9968bac49205ce1d9363f9db9baaede1_zpsb7965dca.jpg
[/IMG]

Tất nhiên, là một thành phố lớn, mật độ dân cư cao nhưng lại chưa thực sự phát triển cơ sở hạ tầng nên vấn đề đi lại ở đây khá phức tạp. Chuyện tắc đường thường xuyên xảy ra. Hơi khác với Yangon, ở bến xe khách có khá nhiều xe máy. Bên cạnh đấy là cực kì bẩn và bụi. Xe khách thì lạng lách như điên, tất nhiên cũng chẳng ai buồn đội mũ bảo hiểm.

Khá giống với phố cổ Hà Nội, Mandalay được thiết kế theo lối sắp xếp bàn cờ. Các con phố vuông góc với nhau, được đánh thứ tự theo số nên khá đơn giản trong việc tìm kiếm. Đấy là theo em được biết như vậy. Sau khi lượn lờ chán chê, thấy gần đến lúc mặt trời mọc thì chúng em thẳng hướng cầu Ubein mà lướt đến. Do cầu nằm ở ngoại ô thành phố nên mất hơn 20' để đến nơi. Ubein là cây cầu bắc qua hồ cạn Taungthaman gần thủ đô Miến Điện cổ Amarapura. Nguyên thủ đô Amarapura được triều đại Konbaung thành lập từ tháng 5 năm 1783. Đến năm 1857 vua Mindon đã cho xây dựng thủ đô mới tại Mandalay, cách Amarapura 11km về phía Bắc. Tận dụng các cột gỗ tếch dư thừa từ các cung điện và đền thờ cổ được tháo dỡ để chuyển về xây dựng thủ đô Mandalay, thị trưởng Ubein đã cho xây dựng cây cầu gỗ bắc qua hồ Taungthaman ở Amarapura (ngày nay là một thị trấn ở Mandalay). Đây là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới và theo em được biết thì đây còn là một trong hai mươi địa điểm ngắm hoàng hôn và binh minh đẹp nhất trên thế giới. Khi em tới nơi thì trời vẫn hơi tối tối nhưng đã có kha khá khách du lịch có mặt ở đây để ngắm bình minh rồi.

B06080FA-6567-4CF3-B675-FA0954E90EAF_zpsh0qntnjd.jpg
[/IMG]

Tranh thủ chạy qua chạy lại chụp loanh quanh trước khi mặt troeif mọc. Phải nhắc lại một lần nữa là ảnh lần này đi em chụp được là ảnh chụp bằng điện thoại do máy ảnh hỏng giữa chừng. Cảnh ở ngoài đẹp hơn vài chục tỷ lần cơ.

FF8B4255-A179-4A1A-869E-27E49619608E_zpsuqtolg2i.jpg
[/IMG]

Và giây phút mong chờ đã tới rất gần rồi

FB75E3F2-845C-4703-BB8A-BB4841B95A22_zps5in4ovvg.jpg
[/IMG]

671D309D-48F5-4F43-ACE9-03B437D74C7B_zpsho09za7l.jpg
[/IMG]

Đúng là không còn lời nào để miêu tả về bình minh bên cầu Ubein. Có thể nhiều người cho rằng hoàng hôn bên cầu Ubein mới đẹp. Em không phủ nhập nhưng cứ phải có mặt mới biết. Hoàng hôn ở đây quá đông đúc, hết trên cầu rồi lại dưới cầu, muốn chụp được cái ảnh ra hồn e cũng hơi khó. Đấy là lời anh xe ôm bảo em vậy.

AA62A1F7-C3A4-495F-88AD-1AAA125E9E93_zpsg03di5cn.jpg
[/IMG]

Mt trời lên dần. Dân tình bắt đầu đổ xô về đây chứng kiến giây phút thăng hoa của cảm xúc. Bất chợt em thấy nhớ nhà. Không liên quan nhưng đúng là vậy. Đứng giữa đất trời này, cảnh đẹp như này, nhìn xung quanh thì toàn khoai tây, chẳng ai thân thuộc. Chẹp., đúng là "Làm cừu thì nhàm chán còn làm sói thì cô đơn"..

D26CC7CA-99A6-47B9-AD29-199B529F85FA_zpsx36vepzm.jpg
[/IMG]

BEC1C5B5-91E9-4780-8640-7CD115BC6FA4_zpsyqqxeomm.jpg
[/IMG]

C2F2FC84-3815-44A6-B0CC-94DB0C96E7CB_zps86rdz4he.jpg
[/IMG]

Tuyệt đẹp. Thẫn thờ chán chê em cũng đành quay lại thực tại, nhanh chóng trở lại bên anh xe ôm, tiếp tục thẳng hướng đền Mahamuni.

- to be continued -
 
Mahamuni Paya là ngôi chùa nổi tiếng vào hàng bậc nhất ở Myanmar, chùa còn có tên gọi là Payagi, Big Paya hay Rakhaing Paya. Phần chính điện do nhà vua Bodawpaya xây dựng năm 1784. Cái tên Mahamuni được gắn liền với bức tượng Phật trong chùa, pho tượng cổ được mang về từ Mrauk U ở bang Rakhaing vào năm 1784. Niên đại của tượng Phật Mahamuni được cho là từ thế kỉ thứ 1 sau công nguyên nhưng những phật tử ở Rakhaing tin rằng tượng có từ 500 năm trước công nguyên khi đức Phật có chuyến thăm nơi này.
Lý do em muốn có mặt thật sớm tại Mahamuni là vì hoạt động độc đáo của tăng giới Mandalay, lễ rửa mặt Phật vào mỗi sáng sớm. Tất cả các tu sĩ, người dân tụ tập ở sảnh chính và hai bên hành lang đông tây lầm rầm đọc kinh. Các nhà sư bắt đầu cử lễ sau một hồi chuông dài. Đứng đây mà lòng thấy chùng xuống.

Nhà sư có vinh dự thực hiện nghi lễ rửa mặt Phật theo như em tìm hiểu phải là người có uy tín. Nước phải được lấy từ chiếc giếng trong sạch nhất trong thành phố. Vị sư dùng những tấm vải ướt lau phần mắt và mũi của đức Phật trong không khí trang nghiêm. Phần môi và răng Phật được ông dung cây cọ mềm lau rửa kỹ càng. Những người đàn ông Myanmar tay cầm vòng hoa nhài thơm ngát đến dưới chân tượng cầu nguyện một cách thành khẩn.

A44E2EB8-0399-437D-844A-EFDBFA92A3F3_zpsuceem2nj.jpg


Nghi lễ kéo dài 45 phút trong sự kiên nhẫn của tất cả những người tham gia, sau khi rửa mặt nhà sư tiếp tục dùng khăn khô cẩn thận lau từng khe mắt, cánh mũi của đức Phật. Lúc này phật tử đã tụ tập kín sảnh đường chính và vẫn liên tục cầu khấn trong tiếng chuông đều đặn.

Tạo hình đức Phật Mahamuni thật ấn tượng, đã đi qua nhiều vùng đất nhưng đây là lần hiếm hoi chúng tôi thấy hình Phật đội nón và mặc áo bào, đôi mắt hiền từ và tư thế oai phong càng làm tăng thêm sự linh thiêng trong không gian tinh sương. Sau nghi lễ tắm rửa cho phật, lần lượt các phật tử leo lên dát vào thân tượng các lá vàng. Qua thời gian hàng chục thế kỉ, lớp vàng đã dày đến 6 inch. Phụ nữ không được phép thực hiện việc dát vàng và mà chỉ có thể ngồi dưới cầu nguyện. Quy định khắt khe này đã có từ rất lâu đời mà đến nay nó vẫn được duy trì mặc dù em có hỏi nhưng chẳng ai giải thích được tại sao

AC1A84E7-538F-4F9B-84C2-D02D6B769DFA_zps2q2yptm1.jpg
[/IMG]

Có một điều duy nhất em chưa ưng lắm khi đến đây là nếu muốn chụp ảnh thì phải trả tiền. 1000 kyats/ người. Không vui chút nào

B34E8B33-A003-4555-9E2B-12276FE69900_zpsdojhlgry.jpg
[/IMG]

Trước khi vào khu chính điện, có rất nhiều cô gái Myanmar đứng bán chùm hoa phía ngoài, giá giao động từ 1000 kyats

5584EDB6-F64E-431C-BBFA-A4FD2B0291E1_zpseptcrbzx.jpg
[/IMG]

Sau khi chiêm ngưỡng bên trong, em trở ra ngoài đi thăm thú xung quanh. Đền Mahamuni rất rộng, đi rạc cả cẳng. Có đến 4 lối ra nằm ở bốn phía. Làm lúc ra em bị lạc mất toi nửa tiếng đi tìm lối ra. Bù lại thì cũng có các biển chỉ dẫn địa điểm tham quan khá chuyên nghiệp. Đây là lối ra cây bồ đề nhiều năm tuổi

110CAEEE-61C5-452B-8D6A-C561F990763E_zpsizxvxqtr.jpg
[/IMG]

Còn đây là bên bảo tàng Mahamuni

907F7E1E-BCD0-47AA-9553-4CC0CCB925B9_zpse9n6dlb6.jpg
[/IMG]

Rất uy nghiêm. Cũng giống như Shwedagon, Mahamuni được quét liên tục 2 tiếng một lần bởi các phật tử. Lúc vệ sinh chùa là lúc không được chụp ảnh nên tiếc là em không chụp lại được bức nào. Thôi thì chụp cảnh quanh quanh vậy

348FD9D1-4A79-4EED-978C-FC3E9C9885A3_zpssiamtehr.jpg


E61793DF-2C51-4454-BC12-D266C2878971_zpse2vctkui.jpg



Người dân Myanmar ko kỷ niệm ngày sinh nhật mà kỷ niệm sinh nhật theo thứ ( từ thứ 2 đến chủ nhật ) . Đến ngày sinh nhật thì lên chùa để cầu phước cho mình ( 1 năm thì người dân Myanmar có 52 ngày sinh nhật). Trong đền này có biểu tượng của 8 vị đại diện cho 7 ngày trong tuần (thứ 4 là ngày giữa tuần-trung gian nên được tách riêng ra sáng và chiều. Dưới chân tượng Phật có cả biểu tượng của con thú theo ngày. Thủ tục cầu phước trong ngày sinh nhật của mình chính là tắm cho Phật bằng cách dội 9 gáo nước lên tượng Phật đại diện ngày sinh của mình như trong ảnh dưới đây

3CA24870-45ED-410C-9BAC-A241C5BCA022_zps43uatxtm.jpg
[/IMG]

Hoàn thành chuyến du hành Mandalay tại đây, em bảo anh xe ôm chở lại bến xe để mua vé đi đến vùng đất có đến 11000 ngôi đền: Bagan!

- to be continued -
 
bagan vùng đất của nghìn ngôi đền

Như một xứ sở cổ tích với hệ thống đền đài kỳ vĩ nằm rải rác khắp nơi trên dải đất dọc con sông Ayeyarwady, Bagan vẫn đã, đang và luôn là một dấu ấn huyền thoại dưới ánh mặt trời đất nước Myanmar. Một hành trình làm mê hoặc lòng người nói chung và cỗ lòng em nói riêng. Tới Bagan lúc 1.30 pm, nói chung xe ở myanmar đi khá nhanh, chặng đường từ mandalay đi bagan trong vòng hơn 3h đồng hồ với giá 10500 kyats, với mức giá này cho quãng đường hơn 250km hoàn toàn không hề rẻ, em đã hơi nghi nghi rồi. Vấn đề này em sẽ nói kĩ hơn vào mấy bài tới cho bà con đề phòng.

Quay lại với Bagan, theo tài liệu lịch sử, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Bagan là thủ đô của Vương quốc Pagan, vương quốc đầu tiên thống nhất được các lãnh chúa, hợp thành quốc gia Myanmar hiện đại. Trong thời hoàng kim của vương quốc, từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 13, đã có hơn 11.000 ngôi chùa, đền miếu và tu viện Phật giáo được xây dựng trên đồng bằng Bagan rộng 104 km2, bên dòng sông Irrawaddy. Những chùa chiền và tu viện này đã đào tạo hàng nghìn tăng sĩ về Phật pháp, kiến trúc, thiên văn học, ngôn ngữ học…, đặt nền tảng cho nền văn minh sông Irrawaddy, cội nguồn của văn hóa Myanmar hiện đại. Thời thịnh trị có cả những đoàn tăng sĩ từ Ấn Độ, Tây Tạng, Khmer đến Bagan tu học. Sự phát triển phồn thịnh suốt 250 năm của kinh đô Bagan chỉ chấm dứt khi vó ngựa của đoàn quân viễn chinh Mông Cổ tràn qua đồng bằng này năm 1287.

Đến nay sau gần ngàn năm bị tàn phá bởi thời gian và binh lửa, Bagan vẫn còn hơn 2.200 chùa chiền đền tháp tương đối nguyên vẹn, được bảo tồn trong một cánh đồng diện tích khoảng 25 km2, không có dân cư sinh sống, gọi là Khu khảo cổ học Bagan hay đơn giản là Old Bagan (Bagan Cổ) để phân biệt với khu đô thị mới xây dựng New Bagan gần đó. Ở hai đầu nam bắc của khu bảo tồn có hai thị trấn nhỏ cách nhau khoảng 15 km: Nyang-U và New Bagan, nơi dừng chân của du khách bốn phương. Trước khi bước chân vào thánh địa phật giáo này, tất cả khách nước ngoài phải trả 15$ để mua vé bảo tồn quần thể phật giáo Bagan, giá cực kì chát. Đã nghèo còn mắc cái eo. Nhưng trời không phụ nười nghèo, số là em ngồi cạnh một ông tây hơi già người Hà Lan lang bạt với cái balo nhỏ và cây đàn ghita, đến chỗ dừng mua vé tham quan thì ông ý bảo em ngồi lại trên xe, không phải mua vé vì trông em giống dân địa phuơng, nhìn đen đên bẩn bẩn. Thế là em cứ thế ngồi im trên xe. Đến khi xe chuyển bánh rồi ông ý mới chìa cái vé của ông ý ra và bảo là cho em vì em kể với ông ý là bị mất tiền ngu ở cửa khẩu nọ kia. Ôi trời, chuyện gì đang xẩy ra đây??? Không tin nổi vào ngày này... Sung sướng tê người.


D726659E-5A22-4E93-8407-C72C18056DFA_zps8nrgld37.jpg
[/IMG]

Còn một cái may mắn của ngày hôm nay nữa, ngay trên chuyến xe này, ngồ ngay phía trên em là hai anh chị người Việt Nam. Trước khi lên xe tất cả khách phải điền vào một cái form, em tia thấy có 2 khách quốc tịch Việt Nam, ai dè ngồi ngay trên mình. Hai anh chị lãng du yangon trong 14 ngày, vừa xinh hết visa thăm thú Burma. Quá đã, em tính ở yangon 7 ngày mà bị mất toi 2 ngày ngu nên còn có 5 ngày, đi như tên lửa gắn vào mông.

7AEC0898-A657-4D85-8BDB-84D5D8730E08_zpswewkzfhs.jpg
[/IMG]

Chân dung anh Triết và chị Hà. Hai người tính rất dễ chịu. Nghe anh kể đã đi hơn 30 nước, tất nhiên là không phải chỉ với 700$ như huyền chíp nhưng cách nói chuyện làm em cảm thấy rất nể, kiến thức quá nhiều. Còn chị Hà thì có gì đấy nhẹ nhàng và hay bị anh cằn nhằn là nói nhiều. (nếu anh chị đọc được dòng này thì fb em đây: facebook.com/hoavietduc, mạn phép được add anh chị, biết đâu sau này lại có cơ hội gặp nhau ở phuơng trời nào đấy). Nhân tiện cũng cám ơn anh chị vì đã đãi em bữa trưa tốn kém nhất của em ở đất nước myanmar. Kaka lại còn đổi tiền cho em giá còn cao hơn ngân hàng. Chưa hết, chắc do ăn sang trọng quá nên được nhà hàng tặng hẳn cho một chai nước suối cỡ bự coi như tri ân khách hàng. Tất nhiên, anh chị lại nhường lại cho em. Hê hê

Tầm trưa là đến bến xe Bagan, xuống xe mà em có một chút hoảng hốt không nhẹ. Trong đầu em không tưởng tượng được cái bến xe nó lại như này, một bãi đất trống rồi điểm xuyết bằng vài ba cái nhà tạm gọi là khu bán vé xe bus liên tỉnh. Chia tay ông tây, chia tay anh Triết chị Hà, em lại một mình rong ruổi. Xin thưa là lúc đầu bagan hoàn toàn không có trong kế hoạch của em nên em cũng không tìm hiểu gì, chỉ vì em nghĩ thời gian ở myanmar với em vậy cũng tạm đủ nên, em đi một mình nên không muốn lưu lại một nơi cố định nào quá lâu. Khi tìm thông tin thì em được cảnh báo là ở Myanmar không được hỏi hoặc nhờ vả gì cò mồi, ngay cả chú tây kia cũng nói vậy. Có rất nhiều người tỏ vẻ quan tâm chạy ra hỏi em có cần hotel, xe ngựa hay thuê xe gì không nhưng thực chất dạng cò này lại bán lại mình để lấy hoa hồng. Em bỏ ngoài tai hết những lời đường mật, lao thẳng ra đường cái tìm xe ngựa, mọi người nói thuê xe ngựa tầm 20000 kyats nhưng em chỉ trả 15000 kyats, cũng mặc cả lên xuống, cuối cùng cũng xong, hành trình của em là thi tham quan bằng xe ngựa xung quanh bagan và ngắm hoàng hôn. Sau đấy lại tiếp tục lên bus thẳng hướng Yangon để đến với ngôi đền mon State nổi tiếng bậc nhất Myanmar.

Trở lại với Bagan. Ấn tượng về nơi này của em là quá nắng và cực kì bụi, nắng còn hơn cả ở Yangon. Cũng may mà cái xe ngựa này còn có mái che. Hiu hiu

D05FD4B8-F31F-4918-8B41-91D1B73CA39A_zpssrf3sguu.jpg
[/IMG]

Nơi đầu tiên em ghé thăm là Htilominlo temple. Htilominlo đại diện cho phong cách kiến trúc muộn nhất của kiến trúc Phật giáo Myanmar ở Bagan trước khi kinh đô này chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Để thăm đền này, em đọc được rằng khách phải mua vé 5$, và đây là một trong hai ngôi đền có bán vé vào cửa cho khách tham quan, tất cả những di tích còn lại đều miễn phí. Nhưng em chả thấy ai chặn em lại cả. Hỏi anh xe ngựa thì anh ý bảo nhìn em khi không đeo balo chả khác gì dân địa phuơng nên em được miễn phí. Không mất tiền phải vui nhưng được khen giống dân địa phuơng thì thật ko vui tẹo nào. Da đen cũng có cái lợi.. Hic

972E792C-7B2F-49DD-A308-5A134A032210_zpsvbzx7ebf.jpg


018BA08E-252F-4125-B156-E598FC7D3A47_zps1ziehktr.jpg
[/IMG]

Nói thật với các bác là em vòng vèo cũng kha khá chùa nhưng không post được hết, bác nào muốn xem thêm vui lòng ghé facebook em, cũng có kha khá http://www.facebook.com/hoavietduc
Em liệt kê luôn những chỗ mà em đi như sau:
- Htilominno
- Thabyinnyu, là tháp cao nhất ở Old bagan, có view cực đẹp nhưng chỉ được vo ve ở phía dưới.
- Gubyaukgyi Temple, ngôi đền mang phong các kiến trúc Ấn Độ
- Bu Paya, nằm chơ vơ bên bờ sông, có gì đấy cô độc nữa..
- Dhammayangyi với hình khối kim tự tháp phía trên đỉnh.
- Anada, ngôi đền có kiến trúc độc đáo hoành tráng nhất, bên trong tượng phật khá lạ, nhìn gần thì cau có, nhìn xa lại hóa mỉm cười. Đền Ananda, đúng hơn là chùa Ananada (Ananda Pahto) nằm cuối con đường dẫn vào kinh thành cổ Bagan. Đền được xây dựng bởi vua Kyansittha vào năm 1105, bị động đất phá hủy một phần vào tháng 7 năm 1975, sau đó được Phật tử đóng góp trùng tu lại, trở thành một trong những ngôi đền còn nguyên vẹn nhất, và cũng được tôn kính nhất Bagan. Sách hướng dẫn du lịch nước ngoài liệt đền Ananda là di tích số 1 mà du khách phải thăm khi đến Bagan.
- Mahabodi: hoàn toàn khác các đền tháp Phật giáo trong khu di tích này; nó không nằm ngoài cánh đồng mà ở trong kinh thành. Kinh thành là một khu đất rộng có tường gạch cao và dày bao bọc chung quanh, tương tự như Hoàng thành của triều Nguyễn ở Huế, bên trong thành có cung điện của các vị vua, nay được xây dựng lại hoàn toàn mới để phục vụ du lịch. Hiện nay tường thành đã sụp đổ, chỉ còn lại những mô đất cao, nhưng qua phần tường còn sót lại ở cổng thành Thiraba Gate, có thể hình dung được quy mô đồ sộ của ngôi thành này. Bên trong thành còn có Bảo tàng Khảo cổ học Bagan. Cũng đáng bỏ công lang thang thăm thú lắm các bác ạ.
- Maya Zedi: đây là một dạng tháp thờ của người Bagan. Khá ấn tượng.
- Shwezigon: một bản sao thu nhỏ của Bồ Đề đạo tràng (Bodhigaya) nguyên gốc ở Ấn Độ, nằm trong khu vực thành Bagan cổ
Và kha khá đền không tên...

Dự định của em lúc đầu là ngắm hoàng hôn ở Shwe San Da nhưng anh lái ngựa nói ở đấy hoàng hôn đẹp nhưng du khách tập trung về đây cực kì nhiều, anh ý gợi ý Thabyinnyu, em thấy okie. Vậy là lên đường đến điểm cuối cùng của ngày hôm nay. Và đúng là em không hề thất vọng mặc dù có le view sẽ không đẹp bằng Shwedasaw nhưng em vẫn thấy quá hoành tráng. Lúc này trời tối dần nên cái máy ảnh của em không ghi lại được hết cái tinh túy của đất trời, các bác thông cảm.

8183B940-F3D2-42B7-A013-EBEBD1506C73_zpsntsxyrvy.jpg


IMG_3048_zps390b1110.jpg
[/IMG]

A29729E0-AE6E-4FF0-8219-FDAD3BCA8020_zpsd19j8ag3.jpg
[/IMG]

178DD2E9-7EF3-4B3E-A917-BBCDD570CFED_zpsmlej9pxn.jpg


5F083090-9069-46DA-B125-5735FD9BC363_zpsgiigaovh.jpg


Công đoạn ngắm hoàng hôn đã xong. Lết xác xuống xe ngựa trở lại bến xe, ăn uống loanh quanh rồi lên bus trở lại Yangon với giá vé 13000 kyats. Các bác đi nhiều người thì nên nghỉ lại bagan tầm 2-3 ngày cho thoải mái, vì bagan chia làm 3 khu chính, không thể ghé hết chỉ trong một ngày đâu. Mục đích chính của em khi đến myanmar là Golden Rock ở phía đông của yangon cơ. Lên trên xe ngủ như chết sau một ngày nắng vỡ đầu nhưng vui vì biết được rất nhiều tứ mới.

- to be continued -
 
ngày 9

Xe bus về lại Yangon tầm 4.30am, ngay lập tức em đi kiếm vé bus đi Kaikto, với cái giá 9000 kyats, khá đắt nhưng thôi cũng đành ngậm ngùi vì nó phù hợp với thời gian đi luôn và ngay mà em đề ra. Tramh thủ vệ sinh cá nhân, 5.30am lên xe. Phải công nhận một điều là xe ở Myanmar hầu như không bao giờ bị tình trạng muộn, lúc nào cũng đến nơi sớm hơn lịch trình. Còn nữa, lịch bus em thấy rất hay, ưu tiên chạy đên rất nhiều chuyến trong khi đó bên ngày lác đác có vài chuyến xe. Khá ưng. Bus của em đến Bago lúc 7h, xe dừng ăn sáng tầm 45'. Em thì không máu me ăn sáng nên thuê một anh xe ôm chở đi dạo phố, bago đẹp nhưng chưa thu hút em lắm. Có lẽ là do tầm ảnh hưởng của Mon state (ở đây không mấy ai dùng từ golden rock) quá lớn. Đi chán chê em quay về đến bến xe cũng đúng lúc xe chuẩn bị chuyển bánh. 10am đến Kaikto, em và 2 khách Nhật Bản được lùa xuống, ngơ ngác thế nào anh tài xế bảo lên cái mini tuk tuk đang đợi ngay đấy, hoàn toàn free mặc dù khoảng cách từ chỗ xuống xe lên trạm dừng trên núi cũng phải gần chục km. Không hề gần. Sau em mới biết hóa ra xe này của khách sạn khá lớn trên núi, sau khi biết em không có nhu cầu ngủ lại qua đêm thì anh ý có vẻ hụt hẫng, nhưng vẫn niềm nở chỉ đường cho em ra chỗ bắt xe tải lên núi. Em chỉ không vừa ý là anh ý bảo em là không có chuyến xe nào đi đi về phía cửa khẩu mea sot hôm nay, chắc do nói vậy để em buộc phải ngủ lại. Thôi kệ, em đi vốn có theo lịch trình gì đâu mà ngại, đến đâu hay đến đấy. Đi tìm xe tải lên núi, em check trên web thấy nó bảo là chỉ có một loại truck lên đỉnh của chùa vàng danh tiếng, biêu tượng của myanmar. Và hóa ra nó là xe tải thật.

1D7D3E7C-166D-405D-A858-CCC677102411_zpsjyb5qvlh.jpg
[/IMG]

Giá vé xe lên và xuống lần lượt là 2500 kyats, em thấy nhiều người kêu trekk lên đỉnh được, chỉ tầm 5-6 km thôi nhưng nói thật là em không ủng hộ. Thời tiết cực kì nắng, đi bộ cực kì mệt. Giữ sức đi xe lên cho lành vì trên đấy muốn đi hết cũng phải đi bộ vài quả đồi. Lên đến nơi du khách còn phải đóng thêm 6000 kyats hoặc 6,5$ phí tham quan, quá chát. Haizz

033D7B7C-1F89-4791-99AC-663FAAE7737B_zpswpf6orl7.jpg


Cảnh trên núi bước đầu đập vào mặt em khá hoành tráng, có chút bỡ ngỡ nhưng thú thực là đồi núi cũng đẹp đấy nhưng sao mà bằng Hà Giang của mình, đèo cực quanh co, cực dốc nhưng vẫn hơi yếu thế so với Mã Pì Lèng. Kaka em tự cho là như vậy cho thoải mái.

4D86CC81-E151-478A-8943-616A83C2D153_zpsst9idikw.jpg


Mon men đến gần, đẹp hơn tưởng tượng và quá ư hùng vĩ. Kaka tranh thù tự sướng dăm ba kiểu

072E4287-B401-46F7-ABB6-6BA1B9DFA2C3_zps3ahkxgcl.jpg


Tất nhiên, cũng giống rất nhiều nơi khác, cũng có khá nhiều dịch vụ khá hay ho. Ví dụ như bạn nhiều tuổi và bạn có tiền. 6000 kyats makes you a boó

28D4E8E4-DCAA-4E12-B2F9-1FD7948919C9_zpsaxfgx5mq.jpg


Haha mà 6000 kyats này có hẳn 4 anh lực lưỡng khiêng 100m, từ bến xe đến cửa ra vào đền thôi. Có đi, có đến mới thấy và hiểu được cái nền văn hóa phật giáo có ý nghĩa như thế nào đối với người dân. À nhân đây cũng nhắc lại lịch sử ngồi đền trên tảng đá này: Chùa Đá Vàng Kyaiktiyo (còn được gọi là Golden Rock hay Mon state) là một địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng quan trọng thứ ba tại Myanmar (sau Chùa Shwedagon và Chùa Mahamuni). Theo em biết thì chùa Đá Vàng được xây trước đây hơn 2.500 năm. Kỳ quan tôn giáo có một không hai của thế giới này là một trong những ngôi chùa cổ và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên đỉnh một tảng đá ở độ cao 1.100 mét trên mực nước biển, trên đỉnh đồi Kyaiktiyo. Tảng đá tròn méo méo hình quả trứng nằm cheo leo trên bờ một vách đá và được che phủ bằng vàng lá do những người mộ đạo dán lên. Người ta nói rằng sở dĩ tảng đá đứng vững được là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3 m nằm trên khối đá này.

32F6FA17-F70B-4DD3-8FAD-D9EC81F06680_zpsbq4zdd9j.jpg


Tháng mười một đến tháng ba hàng năm là thời gian đỉnh điểm của mùa hành hương tại Myanmar. Để leo ra Golden Rock, những người hành hương và du khách phải cởi bỏ giày dép và đi bằng chân trần. Đặc biệt, chỉ có nam giới mới được tiếp cận đến chân tảng đá và đến Chùa Đá Vàng còn phụ nữ phải dừng lại trước một lan can ngăn cách và không được phép chạm vào đá thiêng. Bên cạnh đấy em thấy an ninh cực kì nghiêm ngặt, toàn bộ đồ đạc phải để lại máy soi, chỉ được đi người không vào. Cũng nói thêm về nghĩa của từ Kyaiktiyo. Theo người dân địa phương thì từ này có đủ cả 3 nghĩa: Bảo tháp thờ tóc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho Ứng hóa thân của đức Phật. Tảng đá đặt bảo tháp - tượng trưng cho Báo thân của đức Phật. Tảng đá thứ 2, bên dưới - tượng trưng cho Pháp thân của đức Phật. Như chúng ta đã biết, giáo lý Tam Thân là rất quan trọng trong Phật giáo Đại thừa mà trong lịch sử Myanma, Phật giáo Đại thừa có mặt rất sớm.

Kyaiktiyo cũng tượng trưng cho 3 ý nghĩa của Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Bảo Tháp thờ tóc của đức Phật tượng trưng cho Phật bảo. Tảng đá nâng Bảo Tháp tượng trưng cho Pháp bảo. Tảng đá phía dưới tượng trưng cho Tăng bảo. Ba ngôi báu cùng có mặt nơi đây! Và chùa tháp Núi Vàng Golden Rock ở Kyaiktiyo luôn là tâm điểm của các cuộc hành hương. Nơi đây luôn được coi là điểm quan trọng thứ 3 của mỗi Phật tử sau chùa Vàng Shwedagon và chùa Mahamuni.

Em có may mắn đi cùng và nói chuyện dăm ba câu với hai anh dân địa phuơng, một trong số này đã 32 tuổi, bảo là chưa có tiền nên chưa lấy được vợ nhưng tháng nào ít nhất cũng phải lên chùa một lần để mua vàng lá dát lên hòn đá dưới đền.

143BC9C3-2C98-4D83-AE56-8E50BCC026B1_zpsjkma3d1r.jpg


Và khi dát vàng nhìn như này này

59DC7161-F4FB-4A05-8725-BB52AC12BED5_zpsxrn08mgy.jpg


Dịch vụ xung quanh cũng rất nhiều, tha hồ lựa chọn.

E50489EB-E906-4C5A-B8F3-2FE0B143CAFE_zpsox1gkst6.jpg


Tham quan xong chùa vàng, các bác có thể men theo triền núi ghé thăm khu chợ vùng cao. Haha không khác chùa huơng hay yên tử cho lắm. Mội tội ra đi được một đoạn gặp một cái chùa chắn ngang lối đi lại phải cởi giầy cởi tất đi qua. Khá rắc rối

BBAA31D2-0698-4220-B142-8A3C74F1CB15_zpssbvdfgef.jpg


Sau khi vừa leo vừa thở dốc do em phải thồ cái balo hơn chục kg trên lưng, tham quan xong bắt đầu lục đục đi xuống. Lại leo lên xe tải đổ đèo cùng 50 con người ngồi chen chúc nhau trên cái thùng sau xe. Giai đoạn này bắt đầu oái oăm, giai đoạn hỏi đường này chả ai hiểu em đang nói gì. Xuống đến nơi, em còn nhẩy vào đồn cảnh sát hỏi, qua tay vài người em mới biết qua loa thông tin là phải quay lại thị trấn Kaikto (chỗ xuống xe bus hồi sáng), từ đấy bắt xe bus đi Myawaddy, đây là khởi nguồn của gian khổ cực điểm nhất mà em không thể hình dung ra nổi ngay cả trong mơ.

- to be continued -
 
bài của bạn rất hay, chi tiết và bổ ích, nhưng ảnh bị die link hết rồi, làm ơn up lại cho mọi người thưởng thức với . cám ơn bạn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,164
Bài viết
1,174,007
Members
191,979
Latest member
78winrip
Back
Top