Biết luật mà vẫn vi phạm, ko phải kệ mẹ luật thì là gì mà còn lý với tình
Hỏi bạn, tình của cái đi quá tốc độ là gì? Còn ở đây thì chắc ai cũng biết là đi đường trường cánh lái xe lúc nào cũng nhằm không có công an mà phóng, nhưng không có nghĩa là người khác vi phạm thì mình cũng vi phạm được. Cái tính tự giác, tự kiểm soát là cái mà chúng ta rất thiếu và hoàn toàn không nên cổ súy cho nó. Thử hỏi bao nhiêu đoàn phượt đi mà tuân thủ đúng cái tốc độ được quy định, hay chỉ cố chạy cho nhanh, đến sớm hơn 1-2 tiếng để đi được nhiều hơn?
Cách đây khoảng 2 tháng, mình dừng đèn đỏ ở trong thành phố, có 1 bác khoảng ngoài 60 bấm còi inh ỏi đòi vượt khi còn 15s, không vượt thì ăn ngay 1 câu là Đồ nhà quê. Vâng, ở Hà Nội không vượt đèn đỏ là đồ nhà quê từ bao giờ thế?
Còn nữa, mấy hôm gần đây trên 1 group phượt cãi nhau việc 1 bạn up clip vượt chốt, cãi là công an hiệu lệnh không đúng không dừng các kiểu, những người vào phản đối không tuân thủ luật giao thông thì bị nói là đạo đức giả.
Vậy vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta quá quen với việc vi phạm luật giao thông, đến mức mà giờ người đi đúng và muốn người khác cũng tuân thủ thì là nhà quê và đạo đức giả.
Còn mình nói thật với bạn, đi nhanh ở đường không có ai không thể hiện là cứng lái đâu bạn ạ.
Quan điểm của mình đã nêu rất rõ rồi, tình ở đây không phải tình cảm, mà là tình huống. Bạn biết con dao đầu nhọn dân tộc vẫn hay dùng không? Hoặc một số loại dao nhà bếp nhưng nhỏ, sắc nhọn, đúng kiểu dao găm... xét theo khái niệm, nó là vũ khí, nhưng tại sao vẫn bán tràn lan? Tại sao cùng cầm dao như nhau, có người bị CA bắt vì tàng trữ vũ khí, có người không?
Tại sao bạn đi ban ngày trong thành phố không được vượt quá 60, nhưng ban đêm bạn có thể phóng đến 70- 80 cũng không ai hỏi? Tại sao quy định xe phải có gương, nhưng bạn đi không gương cũng không ai hỏi (CA sẽ chỉ hỏi nếu bạn vi phạm lỗi khác và khi đã gọi vào thì mới tính gộp lỗi không gương).
Tại sao xe đón dâu hoặc đưa tang có thể vượt đèn đỏ (mặc dù đa số tài xế vẫn sẽ dừng chờ, nhất là khi đường đông)? Tại sao xe máy chở bệnh nhân vào viện có thể kẹp 3?
Nếu bạn là người có lối sống chuẩn mực, bất kể tình huống nào cũng đúng luật thì mình nể bạn.
Cái mình muốn nói,
không phải để bênh vực việc chạy nhanh, mình chỉ muốn giải thích để bạn hiểu, ngoài khu vực dân cư, khi đường hoàn toàn vắng, người ta chạy nhanh một chút, không phải ai cũng vì coi thường pháp luật, đa số vẫn phải tuân thủ những quy định cơ bản về lái xe an toàn, do đó,
xét về lý thì đúng là có vi phạm, nhưng kết luận "kệ mẹ luật" là sai. Nếu kệ mẹ luật, mình đã không giảm tốc khi vào khu dân cư, không tuân thủ đèn tín hiệu, tuân thủ làn.v.v.. Đấy là thứ nhất.
Còn thứ hai, nếu mình là đứa thích khoe khoang hoặc cổ súy việc vi phạm luật, bạn thấy ngứa mắt thì cứ chất vấn cho thỏa thích, nhưng mình chỉ là một người bình thường như bao người khác, viết một bài rất bình thường, không hiểu ở mình có điểm gì hấp dẫn để bạn nhằm vào và hỏi câu "kệ mẹ luật"? Chúng ta không biết nhau (hoặc chỉ có bạn biết mình vì thông tin cá nhân của mình rất rõ ràng), bạn đã hỏi câu có tính châm chọc, nhưng mình vẫn nhiệt tình trả lời bạn.
Thứ ba, bạn nói thật hay nói đùa mình không quan tâm,
mình chưa đưa ra bất kì quan điểm nào về việc đi nhanh là lái cứng, chậm là lái không cứng, bản thân khái niệm "cứng" cũng rất mơ hồ, nên câu cuối cùng của bạn, không biết bạn muốn nhắn gửi ai, nhưng chắc chắn không liên quan đến mình, bạn vui lòng đi tìm đúng người để nói. Bạn không thể nhận xét về ai đó khi họ không thể hiện bất cứ quan điểm nào về lĩnh vực bạn nhận xét.
Xin lỗi vì mình nhiệt tình trả lời bạn chỉ đến đây được thôi, tôn trọng bạn, nhưng xin phép mình sẽ không trao đổi thêm với bạn về vấn đề này, bởi không cần thiết. Đi trên đường mình có thể nhanh hơn bạn một chút nếu tình huống cho phép hoặc cho thấy cần phải như thế, và mình luôn sẵn sàng thừa nhận nếu có vi phạm luật (hồi mới biết đi xe mình cũng bị công an phạt vài lần, mình rất vui vẻ vì họ làm đúng trách nhiệm của họ), nhưng coi thường pháp luật thì không. Bạn có thể chưa bao giờ vi phạm luật giao thông, nhưng bạn chưa chắc đã tôn trọng pháp luật hơn mình bởi điều đó còn thể hiện trong mọi mặt của đời sống, cách sống. Không nói trước được.